decomoto
04-27-2012, 09:22 AM
Tại Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng, lính cứu hỏa phải chiến đấu với lửa để giành giật lại tính mạng và tài sản của những con người đang lâm nạn
Suốt nhiều tháng theo chân lính cứu hỏa của Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy TPHCM (Sở CSPCCC), chúng tôi phần nào hiểu được tinh thần dũng cảm, xả thân và sự hy sinh thầm lặng của các anh.
http://www.pccc.hochiminhcity.gov.vn/image/image_gallery?uuid=eed01639-f0ca-484d-8694-760e51fa297a&groupId=11230&t=1306476176373
Tự hào là lính chữa cháy
NHỮNG TRẬN ĐÁNH ĐỂ ĐỜI
Lực lượng CSPCCC Công an TPHCM được thành lập ngay sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng trên cơ sở tiếp quản Sở Cứu hỏa Đô Thành Sài Gòn. Ngày 15-5-2006, Thủ tướng Chính phủ quyết định thí điểm thành lập Sở CSPCCC TPHCM thuộc Bộ Công an.
Vụ cháy lớn nhất tại TPHCM từ trước đến nay xảy ra tại tòa nhà Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), ngay ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lê Lợi, quận 1. 13 giờ 30 ngày 29-10-2002, một ngọn lửa lớn bùng phát từ vũ trường Blue thuộc Trung tâm thương mại quốc tế, sau đó lan rộng và bốc lên dữ dội.
http://www.pccc.hochiminhcity.gov.vn/image/image_gallery?uuid=2c8d5073-d1d0-4df9-a4d1-927feee5577c&groupId=11230&t=1306476180638
Hợp tác của Sở CSPCCC TPHCM và các sở CSPCCC của Pháp
Tòa nhà Trung tâm thương mại quốc tế gồm sáu tầng, trong đó có các văn phòng của Anh, Australia, Bỉ, Đức, Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc và Thái Lan. Tầng một chủ yếu kinh doanh vàng bạc, tầng hai đến tầng bốn là các văn phòng, nhà hàng và gian bày bán sản phẩm cao cấp. Thiệt hại lớn nhất là văn phòng Công ty bảo hiểm quốc tế Mỹ (AIA), đóng tại tầng ba và tầng năm với 30 người bị thương, 6 người mất tích.
Có mặt tác nghiệp thời điểm đó, chúng tôi trông thấy một số người hoảng loạn tìm cách thoát thân, có người trèo qua cửa sổ, có người nhảy từ tầng cao xuống. Thành phố đã huy động toàn bộ lực lượng phòng cháy chữa cháy của công an, quân đội và sân bay Tân Sơn Nhất gồm 30 xe cứu hỏa tham gia dập lửa. Lãnh đạo thành phố đã trực tiếp chỉ đạo và yêu cầu phải cứu người bằng mọi giá. Đại tá Nguyễn Chí Dũng (nay là thiếu tướng) - nguyên Giám đốc Công an TPHCM có mặt tại hiện trường, chỉ huy lực lượng công an gồm hơn 1.000 người tham gia cứu hộ. Đến 17 giờ 30 phút ngọn lửa bắt đầu được khống chế. Nguyên nhân được xác định là chập điện, toàn bộ tầng bốn của tòa nhà bị thiêu rụi. Có 54 người thiệt mạng, trong đó có hai người nước ngoài. Hơn 60 người khác bị thương đã nhanh chóng được cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Sài Gòn và Trung tâm chỉnh hình TPHCM. Số người tử vong và bị thương chủ yếu là do nhảy từ tầng cao xuống.
Chín năm sau ngày xảy ra thảm họa, chúng tôi gặp những sĩ quan công an, tham gia trực tiếp vào việc chữa cháy. Thượng tá Nguyễn Danh Thành - Phó trưởng Phòng CSPCCC quận 1, chỉ huy chữa cháy giai đoạn đầu - nhớ lại: “Khi xe chữa cháy mới chạy đến ngã tư Trần Hưng Đạo - Nguyễn Khắc Nhu thì chúng tôi thấy biển lửa quá lớn. Lãnh đạo phòng huy động hết các đội đến hiện trường. Lúc đó, chúng tôi không nghĩ đến ăn uống mà chỉ tìm cách dập lửa”. Ông Thành nhớ mãi hình ảnh một người đàn ông bị mắc kẹt ở tầng bảy “phi thân” qua cột điện để tránh lửa rồi mắc kẹt trên ngọn cây. Lính chữa cháy phải dùng xe thang mới cứu được. Trong lúc dầu sôi lửa bỏng, không kể quốc tịch, màu da, những người dân xung quanh đã tham gia cứu chữa, giữ thang sắt khỏi rung để đưa người thoát xuống.
Đây cũng là một trong những “trận đánh” đầu tiên của trung úy Huỳnh Văn Tuấn - một trong năm công dân trẻ tiêu biểu của thành phố năm 2010. Vẫn còn nhớ như in ngày đau thương, Tuấn kể lại tiểu đội cấp cứu của anh phải lao vào tòa nhà đang cháy hừng hực. Vì ngọn lửa quá lớn nên các anh bị “đánh” bật ra, lính chữa cháy phải tìm lối đi khác để nhanh chóng áp sát hiện trường. Nhiệt độ bên trong lên đến 500 độ C. Lính cứu hỏa phải phun nước lên trần cho nhiễu xuống để giúp tổ cấp cứu đưa xác nạn nhân ra ngoài. Nhiều người bị cháy đen không nhận ra nên lính chữa cháy phải quan sát quanh chỗ nạn nhân nằm để tìm các vật dụng như: cây bút, cặp tóc, đồng hồ... cùng đem xuống để người nhà nhận diện.
Suốt 36 năm kể từ ngày thành lập, thành phố đã xảy ra khoảng 7.000 vụ cháy. Ngoài vụ cháy ở ITC, người dân còn chứng kiến đám cháy tại chợ Kim Biên - chợ hóa chất và chợ Nhật Tảo - chợ điện tử, điện máy lớn nhất thành phố. Vụ cháy chợ Nhật Tảo xảy ra lúc 12 giờ ngày 19-4-2009 tại góc đường Nhật Tảo - Nguyễn Tri Phương, P4Q10. Trong lúc các tiểu thương ngủ trưa, một tia lửa trên bóng đèn trụ điện đã gây ra thảm họa. Sau đó, lửa lan sang các dây điện chằng chịt. Hàng trăm tiểu thương hoảng hốt di tản đồ đạc. