PDA

View Full Version : Kết luận nguyên nhân cháy xe: “Thà 1 lần đau còn hơn vẫn mập mờ!”



huyhk
04-27-2012, 04:54 PM
Tin từ Dân Trí
http://dantri.com.vn/c728/s728-590280/ket-luan-nguyen-nhan-chay-xe-tha-1-lan-dau-con-hon-van-map-mo.htm

Vấn đề xe cháy liên tục trong thời gian qua khiến nhiều người rất quan tâm đến nguyên nhân của sự việc. Nhưng khi các cơ quan chức năng đưa ra kết luận thì đa phần người dân chỉ biết mắt tròn mắt dẹt, nhất là khi xăng dầu bị loại ra khỏi diện nghi vấn. Người dân vẫn không biết rốt cuộc là cháy do nguyên nhân cụ thể gì, và vẫn phập phồng lo âu không biết khi nào bà hỏa tìm tới mình.
Dưới dây là trích dẫn nhiều phản ứng của bạn đọc báo Dân Trí về kết luận của cơ quan chức năng.



“Tôi nghĩ, kết luận này không gây bất ngờ vì ai cũng nghĩ là như vậy và chắc chắn sẽ phải như vậy! Nguyên nhân do đâu thì người dân cũng biết rồi, kết luận của các cơ quan chức năng có lẽ chỉ mang ý nghĩa là… khép việc này lại thôi. Cũng chỉ còn biết mong sao cho việc này đừng tái diễn nữa!” -NHN: hainhucmc@gmail.com

“… Có nhiều ý kiến đoán rằng: nếu nói thẳng ra nguyên nhân chính là "do xăng dầu" thì sẽ làm đa số người dân hoang mang. Nhưng thực ra người dân đã chuẩn bị tâm lí rồi, phỏng đoán hết rồi, nên mong các ngành chức năng cứ mạnh dạn nói ra. Thà 1 lần đau còn hơn là vẫn mập mờ. Về trách nhiệm, nếu là vì sự cố kĩ thuật thì nhà sản xuất phải gánh trách nhiệm. Nếu do xăng thì ngành xăng dầu, thanh tra về chất lượng, chủ đại lý phải chịu. Vấn đề là bao giờ cho dân hết lo lắng, được an tâm về chất lượng hàng hóa mình sử dụng đây? Câu trả lời trên rất mong có được từ các vị đấy!” - Nguyễn Thành: cong8866@gmail.com

"Khi tiến hành lấy 56 mẫu xăng liên quan tới xe cháy, kết quả bất ngờ là 100% mẫu xăng này đều đạt chất lượng, không phát hiện methanol, aceton trong xăng" – Tôi nghĩ, ở ta thì chuyện đổi mẫu có lẽ cũng là ‘bình thường ở huyện’mất rồi. Chưa nói đến nếu có quen biết 1 chút, thì hầu như việc gì cũng có thể xong… Tôi làm trong ngành phân bón nên tôi biết, chuyện tráo đổi mẫu là ‘chuyện thường ở huyện’, nên chẳng có gì nghi ngờ khi thấy công bố là 100% đạt chất lượng” - Việt Nam: dongmacnhien@yahoo.com

"Tuy nhiên, khi tiến hành lấy 56 mẫu xăng liên quan tới xe cháy, kết quả bất ngờ là 100% mẫu xăng này đều đạt chất lượng, không phát hiện methanol, aceton trong xăng" - Vậy các chuyên gia có nghĩ là sau khi xe cháy, trong xăng không còn hàm lượng này? Các chuyên gia có thử những mẫu xăng có những chỉ số này cao rồi cho cháy và dập tắt, sau đó lấy mẫu đo lường lại không?” - Hoàng Long: khesuoinho@yahoo.com

