Jindo
04-27-2012, 10:35 AM
Dẫu lúc ấy đang ngủ ngon, đang bắt đầu bữa ăn hay đang làm bất cứ việc gì, nghe tiếng chuông báo là tất cả chúng tôi bật dậy, buông chén, bỏ dở ngay những công việc khác. Tiếng chuông như hiệu lệnh giục giã, phải nhanh, thật nhanh!
Thời gian được tính từng giây. Nhanh! Kịp đến ngay nơi đang xảy ra cháy, kịp đến nơi để cứu người, cứu tài sản. Bởi, với chúng tôi thời gian là một yếu tố quyết định hiệu quả của hoạt động chữa cháy và cứu hộ- cứu nạn.
Lính Cảnh sát PC&CC chúng tôi là thế đó. Khi có cháy xảy ra, người ta chạy tránh ra, còn chúng tôi lại chạy đến, giáp lá cà, trực tiếp đối mặt với ngọn lửa. Càng gần với ngọn lửa thì hiệu quả chữa cháy càng cao. Chúng tôi cần phải nhanh chóng dập tắt ngay, không để lửa cháy lớn, cháy lan, gây thiệt hại nhiều hơn cho con người và tài sản. Nguy hiểm đến cho chúng tôi bất kỳ lúc nào. Khi đang chữa cháy, có thể những ngôi nhà, những công trình bất ngờ sụp đổ mà không thể tránh được. Thường gặp nhất là những chất độc hại từ các vật liệu, hóa chất bị cháy hay những nguy hiểm khác đe dọa như điện giật, nổ bình gas, nổ bình nén khí... sẽ gây cho chúng tôi bị thương thậm chí hy sinh. Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình, lực lượng Cảnh sát PC&CC TPHCM luôn xem công việc đó là một nhiệm vụ quan trọng.
Đồng chí Thiếu tướng Trần Triều Dương- GĐ Sở CS PC&CC TP.HCM cho biết: “Là một Sở thí điểm, chúng tôi thấy trách nhiệm của mình càng cao, vì vậy, chúng tôi xây dựng lực lượng của chúng tôi từ cơ cấu tổ chức cho đến cán bộ chỉ huy, CBCS luôn luôn sẵn sàng vì nước quên thân vì dân phục vụ, luôn thường trực sẵn sàng chiến đấu 24/24, khi có tin báo cháy, nhanh chóng kịp thời đến nơi để xử lý, mặc dù có khó khăn nguy hiểm đến tính mạng, đe dọa đến sức khỏe nhưng chúng tôi cùng CBCS luôn luôn bảo vệ tính mạng và tài sản cho nhân dân”.
34 năm qua, lực lượng cảnh sát PC&CC TP.HCM đã xuất hàng trăm ngàn lượt xe, máy đặc chủng của lực lượng cảnh sát PCCC và hàng trăm ngàn lượt cán bộ, chiến sỹ trực tiếp tham gia chữa cháy, kịp thời ngăn chặn hàng ngàn vụ cháy, không để xảy ra cháy lớn, cứu sống hàng trăm người và tránh được thiệt hại về tài sản của Nhà nước và của nhân dân hàng ngàn tỷ đồng. Chỉ tính từ năm 2007 đến nay, riêng công tác cứu hộ- cứu nạn đã nhận được tin và xuất xe đi cứu hộ- cứu nạn 199 vụ, tìm kiếm được 85 nạn nhân, cứu sống được 28 người. Đây là một đơn vị có chức năng và nhiệm vụ là cứu hộ- cứu nạn, cứu người trong đám cháy nhưng do yêu cầu thực tế cuộc sống và yêu cầu công việc, giờ đây còn có nhiệm vụ cứu hộ- cứu nạn, cứu người trong tất cả mọi trường hợp. Ngoài ra, chúng tôi còn có nhiệm vụ phục vụ cho công tác điều tra khám phá các vụ án khi có yêu cầu. Số máy điện thoại 114 gần như ai cũng biết để cần gọi khi có sự cố cháy xảy ra. Số máy này còn là một địa chỉ mà mọi người đã thân quen và đã được tin cậy bởi khi có gọi yêu cầu cứu giúp điều gì đó đang nguy hiểm là chúng tôi đến ngay.
