hothang
06-12-2013, 02:31 AM
Nghe nói, một trong những câu cảm thán của những người bị ảnh hưởng của kemikeno (kệ mình, kệ nó) là: "Ở đâu lắm chất bôi trơn, ở đấy chóng nhờn..."
Xăng là chất dễ bắt cháy hàng đầu, hẳn ai cũng biết.
Xăng đã tai tiếng khi liên quan tới hàng trăm vụ cháy xe chất chồng ngồn ngộn hồi năm 2011, tới cháy "du kích" lai rai từ 2012 tới giờ. Nay xăng càng tai tiếng khi xảy ra trận cháy nguyên một trạm xăng hôm 3/6 giữa lòng thủ đô.
Thật nguy hiểm, xăng gây cháy túi cho bao nhiêu người lao động, góp phần gia tăng lạm phát tới mức lo lắng như lửa sôi trong lòng, nghĩ ngợi như bốc khói trên đầu. Chưa đủ, khói lửa phải hừng hực trên đường rùng rùng giữa phố thì xăng mới hả dạ.
Nhưng nếu cứ xảy ra tội vạ gây hiểm nguy lo sợ mà đổ hết cho xăng, e rằng có phần thiếu công bằng. Làm nên những hậu quả mà xăng bị quy là thủ phạm, có công sức rất lớn của "chất nhờn".
Chất nhờn ở đây không phải là dầu nhớt, anh em với xăng, vì nhớt không dễ cháy. Cũng không phải chất nhờn mà người ta thường nghĩ tới khi gặp "khô hạn" trong những quan hệ riêng tư, vì dù cũng xúc tác để "bắt lửa" sau đó, loại chất nhờn này chỉ cháy giữa người với người.
Chất nhờn gây cháy có hai dạng, chất bôi trơn và một hợp chất mới có tên kemikeno.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/06/10/14/20130610143528-20130603153944-14.JPG
Hiện trường mù mịt của vụ cháy.cây xăng
Chất bôi trơn
Mặc dù chất bôi trơn gợi liên hệ ra chất lỏng, ở Việt Nam người ta nghĩ ngay tới một sản phẩm từ giấy, đó là phong bì. Theo kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (PCI 2012), có khoảng 41% số DN trả "hoa hồng" cho cán bộ Nhà nước để đảm bảo giành được hợp đồng.
Sự bôi trơn thể hiện ở nhiều lĩnh vực, và với gần một nửa số đối tượng được hỏi thừa nhận thông lệ này, thì đây quả là một bộ phận không hề nhỏ. Từng có câu chuyện được kể trong lúc trà dư tửu hậu về một doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Ban đầu, vị sếp "Tây" của họ không thể quen và hiểu nổi trình bày của cấp dưới về những phiền hà khi họ đi làm thủ tục hành chính. Rất căng thẳng và "quân" của vị này lĩnh đủ. Sau vài năm, khi đã thành thục môi trường kinh doanh ở Việt Nam, ông "Tây" đó đã đủ phớt Ăng-lê tới mức có thể cất giọng lạnh lùng, "bỏ ABC nghìn vào phong bì", khi được báo cáo có đoàn cán bộ nọ đến thăm.
Đó là doanh nghiệp. Những chủ thể kinh doanh cần công việc hanh thông để thu lợi nhuận. Chi phí trong làm ăn là tất yếu. Thế nhưng bản thân người dân bình thường khi lo việc cá nhân cho mình, cũng không tránh khỏi sự phiền toái kiểu này, nếu không muốn việc của mình bị tắc lại, tới mức rỉ sét chỉ vì thiếu chất bôi trơn.
Hiện tượng này phổ biến ở mức nào thì chưa được thống kê bài bản như PCI doanh nghiệp, nhưng có thể tham khảo nỗi quan ngại của một đại biểu quốc hội trong kỳ họp đang diễn ra: "Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân nhưng vẫn phải... phong bì (?)". Mức độ trầm trọng của tình trạng này cũng được vị đại biểu phản ánh: "Nhiều trường hợp phải như đi xin, thậm chí phải phong bì mới được giải quyết. Như vậy quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân đang bị hạn chế. Một số tổ chức và cá nhân đang làm ngược lại".
Xét theo nghĩa rộng, vì lý do này hay lí do khác, chất nhờn bôi trơn đã và đang làm các quy định pháp luật trở nên "trơn trượt", tạo nên những kẽ hở và lỗ hổng gây ảnh hưởng tới tính công chính của các thiết chế công quyền.
Chất nhờn kemikeno
Có một đức tính quý báu giúp người Việt thích ứng với nhiều tai ương biến cố: sống chung với lũ. Lũ còn sống chung được, nói gì tới... xăng.
Sau vụ cháy cây xăng ở Trần Hưng Đạo, tìm hiểu nguyên nhân gây cháy, dường như người ta mới giật mình về thái độ bất cẩn của các bên liên quan tới an toàn cháy nổ ở một địa điểm tiềm ẩn nguy cơ cao như cây xăng.
Hàng loạt các phóng sự bằng hình ảnh cho thấy sự liền kề san sát của các quả "bom xăng" ngay trong khu dân cư đông đúc. Cạnh một cây xăng, là tấp nập người cùng các công trình dân sinh. Bên rin rít ống điếu thuốc lào, bên phừng phừng bếp than. Thậm chí có cây xăng bình thản được đặt cạnh những cửa hàng hàn xì đỏ lửa cả ngày.
Nhìn ban đầu thì ghê, song khách vãng lai qua đường hết xăng vẫn không dám chê. Còn người bán xăng dù chắc cũng biết rủi ro cạnh mình nhưng làm ào ào rồi mặc kệ. Kệ cả hiểm nguy có thể đến với mình. Đó gọi là Kemi (Kệ mình).
Cạnh trạm xăng với cả đống vòi ròng ròng chất gây cháy, người ta thản nhiên đứng hút thuốc, bật diêm bật lửa. Có chuông reo, người mua xăng một tay mở nắp bình xăng một tay rút điện thoại trả lời như thể sản phẩm điện tử chứa tia lửa điện trên tay an toàn vô đối. Cái đáng nói là không ai nhắc nhở những hiện tượng này. Kệ người ta, kệ nó - Keno.
Còn nhớ có người lần đầu tới một nước phát triển kể lại chuyện đi siêu thị, trong lúc chờ đợi buồn tình rút thuốc lá ra hút. Mới rít được hai hơi, một khuôn mặt vừa cau có vừa lịch sự xuất hiện với giọng nói kiên quyết: "Xin lỗi, bạn không được hút thuốc ở đây. Nơi công cộng có phụ nữ và trẻ em, bạn nên tìm một khu vực có thể hút thuốc". Rồi biến mất như một người qua đường bình thường không sắc phục.
Ở Việt Nam, một câu nhắc nhở như vậy, ngay cả khi phải đứng trong hàng người mua xăng nhễ nhại mồ hôi đang giữ chỗ chống chen hàng, cũng vô cùng hiếm, nếu không muốn nói là không có cơ hội nghe thấy. Sự an toàn, nguy cơ và lợi ích cho cộng đồng ít nhiều đã nhờn, với chất nhờn kemikeno.
Thế nên ra tro theo cây xăng vừa cháy mới là cả hàng cơm lẫn quán nước, những địa điểm chứa đựng nhu cầu củi lửa tối ngày.
Khoanh vùng trạm xăng hay khoanh chất nhờn?
Nhờ vụ cháy, người ta mới biết đúng ra cây xăng bị cháy chỉ được cấp phát nội bộ nhưng lại bán xăng cả cho dân. Xét về mặt quy hoạch và đảm bảo các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy cùng các yêu cầu an toàn khác, trong phê duyệt quy hoạch kinh doanh xăng dầu của UBND TP.Hà Nội đầu năm 2012, vị trí này đã bị đưa ra khỏi các điểm được cấp phép kinh doanh xăng dầu.