“Các cơ quan chức năng đã làm hết trách nhiệm chưa? Tôi vẫn nghĩ nguyên nhân là do xăng. Nhất là khi từ 2 năm trở lại đây, bất kể ai có tiền là có thể trở thành "đại lý" xăng dầu. Còn nói do xe là vô lý, bởi tất cả các hãng xe máy đều góp mặt trong các vụ cháy, thậm chí cả taxi, xe con đắt tiền, xe khách và đến cả xe tải... Phải chăng kỹ thuật của các hãng xe trên đều "có vấn đề"?” – Trần Bình Định: tr_binhdinh@yahoo.com.vn

“Cần suy xét thấu đáo hơn, vì khi lấy mẫu xăng dầu là lúc mọi việc đã trở nên ầm ĩ… Vậy rất có thể xăng lúc này đã trở nên… đạt tiêu chuẩn. Theo tôi, xăng không đảm bảo chất lượng ảnh hưởng đến xe, làm rò rỉ xăng, gây hỏng hóc các bộ phận của xe theo “quy trình”. Theo tôi, cái chính là các cơ quan chức năng nên lặng lẽ điều tra, chứ cứ kiểu “rứt dây động rừng” như cách làm rùm beng quá thì làm sao bắt được… kẻ gian?” - Hoang Hung: kts_nvh@yahoo.com

“Ông Vĩnh nói: "Xăng dầu của Việt Nam hiện nay phù hợp cho xe thiết kế sử dụng nhiên liệu theo tiêu chuẩn Euro 2, khi sử dụng xe thiết kế đạt đến Euro 4, Euro 5 sẽ bị nóng máy, ống xả bị nóng hơn, có thể gây cháy." - Quả thực tôi thấy ông nói có phần vội vàng... Xin hỏi ông: nếu nước ngoài chạy Euro 4, Euro 5 thì xăng họ phải như thế nào? Theo ông thì những yếu tố nào ảnh hưởng lớn đến phát thải động cơ, các phương pháp giảm phát thải? Ông có câu trả lời cho chúng tôi được không?...” - Minh Toàn: minhtoanhut@gmail.com

“Nếu nguyên nhân do chập điện và lỗi kỹ thuật chiếm nhiều như vậy, thì các nhà sản xuất nói gì, đặc biệt là các hãng sản xuất có tiếng? Xe Trung Quốc rẻ tiền hơn tại sao không thấy cháy hoặc có cháy cũng rất ít???” - hoale: nhlequanghoa@gmail.com

“Tôi thấy đánh giá như thế rất chung chung. Không có lửa thì làm sao có khói. Theo tôi nghĩ đã có nghi án do xăng dầu là có nguyên do, người tiêu dùng bỏ tiền ra là tiền thật, nhưng mà lại vẫn ‘tiền mất, tật mang’ không biết vì nguyên do gì thì đúng là quá bức xúc.

Xăng bơm thiếu, xăng kém chất lượng… những sự thực đó tồn tại từ lâu rồi. Cơ quan chức năng biết, người dân biết... nhưng vẫn tồn tại và người dân vẫn hàng ngày bị mất tiền oan. Vẫn biết nếu phát hiện sai phạm thì người dân có quyền gọi ngay đường dây nóng đến cơ quan chức năng để khiếu nại, nhưng cơ quan chức năng vẫn có kiểm soát được cái sai phạm hàng ngày tồn tại ấy đâu?.... Còn kết luận cháy nổ xe do điều gì thì… có lẽ người dân lại phải đợi các cơ quan chức năng điều tra tiếp, rồi từ từ công bố kết luận sau. Theo tôi, chúng ta đành tự tìm cách bảo vệ chính mình thôi” - Phan Văn Vượng: vuongphan_bhxh@yahoo.com.vn

“Tôi có vài lần đổ xăng lẻ dọc đường. Mỗi lần đổ vô thường xe đi được khoảng 1km thì máy tắt. Phải chạy đến cây xăng lớn đổ thêm vào mới chạy được, tuy nhiên máy xe không còn chạy êm nữa, rất hao xăng. Phải đến tiệm sửa xe rửa bình xăng con thì xe mới chạy êm được. Tôi nghi chất lượng xăng là nguyên nhân chính, nhưng không phải dễ tìm ra nguyên nhân. Vì chỉ một lần đổ xăng dỏm tuy đã ảnh hưởng đến chất lượng máy, nhưng đến khi xe cháy thì nguyên nhân có lẽ do xăng dầu kém chất lượng của lần đổ xăng trước đó rất lâu. Theo tôi nghĩ, chắc rằng những chỗ đổ xăng lẻ đều kém chất lượng” - Nguyễn Trí Vũ: ng_trivu@yahoo.com