“Ngoài công việc cứu người trong các đám cháy, chúng tôi còn có các vụ đáng nhớ như vụ xử lý các mái tôn, những vật dụng trên mái nhà bị lốc cuốn xoáy kẹt trên những cành cây cao gây nguy hiểm cho người dân khi đi đường qua lại. Đặc biệt là các trường hợp đáng nhớ như: tham gia giải bày tâm sự cùng những nạn nhân bị vướng mắc về vấn đề tình cảm, có ý định tự tử trên những tòa nhà cao tầng, những nạn nhân có triệu chứng bệnh tâm thần leo lên những trụ điện cao thế với độ cao 30 đến 40m để hóng mát,… Tất cả những vụ cứu hộ cứu nạn này chúng tôi điều phải tham gia xử lý khi có yêu cầu”. Trung úy: Huỳnh văn Tuấn- Đội phó Đội Cứu hộ- Cứu nạn, Sở CS PC&CC TP.HCM cười kể lại.
Dù trong đêm tối đen, dù nơi đó là dòng sông sâu, hay nơi đó có một con kênh đen đầy rác rưởi, ô nhiễm; dù nơi đó là cái giếng sâu đã lâu ngày bỏ hoang; một ngôi nhà, một công trình đổ sập đang đe dọa đến tính mạng của con người... Những nơi đó cần chúng tôi đến để cứu người, tìm kiếm nạn nhân, tìm tang chứng, vật chứng của các vụ án. Có những vụ tai nạn tàu thuyền mấy ngày liên tục, phải lặn tìm dưới sông sâu đỏ cả mắt, lạnh cóng cả người để tìm kiếm các nạn nhân. Có những vụ án giết người mà thủ phạm phân nhỏ ra từng khúc đem phi tang ở các dòng sông, kênh rạch khác nhau, cũng phải lặn tìm bằng được xác người chết đã nhiều ngày thối rữa để có tang chứng kết tội kẻ giết người. Nhưng với tinh thần, trách nhiệm công việc, chúng tôi lại vẫn tiếp tục.
Nguy hiểm còn có thể đến khi chúng tôi mắc kẹt trong các khoang tàu chìm sâu trong nước cả chục mét để tìm kiếm nạn nhân; có thể bị thương bởi những vật nguy hiểm sắc nhọn đâm vào người trong dòng nước đen ngòm ấy, hay khi đang lặn tìm có thể đụng các loại vũ khí như súng, lựu đạn đã ném xuống từ thời còn chiến tranh. Tai nạn đến là điều không thể tránh khỏi.
Tháng 5/1979, trong khi tìm một khẩu súng là vật chứng của bọn tội phạm trong vụ bắt cóc con của nghệ sĩ Thanh Nga, hai đồng đội của chúng tôi là Võ Quang Hà và Nguyễn Văn Bảy đã không may mò trúng bị lựu đạn nổ và đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ ở chân cầu Bình Lợi, sông Sài Gòn. Đồng chí Nguyễn Ngọc Tốt- Cán bộ Đội Cứu hộ cứu nạn-Sở Cảnh sát PC&CC TPHCM kể: “Tổ công tác đã lặn ròng rã ngày lẩn đêm suốt 02 ngày từ 10 -12 để tìm kiếm tang vật là một khẩu súng trong vụ án bắt cóc con nghệ sĩ Thanh Nga. Đỉnh điểm xảy ra sự cố là vào khoảng 14h30, ở ca lặn cuối cùng để báo cáo tìm kiếm tang vật ở vị trí xác định không có ở lòng sông, không may xảy ra sự cố đáng tiếc là bên dưới lòng sông có trái nổ đã gây nổ và 02 cán bộ Nguyễn Văn Bảy và Võ Quang Hà đã hy sinh”.
Cũng trong 34 năm qua, Sở Cảnh sát PC&CC TP.Hồ Chí Minh chúng tôi còn có những cán bộ chiến sĩ hy sinh cả xương máu và bị thương trong cuộc đấu tranh chống “giặc lửa”. Đó là các anh Nguyễn Văn Mót, hy sinh năm 1977, khi lái xe đến nơi chữa cháy. Đó là liệt sỹ Lê Văn Hà và Phạm Văn Sáu, hy sinh năm 1991 vì bị điện giật khi đang chữa cháy tại khu dân cư đường Tô Hiến Thành, quận 10 và gần đây nhất năm 2007- chiến sỹ Phạm Trường Huy đã hy sinh khi đang tham gia chữa cháy tại công ty Nam Thuận Hưng, Quận 6.