Biết là không được phép nhưng cây xăng đó vẫn hoạt động. Nghe có vẻ lạ lùng và cá biệt. Nhưng nếu nhìn kỹ hơn vào khung pháp lý, có thể thấy, trạm xăng nào chấp hành quy định mới là... cá biệt.
Ví dụ, theo "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng" của Bộ Xây dựng ban hành năm 2008, trạm xăng trong đô thị phải đảm bảo các yêu cầu an toàn chặt chẽ như phân cách lộ giới (chỉ giới đường đỏ) ít nhất 7 m (tính từ mép ngoài hình chiếu bằng công trình trạm xăng). Đối với các trạm xăng nằm gần giao lộ, khoảng cách từ lối vào trạm xăng tới chỉ giới đường đỏ gần nhất cần đảm bảo ít nhất 50 m... Đặc biệt, phải cách nơi tụ họp đông người như trường học, chợ... ít nhất 100 m.
Có lẽ chỉ quan sát bằng mắt, người ta cũng có thể nhận biết số trạm xăng vi phạm quy định trên ở Hà Nội không nhỏ. Cũng khó quy kết hết trách nhiệm cho các cây xăng. Vì chắc hẳn phải cần một khảo sát công phu mới biết được, một cây xăng có trước hay đám công trình dân sinh gây nguy hiểm, và cùng chịu nguy hiểm kia, có trước.
Tuy nhiên, cũng nhờ quan sát "mắt thấy, tai nghe" những kết quả thực thi quy hoạch trạm xăng, sẽ có người buộc phải liên tưởng sự liên quan giữa chất bôi trơn để hoạt động kinh doanh trôi lướt qua bao cặp mắt giám sát của các cơ quan quản lý, với chất nhờn kemikeno. Vì nghe nói, một trong những câu cảm thán của những người bị ảnh hưởng của kemikeno là: "Ở đâu lắm chất bôi trơn, ở đấy chóng nhờn..."
Theo vietnamnet.vn
Xăng là chất dễ bắt cháy hàng đầu, hẳn ai cũng biết.
Xăng đã tai tiếng khi liên quan tới hàng trăm vụ cháy xe chất chồng ngồn ngộn hồi năm 2011, tới cháy "du kích" lai rai từ 2012 tới giờ. Nay xăng càng tai tiếng khi xảy ra trận cháy nguyên một trạm xăng hôm 3/6 giữa lòng thủ đô.
Thật nguy hiểm, xăng gây cháy túi cho bao nhiêu người lao động, góp phần gia tăng lạm phát tới mức lo lắng như lửa sôi trong lòng, nghĩ ngợi như bốc khói trên đầu. Chưa đủ, khói lửa phải hừng hực trên đường rùng rùng giữa phố thì xăng mới hả dạ.
Nhưng nếu cứ xảy ra tội vạ gây hiểm nguy lo sợ mà đổ hết cho xăng, e rằng có phần thiếu công bằng. Làm nên những hậu quả mà xăng bị quy là thủ phạm, có công sức rất lớn của "chất nhờn".
Chất nhờn ở đây không phải là dầu nhớt, anh em với xăng, vì nhớt không dễ cháy. Cũng không phải chất nhờn mà người ta thường nghĩ tới khi gặp "khô hạn" trong những quan hệ riêng tư, vì dù cũng xúc tác để "bắt lửa" sau đó, loại chất nhờn này chỉ cháy giữa người với người.
Chất nhờn gây cháy có hai dạng, chất bôi trơn và một hợp chất mới có tên kemikeno.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/06/10/14/20130610143528-20130603153944-14.JPG
Hiện trường mù mịt của vụ cháy.cây xăng
Chất bôi trơn
Mặc dù chất bôi trơn gợi liên hệ ra chất lỏng, ở Việt Nam người ta nghĩ ngay tới một sản phẩm từ giấy, đó là phong bì. Theo kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (PCI 2012), có khoảng 41% số DN trả "hoa hồng" cho cán bộ Nhà nước để đảm bảo giành được hợp đồng.