“Tôi vẫn nghĩ hoàn toàn là do xăng dầu gây ra các vụ cháy xe! Chúng ta có thể nhìn nhận rõ ràng thế này: Các vụ cháy xe đều xảy ra gần như vào năm 2011, mà những năm trước gần như chưa hề xảy ra vụ cháy nào. Các vụ cháy đều tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và gần như xảy ra vào các thời điểm gần sát nhau. Không những xe máy mà ngay cả ô tô, xe khách và các phương tiện vận chuyển khác đều cháy. Tất cả đều tập trung cháy gần như 1 thời điểm.

Vì vậy theo tôi, chỉ có 1 nguyên nhân chính tác động hết vào toàn bộ các vụ cháy. Các bạn có thể thấy sau khi có thông tin thông báo nghi ngờ các vụ cháy xe là do xăng dầu, thì lập tức sau đó cho tới bây giờ các vụ cháy giảm dần và gần đây không còn xuất hiện mấy nữa. Vậy thì tôi nghĩ chắc chắn chỉ có xăng dầu chính là nguyên nhân mấu chốt cho toàn bộ việc này.

Một điều nữa tôi thắc mắc là Bộ KHCN xác minh rằng tất cả xăng khi kiểm tra đều đạt chuẩn. Vậy những xăng được kiểm tra ấy thuộc thời điểm nào, có kiểm tra xăng của cách đây 1 năm hay 2 năm trước chưa? Và liệu có còn xăng của 1, 2 năm trước khi các vụ cháy bắt đầu xảy ra để mà kiểm tra hay không?” - Lê Xuân Thành: conan91_dk@yahoo.com

Nếu không tìm đúng nguyên nhân, không công bố nguyên nhân xác thực thì e là xe còn còn tiếp tục cháy…” - Quang Anh: qanh@yahoo.com

“Cá nhân tôi không đồng tình với kết luận của các vị đại diện cho 4 đơn vị tham gia điều tra và công bố nguyên nhân gây cháy nổ xe thời gian qua. Bản thân tôi là người được đào tạo chuyên ngành sửa chữa ôtô, bởi các giáo viên là các chuyên gia Liên Xô trước đây. Kể từ đó (1980) cho đến nay, tôi liên tục hành nghề (tham gia công tác cho đến khi nghỉ chế độ theo diện 176 và hiện nay tôi vẫn mở xưởng sửa chữa tư nhân).

Tôi xin có ý kiến đóng góp thế này: Chỉ tính 704 mẫu được lấy đã có 147 mẫu không đạt, như vậy có thể thấy tỷ lệ 20,9% này đã là quá lớn để gây cháy xe thời gian qua. Tại sao nói vậy? Đó là do hai vấn đề:

Thứ nhất khi trị số octan thấp hơn quy định thì xe sử dụng nhiên liệu này sẽ bị kích nổ (kích nổ là hiện tượng nhiên liệu tự bốc cháy gây mài mòn các chi tiết máy, làm động cơ quá nhiệt và công suất sụt giảm).

Thứ hai : khi lượng lưu huỳnh quá cao, mà ta đã biết lưu huỳnh cháy tỏa nhiệt cực kỳ cao. Hội tụ các yếu tố gây nhiệt độ cao như vậy là nguyên nhân chính gây hư hỏng các chất cách nhiệt, cách điện, gây chạm chập điện và rò rỉ nhiên liệu, dẫn đến cháy xe.