Những nỗi đau mất mát đó vẫn còn mãi trong chúng tôi nhưng đó cũng là niềm tự hào của gia đình và những người lính cảnh sát PCCC TPHCM. Họ đã hy sinh khi không còn chiến tranh, đã chiến đấu và cống hiến tuổi xuân cuộc đời mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ sự bình yên và hạnh phúc của nhân dân. Bà Trần Thị Kim Thoa - mẹ Liệt sỹ Phạm Trường Huy nói: Tôi cảm thấy buồn vì đã mất một người con nhưng nghĩ lại đó cũng là một niềm hãnh diện cho gia đình,
Thời gian được tính từng giây. Nhanh! Kịp đến ngay nơi đang xảy ra cháy, kịp đến nơi để cứu người, cứu tài sản. Bởi, với chúng tôi thời gian là một yếu tố quyết định hiệu quả của hoạt động chữa cháy và cứu hộ- cứu nạn.
Lính Cảnh sát PC&CC chúng tôi là thế đó. Khi có cháy xảy ra, người ta chạy tránh ra, còn chúng tôi lại chạy đến, giáp lá cà, trực tiếp đối mặt với ngọn lửa. Càng gần với ngọn lửa thì hiệu quả chữa cháy càng cao. Chúng tôi cần phải nhanh chóng dập tắt ngay, không để lửa cháy lớn, cháy lan, gây thiệt hại nhiều hơn cho con người và tài sản. Nguy hiểm đến cho chúng tôi bất kỳ lúc nào. Khi đang chữa cháy, có thể những ngôi nhà, những công trình bất ngờ sụp đổ mà không thể tránh được. Thường gặp nhất là những chất độc hại từ các vật liệu, hóa chất bị cháy hay những nguy hiểm khác đe dọa như điện giật, nổ bình gas, nổ bình nén khí... sẽ gây cho chúng tôi bị thương thậm chí hy sinh. Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình, lực lượng Cảnh sát PC&CC TPHCM luôn xem công việc đó là một nhiệm vụ quan trọng.
Đồng chí Thiếu tướng Trần Triều Dương- GĐ Sở CS PC&CC TP.HCM cho biết: “Là một Sở thí điểm, chúng tôi thấy trách nhiệm của mình càng cao, vì vậy, chúng tôi xây dựng lực lượng của chúng tôi từ cơ cấu tổ chức cho đến cán bộ chỉ huy, CBCS luôn luôn sẵn sàng vì nước quên thân vì dân phục vụ, luôn thường trực sẵn sàng chiến đấu 24/24, khi có tin báo cháy, nhanh chóng kịp thời đến nơi để xử lý, mặc dù có khó khăn nguy hiểm đến tính mạng, đe dọa đến sức khỏe nhưng chúng tôi cùng CBCS luôn luôn bảo vệ tính mạng và tài sản cho nhân dân”.
34 năm qua, lực lượng cảnh sát PC&CC TP.HCM đã xuất hàng trăm ngàn lượt xe, máy đặc chủng của lực lượng cảnh sát PCCC và hàng trăm ngàn lượt cán bộ, chiến sỹ trực tiếp tham gia chữa cháy, kịp thời ngăn chặn hàng ngàn vụ cháy, không để xảy ra cháy lớn, cứu sống hàng trăm người và tránh được thiệt hại về tài sản của Nhà nước và của nhân dân hàng ngàn tỷ đồng. Chỉ tính từ năm 2007 đến nay, riêng công tác cứu hộ- cứu nạn đã nhận được tin và xuất xe đi cứu hộ- cứu nạn 199 vụ, tìm kiếm được 85 nạn nhân, cứu sống được 28 người. Đây là một đơn vị có chức năng và nhiệm vụ là cứu hộ- cứu nạn, cứu người trong đám cháy nhưng do yêu cầu thực tế cuộc sống và yêu cầu công việc, giờ đây còn có nhiệm vụ cứu hộ- cứu nạn, cứu người trong tất cả mọi trường hợp. Ngoài ra, chúng tôi còn có nhiệm vụ phục vụ cho công tác điều tra khám phá các vụ án khi có yêu cầu. Số máy điện thoại 114 gần như ai cũng biết để cần gọi khi có sự cố cháy xảy ra. Số máy này còn là một địa chỉ mà mọi người đã thân quen và đã được tin cậy bởi khi có gọi yêu cầu cứu giúp điều gì đó đang nguy hiểm là chúng tôi đến ngay.
“Ngoài công việc cứu người trong các đám cháy, chúng tôi còn có các vụ đáng nhớ như vụ xử lý các mái tôn, những vật dụng trên mái nhà bị lốc cuốn xoáy kẹt trên những cành cây cao gây nguy hiểm cho người dân khi đi đường qua lại. Đặc biệt là các trường hợp đáng nhớ như: tham gia giải bày tâm sự cùng những nạn nhân bị vướng mắc về vấn đề tình cảm, có ý định tự tử trên những tòa nhà cao tầng, những nạn nhân có triệu chứng bệnh tâm thần leo lên những trụ điện cao thế với độ cao 30 đến 40m để hóng mát,… Tất cả những vụ cứu hộ cứu nạn này chúng tôi điều phải tham gia xử lý khi có yêu cầu”. Trung úy: Huỳnh văn Tuấn- Đội phó Đội Cứu hộ- Cứu nạn, Sở CS PC&CC TP.HCM cười kể lại.