Sự bôi trơn thể hiện ở nhiều lĩnh vực, và với gần một nửa số đối tượng được hỏi thừa nhận thông lệ này, thì đây quả là một bộ phận không hề nhỏ. Từng có câu chuyện được kể trong lúc trà dư tửu hậu về một doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Ban đầu, vị sếp "Tây" của họ không thể quen và hiểu nổi trình bày của cấp dưới về những phiền hà khi họ đi làm thủ tục hành chính. Rất căng thẳng và "quân" của vị này lĩnh đủ. Sau vài năm, khi đã thành thục môi trường kinh doanh ở Việt Nam, ông "Tây" đó đã đủ phớt Ăng-lê tới mức có thể cất giọng lạnh lùng, "bỏ ABC nghìn vào phong bì", khi được báo cáo có đoàn cán bộ nọ đến thăm.
Đó là doanh nghiệp. Những chủ thể kinh doanh cần công việc hanh thông để thu lợi nhuận. Chi phí trong làm ăn là tất yếu. Thế nhưng bản thân người dân bình thường khi lo việc cá nhân cho mình, cũng không tránh khỏi sự phiền toái kiểu này, nếu không muốn việc của mình bị tắc lại, tới mức rỉ sét chỉ vì thiếu chất bôi trơn.
Hiện tượng này phổ biến ở mức nào thì chưa được thống kê bài bản như PCI doanh nghiệp, nhưng có thể tham khảo nỗi quan ngại của một đại biểu quốc hội trong kỳ họp đang diễn ra: "Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân nhưng vẫn phải... phong bì (?)". Mức độ trầm trọng của tình trạng này cũng được vị đại biểu phản ánh: "Nhiều trường hợp phải như đi xin, thậm chí phải phong bì mới được giải quyết. Như vậy quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân đang bị hạn chế. Một số tổ chức và cá nhân đang làm ngược lại".
Xét theo nghĩa rộng, vì lý do này hay lí do khác, chất nhờn bôi trơn đã và đang làm các quy định pháp luật trở nên "trơn trượt", tạo nên những kẽ hở và lỗ hổng gây ảnh hưởng tới tính công chính của các thiết chế công quyền.
Chất nhờn kemikeno
Có một đức tính quý báu giúp người Việt thích ứng với nhiều tai ương biến cố: sống chung với lũ. Lũ còn sống chung được, nói gì tới... xăng.
Sau vụ cháy cây xăng ở Trần Hưng Đạo, tìm hiểu nguyên nhân gây cháy, dường như người ta mới giật mình về thái độ bất cẩn của các bên liên quan tới an toàn cháy nổ ở một địa điểm tiềm ẩn nguy cơ cao như cây xăng.
Hàng loạt các phóng sự bằng hình ảnh cho thấy sự liền kề san sát của các quả "bom xăng" ngay trong khu dân cư đông đúc. Cạnh một cây xăng, là tấp nập người cùng các công trình dân sinh. Bên rin rít ống điếu thuốc lào, bên phừng phừng bếp than. Thậm chí có cây xăng bình thản được đặt cạnh những cửa hàng hàn xì đỏ lửa cả ngày.
Nhìn ban đầu thì ghê, song khách vãng lai qua đường hết xăng vẫn không dám chê. Còn người bán xăng dù chắc cũng biết rủi ro cạnh mình nhưng làm ào ào rồi mặc kệ. Kệ cả hiểm nguy có thể đến với mình. Đó gọi là Kemi (Kệ mình).