Vậy phải nói chính xác là chất lượng nhiên liệu kém không trực tiếp gây cháy, nhưng theo tôi, đây có lẽ là nguyên nhân chính dẫn dến cháy nổ xe. Rất mong được sự chia sẻ thêm của các bạn độc giả khác” - Nguyễn Mạnh Cường: nmcuong119@yahoo.com

“Nếu không phải do xăng dầu pha tạp chất, mà do những nguyên nhân các vị đưa ra, thì tại sao những năm trước đây không xảy ra nạn cháy xe? Bởi những nguyên nhân mà các vị đưa ra thì rất phổ biến, năm nào cũng thường xuyên có, mà có thấy cháy xe đâu? Vả chăng, đâu phải các chủ xe dồn lại tới 2 năm nay mới sơ xuất, chủ quan vậy ?! Mà nó lại tập trung vào một số nơi, thì rất có thể là do xăng dầu pha tạp chất làm tác nhân chủ yếu. Điều quan trọng, theo tôi, là phương hướng nghi vấn của các nhà khoa học rất đúng hướng, rất logic, rất khoa học” - Quang Minh: thaotruong@gmail.com

“Theo tôi, gần đây xảy ra hiện tượng cháy xe nhiều và đủ các chủng loại, chứ không phải riêng một chủng loại xe nào. Có thể do chất lượng của một nguyên liệu nào đó… Ta thử làm một phép tính xem khi sản xuất xe hơi + xe máy có những điểm chung nào (phụ tùng xe) trên tất cả những thương hiệu xe đã xảy ra cháy. Ví dụ ống dẫn nhiên liệu, bô xe, dây điện..v.v.. nhất là dây dẫn từ cuộn mobil sườn đến bugi. Vì dây dẫn này nếu kém chất lượng, sau một thời gian sử dụng sẽ xảy ra hiện tượng đánh lửa xuống mass (sườn xe).

Nếu có điều kiện, mong các ngành chức năng rà soát lại xem nhà sản xuất phụ kiện nào cung cấp chung cho tất cả các hãng xe trên, có thể ta sẽ thu nhỏ lại được đối tượng điều tra. Gần đây tôi thấy có dây dẫn cao áp của tivi (8kv...15kv) rất hay bị phóng điện, gây cháy sau một thời gian sử dụng, mà dây dẫn này có xuất xứ từ TQ (có sử dụng trong nhiều thương hiệu tivi lắp ráp trong nước)” - Nguyễn Quốc Phong: quocphong_nguyen@ymail.com

“Thời gian trước chúng ta chỉ sử dụng loại xăng có chỉ số octan thấp, song các loại xe chở xăng đều có một đoạn dây xích sắt gắn từ thân xe rồi cho kéo lê trên đường, với mục đích tự giải phóng nguồn điện tự sinh ra do sự ma sát của xăng với kim loại.

Ngày nay chúng ta đã sử dụng loại xăng với chỉ số octan cao hơn, đặc biệt lại được pha thêm các loại phụ gia làm tăng khả năng đốt cháy. Đây liệu có phải là nguyên nhân dẫn đến cháy không? Rất mong cơ quan chức năng nghiên cứu, tìm hiểu theo giả thuyết này” - Nguyễn Quang: Vyha_1968@yahoo.com.vn

“Có thể nguyên nhân trực tiếp là không do xăng, dầu. Nhưng theo tôi, nguyên nhân gián tiếp chắc chắn là do xăng, dầu vì các suy luận sau:

1/. Trước đây khi ô tô, xe máy còn là phương tiện hiếm, đắt giá, nên ít người có thể sở hữu được xe mới thì người dân thường mua xe cũ và" độ" đủ thứ trong xe, mà chủ yếu là độ thủ công. Chắc chắn chất lượng máy, các hệ thống dẫn nhiên liệu, điện không thể bằng các loại xe mới bây giờ. Vậy mà rất ít khi thấy cháy xe, vậy nguyên nhân do "độ " xe chắc không phải là chính rồi.

2/. Việc quản lý chất lượng xăng, dầu cho đến tay người tiêu dùng, theo tôi nghĩ, đã bị buông lỏng. Nên hiện tượng pha chế xăng, dầu bằng những hóa chất không được kiểm soát, có hại đối với các bộ phận của xe do các đối tượng cung cấp, vận chuyển xăng, dầu thực hiện để kiếm thêm lợi nhuận là việc có thật, không thể nói là không có được.