Dù trong đêm tối đen, dù nơi đó là dòng sông sâu, hay nơi đó có một con kênh đen đầy rác rưởi, ô nhiễm; dù nơi đó là cái giếng sâu đã lâu ngày bỏ hoang; một ngôi nhà, một công trình đổ sập đang đe dọa đến tính mạng của con người... Những nơi đó cần chúng tôi đến để cứu người, tìm kiếm nạn nhân, tìm tang chứng, vật chứng của các vụ án. Có những vụ tai nạn tàu thuyền mấy ngày liên tục, phải lặn tìm dưới sông sâu đỏ cả mắt, lạnh cóng cả người để tìm kiếm các nạn nhân. Có những vụ án giết người mà thủ phạm phân nhỏ ra từng khúc đem phi tang ở các dòng sông, kênh rạch khác nhau, cũng phải lặn tìm bằng được xác người chết đã nhiều ngày thối rữa để có tang chứng kết tội kẻ giết người. Nhưng với tinh thần, trách nhiệm công việc, chúng tôi lại vẫn tiếp tục.
Nguy hiểm còn có thể đến khi chúng tôi mắc kẹt trong các khoang tàu chìm sâu trong nước cả chục mét để tìm kiếm nạn nhân; có thể bị thương bởi những vật nguy hiểm sắc nhọn đâm vào người trong dòng nước đen ngòm ấy, hay khi đang lặn tìm có thể đụng các loại vũ khí như súng, lựu đạn đã ném xuống từ thời còn chiến tranh. Tai nạn đến là điều không thể tránh khỏi.
Tháng 5/1979, trong khi tìm một khẩu súng là vật chứng của bọn tội phạm trong vụ bắt cóc con của nghệ sĩ Thanh Nga, hai đồng đội của chúng tôi là Võ Quang Hà và Nguyễn Văn Bảy đã không may mò trúng bị lựu đạn nổ và đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ ở chân cầu Bình Lợi, sông Sài Gòn. Đồng chí Nguyễn Ngọc Tốt- Cán bộ Đội Cứu hộ cứu nạn-Sở Cảnh sát PC&CC TPHCM kể: “Tổ công tác đã lặn ròng rã ngày lẩn đêm suốt 02 ngày từ 10 -12 để tìm kiếm tang vật là một khẩu súng trong vụ án bắt cóc con nghệ sĩ Thanh Nga. Đỉnh điểm xảy ra sự cố là vào khoảng 14h30, ở ca lặn cuối cùng để báo cáo tìm kiếm tang vật ở vị trí xác định không có ở lòng sông, không may xảy ra sự cố đáng tiếc là bên dưới lòng sông có trái nổ đã gây nổ và 02 cán bộ Nguyễn Văn Bảy và Võ Quang Hà đã hy sinh”.
Cũng trong 34 năm qua, Sở Cảnh sát PC&CC TP.Hồ Chí Minh chúng tôi còn có những cán bộ chiến sĩ hy sinh cả xương máu và bị thương trong cuộc đấu tranh chống “giặc lửa”. Đó là các anh Nguyễn Văn Mót, hy sinh năm 1977, khi lái xe đến nơi chữa cháy. Đó là liệt sỹ Lê Văn Hà và Phạm Văn Sáu, hy sinh năm 1991 vì bị điện giật khi đang chữa cháy tại khu dân cư đường Tô Hiến Thành, quận 10 và gần đây nhất năm 2007- chiến sỹ Phạm Trường Huy đã hy sinh khi đang tham gia chữa cháy tại công ty Nam Thuận Hưng, Quận 6.
Những nỗi đau mất mát đó vẫn còn mãi trong chúng tôi nhưng đó cũng là niềm tự hào của gia đình và những người lính cảnh sát PCCC TPHCM. Họ đã hy sinh khi không còn chiến tranh, đã chiến đấu và cống hiến tuổi xuân cuộc đời mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ sự bình yên và hạnh phúc của nhân dân. Bà Trần Thị Kim Thoa - mẹ Liệt sỹ Phạm Trường Huy nói: Tôi cảm thấy buồn vì đã mất một người con nhưng nghĩ lại đó cũng là một niềm hãnh diện cho gia đình,