Cạnh trạm xăng với cả đống vòi ròng ròng chất gây cháy, người ta thản nhiên đứng hút thuốc, bật diêm bật lửa. Có chuông reo, người mua xăng một tay mở nắp bình xăng một tay rút điện thoại trả lời như thể sản phẩm điện tử chứa tia lửa điện trên tay an toàn vô đối. Cái đáng nói là không ai nhắc nhở những hiện tượng này. Kệ người ta, kệ nó - Keno.
Còn nhớ có người lần đầu tới một nước phát triển kể lại chuyện đi siêu thị, trong lúc chờ đợi buồn tình rút thuốc lá ra hút. Mới rít được hai hơi, một khuôn mặt vừa cau có vừa lịch sự xuất hiện với giọng nói kiên quyết: "Xin lỗi, bạn không được hút thuốc ở đây. Nơi công cộng có phụ nữ và trẻ em, bạn nên tìm một khu vực có thể hút thuốc". Rồi biến mất như một người qua đường bình thường không sắc phục.
Ở Việt Nam, một câu nhắc nhở như vậy, ngay cả khi phải đứng trong hàng người mua xăng nhễ nhại mồ hôi đang giữ chỗ chống chen hàng, cũng vô cùng hiếm, nếu không muốn nói là không có cơ hội nghe thấy. Sự an toàn, nguy cơ và lợi ích cho cộng đồng ít nhiều đã nhờn, với chất nhờn kemikeno.
Thế nên ra tro theo cây xăng vừa cháy mới là cả hàng cơm lẫn quán nước, những địa điểm chứa đựng nhu cầu củi lửa tối ngày.
Khoanh vùng trạm xăng hay khoanh chất nhờn?
Nhờ vụ cháy, người ta mới biết đúng ra cây xăng bị cháy chỉ được cấp phát nội bộ nhưng lại bán xăng cả cho dân. Xét về mặt quy hoạch và đảm bảo các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy cùng các yêu cầu an toàn khác, trong phê duyệt quy hoạch kinh doanh xăng dầu của UBND TP.Hà Nội đầu năm 2012, vị trí này đã bị đưa ra khỏi các điểm được cấp phép kinh doanh xăng dầu.
Biết là không được phép nhưng cây xăng đó vẫn hoạt động. Nghe có vẻ lạ lùng và cá biệt. Nhưng nếu nhìn kỹ hơn vào khung pháp lý, có thể thấy, trạm xăng nào chấp hành quy định mới là... cá biệt.
Ví dụ, theo "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng" của Bộ Xây dựng ban hành năm 2008, trạm xăng trong đô thị phải đảm bảo các yêu cầu an toàn chặt chẽ như phân cách lộ giới (chỉ giới đường đỏ) ít nhất 7 m (tính từ mép ngoài hình chiếu bằng công trình trạm xăng). Đối với các trạm xăng nằm gần giao lộ, khoảng cách từ lối vào trạm xăng tới chỉ giới đường đỏ gần nhất cần đảm bảo ít nhất 50 m... Đặc biệt, phải cách nơi tụ họp đông người như trường học, chợ... ít nhất 100 m.
Có lẽ chỉ quan sát bằng mắt, người ta cũng có thể nhận biết số trạm xăng vi phạm quy định trên ở Hà Nội không nhỏ. Cũng khó quy kết hết trách nhiệm cho các cây xăng. Vì chắc hẳn phải cần một khảo sát công phu mới biết được, một cây xăng có trước hay đám công trình dân sinh gây nguy hiểm, và cùng chịu nguy hiểm kia, có trước.
Tuy nhiên, cũng nhờ quan sát "mắt thấy, tai nghe" những kết quả thực thi quy hoạch trạm xăng, sẽ có người buộc phải liên tưởng sự liên quan giữa chất bôi trơn để hoạt động kinh doanh trôi lướt qua bao cặp mắt giám sát của các cơ quan quản lý, với chất nhờn kemikeno. Vì nghe nói, một trong những câu cảm thán của những người bị ảnh hưởng của kemikeno là: "Ở đâu lắm chất bôi trơn, ở đấy chóng nhờn..."
Theo vietnamnet.vn