3/. Cùng một dòng xe, cùng một hãng sản xuất nhưng các nước khác không có hiện tượng xe bị cháy nhiều như ở Việt Nam.

4/. Chủng loại xe bị cháy là nhiều loại khác nhau, thậm chí có những loại xe siêu hạng cũng bị cháy.

Với 4 suy luận trên, tôi cho rằng nguyên nhân cháy xe nhiều khả năng vẫn là do chất lượng xăng, dầu không đảm bảo, nên dẫn đến làm hư hỏng các bộ phận của máy xe, hệ thống dẫn nhiên liệu, hệ thống dẫn điện, nên làm xe bị cháy.

Vì vậy, cần có cơ chế quản lý chất lượng xăng sao cho khi đến tay người tiêu dùng chất lượng phải đúng như chất lượng của nhà sản xuất, thì tôi tin hiện tượng cháy xe sẽ giảm ngay” - Trần Văn Hào: haotv_vpub@yahoo.com

hothang
05-02-2012, 04:42 PM
Dù cơ quan chức năng vừa công bố nguyên nhân cháy xe tính đến thời điểm này không phải do xăng dầu, nhưng hầu hết người tiêu dùng vẫn lo lắng cho rằng công nghệ “chế” xăng rởm là "thủ phạm" gây cháy nổ xe.


Nhiều nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu nhận định rằng, bản thân xăng không thể cháy mà cháy ở trạng thái hỗn hợp, tức là có thể cháy do tạp chất lẫn trong xăng. Tuy nhiên, tạp chất ấy là những chất cụ thể nào thì vẫn đang là đề tài tranh cãi chưa có hồi kết, dù đã qua hàng trăm cuộc hội thảo, bàn luận.

Nhiều chuyên gia khoa học và nhà nghiên cứu bày tỏ sự lo sợ với những thủ đoạn “chế” xăng rởm của các đối tượng gian lận thương mại. Theo PGS.TS Hoàng Mạnh Hùng - Giám đốc Trung tâm tư vấn, giám định dân sự (VUSTA) - nhận định, thủ đoạn “chế” xăng rởm gây hiểm hoạ khôn lường đến với người tiêu dùng nếu không được phát hiện và ngăn chặn.


http://dantri4.vcmedia.vn/2PM9NXEQMsZhNqiuV52C/Image/2012/04/xangpom/13f63ba_01067.JPG

Xăng có chất phụ gia có thể là thủ phạm gây cháy xe?

PGS.TS Hùng tiết lộ về một trong những thủ đoạn làm xăng rởm như sau: xăng được cho thêm dầu hỏa hoặc các hỗn hợp chất tương tự. Do dầu hỏa có nhiệt độ sôi cao hơn xăng: 150 đến 2750C, nó gồm hydrocacbon từ C12đến C15, tỷ trọng d15 là 0,78-0,80, do đó khi pha thêm dầu hỏa vào xăng, nếu ít thì xe vẫn chạy được, nhưng không “bốc”, hiệu suất kém.

Khi cho nhiều dầu hỏa hoặc xăng máy bay vào (có giới hạn sôi thấp: 1450C và có chỉ số octan cao, bằng hoặc lớn hơn 100), sẽ gây ra nguy hiểm: máy nóng, hiệu suất động cơ kém, chất thải khói đen nhiều, gây ô nhiễm môi trường và hơi dầu không cháy hết, rò rỉ ra ngoài cũng dễ gây ra hiện tượng cháy xe, khi gập nguồn nhiệt hoặc tia lửa.

Một thủ đoạn khác làm xăng rởm để tránh sự kiểm tra của các đoàn đi lấy mẫu khi đo chỉ số RON (Octan) là cho thêm vào xăng một số chất oxygenat, chẳng hạn MTBE, để nâng chỉ số Octan tăng lên. Nếu phân đoạn hydrocacbon trong xăng không chuẩn thì chất oxygenat làm tăng sự tạo khói và phát ra hơi độc nhiều hơn.


http://dantri4.vcmedia.vn/2PM9NXEQMsZhNqiuV52C/Image/2012/04/xangpom/382a10_8e94d.JPG

Mẫu xăng tại cây xăng dầu Đồi Nên, tỉnh Bắc Giang bị người tiêu dùng phát hiện và tố giác kém chất lượng.

Về nguyên nhân gây cháy xe dù đã được cơ quan công bố không phải do chất lượng xăng dầu nhưng chính PGS.TS Hùng vẫn nghi ngờ có thể liên đới đến các thành phần phụ có trong xăng dầu.

Đồng quan điểm với PGS.TS Hùng, TS. Đinh Ngọc Ân - Trưởng khoa Cơ khí Động lực, trưởng bộ môn Công nghệ ô tô, trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên - cho rằng chất lượng xăng cũng có vấn đề, nhưng là nguyên nhân gián tiếp.

TS. Ân cũng bày tỏ quan ngại về xăng nhiễm nước cùng với các chất gây nhiễm nước trong xăng. Bởi mẫu kiểm nghiệm xăng Ron95 tại số 2 đường Giảng Võ (Hà Nội) từ lời khai của chủ nhân có xe bị cháy cho thấy, chỉ tiêu trị số Octan, benzen đều đạt chất lượng, riêng hàm lượng nước là 70ppm. Hay cây xăng Ron 92 thuộc Công ty Hà Bắc tại Bắc Giang được lấy mẫu thuộc khu vực có xe bị cháy. Sau khi xét nghiệm 6 chỉ tiêu trị số Octan, hàm lượng lưu huỳnh, áp suất hơi, hàm lượng ô xy, metanol và nước, cơ quan chức năng không phát hiện metanol, riêng hàm lượng nước thì lên tới 164ppm.

ý giải về nguyên nhân gây cháy xe có thể có thể do các thành phần phụ trong xăng và việc xăng rò dẫn đến cháy nổ gây nguy hiểm đến tính mạng con người, TS. Ân cho biết, xăng rò có thể do xăng bị pha thêm các chất phụ gia quá mức, gây giãn nở và làm hỏng các ống dẫn cao su, các gioăng cao su, từ đó rò rỉ xăng.

Hai là do tác phong làm bừa, làm ẩu và gian dối của thợ bảo dưỡng sửa chữa xe như: thay (hoặc tráo đổi) ống xăng rởm, không kẹp chặt ống xăng sau khi tháo ra… Ba là do người sử dụng không thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng đúng định kỳ và không kiểm tra trước khi nổ máy, phát hiện dấu hiệu bất thường như mùi xăng, mùi khét của dây điện cháy…

Các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cao, để phòng chống cháy nổ xe, người tiêu dùng cần lưu ý: Không thay đổi thiết kế ban đầu của xe, đặc biệt là phần điện; Tuân thủ các hướng dẫn về bảo hành bảo dưỡng của nhà sản xuất; Kiểm tra xe trước khi vận hành; Mua xăng dầu ở địa chỉ tin cậy, uy tín.

Để giám sát theo dõi kỹ chất lượng xăng dầu và tăng cường tính phát hiện xăng rởm, PGS.TS Hùng kiến nghị Chính phủ nên giao cho đơn vị khoa học nhất định để liên tục kiểm tra, phân tích chất lượng xăng dầu độc lập so với các cơ quan nhập hàng và cần lưu ý đến việc đảm bảo các chỉ số, tỷ lệ và thành phần trong xăng thì việc loại bỏ, hạn chế hay những đối tượng “chế” xăng rởm sẽ dễ dàng bị “vạch mặt”, người tiêu dùng sẽ giảm thiểu được những rủi ro không đáng có.


Hiện có quá nhiều cơ quan như Khoa học - Công nghệ, Công thương, Giao thông - Vận tải… tham gia quản lý xăng dầu, song nếu không thay đổi cách quản lý thì dù có tăng cường kiểm tra đến đâu, vẫn có sai phạm. Vì cách làm hiện nay chủ yếu chỉ là kiểm tra phần "ngọn", tức là ở các cây xăng trước khi nhiên liệu đến với người dùng, trong khi muốn quản lý tốt cần phải có quy trình chặt chẽ ở tất cả các khâu nhập khẩu (hoặc sản xuất trong nước) - phân phối tới đại lý - người tiêu dùng. Nhà nước chưa có chế tài buộc doanh nghiệp đầu mối phải có trách nhiệm đến cùng với xăng dầu khi đưa ra thị trường nên rất khó hạn chế những sai phạm ở cấp đại lý - Đại diện Tập đoàn Petrolimex cho biết.


Theo Dantri.com

decomoto
05-08-2012, 12:22 AM
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, có thể xăng dầu không là nguyên nhân trực tiếp, nhưng nhiều khả năng sẽ là nguyên nhân gián tiếp gây ra các vụ cháy nổ xe. Vì thế trong thời gian tới cơ quan chức năng sẽ phải kiểm soát chặt chẽ mặt hàng xăng dầu.

Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, việc cháy nổ xe cơ giới không phải vấn đề cá biệt của Việt Nam. Ở các nước trên thế giới đều xảy ra cháy nổ ở mức độ khác nhau. Riêng ở Việt Nam tỷ lệ xe cháy nổ đã tăng đột biến trong 2 năm 2010 – 2011.

Qua kết quả về nguyên nhân xảy ra cháy xe vừa được công bố mới đây, nhiều ý kiến cho rằng hiện tượng cháy nổ xe xảy ra, xăng dầu không hẳn là nguyên nhân trực tiếp, nhưng chất lượng xăng dầu chiếc xe bị cháy nổ đã sử dụng trước đó có thể trở thành nguyên nhân gián tiếp.

Điều này hoàn toàn có cơ sở, vì theo lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ nếu pha các chất khác vào xăng dầu như loại chất axeton sẽ làm thủng bình xăng, thoái hóa động cơ dẫn tới rò rỉ xăng. Khi gặp tia lửa điện do chập điện dễ xảy ra cháy nổ.

Tuy nhiên để xem xét nghiên cứu từ nguyên nhân này rất khó khăn, vì loại xăng bị pha tạp chất được chủ xe sử dụng từ trước khi xảy ra cháy nổ. Loại xăng này đã tiêu thụ hết, nên không thể lấy mẫu tìm nguyên nhân.

Ngoài ra Bộ Khoa học và Công nghệ cũng xác định trên thị trường hiện vẫn còn một số phương tiện sử dụng xăng A83. Loại xăng này tuy có tỷ lệ không nhiều nhưng chúng ta vẫn còn sản xuất. Các đơn vị kinh doanh xăng dầu thường lấy xăng A83 pha trộn với xăng A92, A95 để kiếm lợi.

Những vi phạm này thường bị xử phạt rất nghiêm minh khi bị phát hiện. Mặt khác Bộ Khoa học và Công nghệ cũng kiến nghị bỏ mặt hàng xăng A83 trong thời gian tới.

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, để hạn chế tình trạng cháy nổ xảy ra, các bộ ngành chức năng phải kiểm soát chặt chẽ chất lượng xăng dầu kể từ thời điểm này. Thường xuyên kiểm tra, xử phạt những đại lý xăng dầu vi phạm về đo lường, chất lượng.

Trước đây, khoảng từ 3 – 4 năm, Bộ Khoa học và Công nghệ lại thanh kiểm tra trên diện rộng toàn bộ mạng lưới bán xăng dầu. Bộ đã xử phạt hàng nghìn cây xăng dầu, tổng số tiền phạt khoảng 3 – 5 tỷ đồng. Con số này đang quá thấp và không đủ sức răn đe. Trước thực tế đó, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đề xuất Chính phủ tăng mức xử phạt để đảm bảo tính răn đe.

Trước đó, sau khi có sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, liên Bộ Công an – Khoa học và Công nghệ đã truy tìm “thủ phạm” gây cháy nổ xe. Trong đó mặt hàng xăng dầu được đưa vào tầm ngắm đầu tiên. Nhiều mẫu xăng còn xót lại từ xe bị cháy, mẫu từ cây xăng xe đó đã mua để kiểm tra, xác minh.

Nhưng tất cả các mẫu xét nghiệm không vi phạm quy chuẩn quốc gia về xăng dầu. Trên cơ sở đó liên bộ đã đưa ra kết luận trên 30% dẫn đến cháy nổ xe do chập điện, trên 30% do sự cố kỹ thuật, còn lại là những nguyên nhân khác.


Theo infonet.vn

hothang
06-05-2012, 03:25 AM
Đại diện Bộ Công thương cho rằng, kết luận nguyên nhân gây cháy xe của các chuyên gia trường ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) và nhóm các nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu công nghệ lọc hóa dầu là do “xăng dỏm” đưa ra là không chính xác.

Thông tin này được ông Nguyễn Phú Cường – Vụ phó Vụ Khoa học công nghệ (Bộ Công thương) khẳng định tại buổi họp báo thường kỳ tháng 5 của bộ này diễn ra chiều 4/6.


http://cms.infonet.vn/Images/Images/454/t454071.jpg


Theo ông Nguyễn Phú Cường nguyên nhân gây cháy xe do "xăng dỏm" mà các nhà khoa học tại TP.HCM đưa ra là thiếu chuẩn xác

Theo ông Cường, kết luận thử nghiệm của nhóm nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu công nghệ lọc hóa dầu, phòng thí nghiệm trọng điểm động cơ đốt trong Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) cho rằng “xăng dỏm” chính là nguyên nhân chính gây cháy xe không hoàn toàn chuẩn xác.

Lập luận được ông Cường đưa ra trên cơ sở các mẫu xăng được các nhà khoa học trên lấy làm mẫu thử nghiệm không đạt tiêu chuẩn Việt Nam số 01-2009. Mẫu xăng khi không đạt tiêu chuẩn này đương nhiên vi phạm quy chuẩn chất lượng quốc gia, vi phạm về mặt quản lý chất lượng. Do đó, “việc thử nghiệm một mẫu không đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia thì có nghĩa là không an toàn và như thế kết luận đưa ra là không chính xác, không đúng thực tế vì mẫu xăng được sử dụng làm thử nghiệm không phải mẫu xăng liên quan tới xe bị cháy” – ông Cường khẳng định.

Còn kết luận trước đó của 4 bộ (Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ Khoa học công nghệ và Bộ Giao thông vận tải), ông Cường cho rằng, thử nghiệm của 4 bộ bao gồm rất nhiều nội dung thử nghiệm được lấy từ các mẫu xăng còn lại ở phương tiện bị cháy nổ, mẫu lấy tại các cây xăng đang lưu thông,... đảm bảo theo tiêu chuẩn Việt Nam. Đồng thời, trong số những nội dung “rất chi tiết” mà bản kết luận của 4 bộ nêu ra chỉ nêu “chưa rõ nguyên nhân gây cháy xe có phải do “xăng bẩn” hay không".


http://cms.infonet.vn/Images/Images/454/t454072.jpg


Cho đến giờ thông tin cuối cùng về nguyên nhân gây cháy xe vẫn là một ẩn số

Trước đó, tại buổi họp báo diễn ra ngày 26/4, liên bộ Công an, Giao thông Vận tải, Khoa học và Công nghệ, Công Thương đã công bố nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ cháy nổ xe cơ giới trên địa bàn cả nước. Theo kết luận của liên bộ, nghi án “xăng bẩn” là nguyên nhân gây cháy xe được loại bỏ, thay vào đó nguyên nhân chủ yếu là do chập điện... đã không làm an long người tiêu dùng.

Giữa những ý kiến trái chiều của các nhà khoa học và liên bộ thì dường như nguyên nhân gây ra những vụ nổ, cháy xe trên diện rộng vẫn là một “ẩn số”.


Theo infonet.vn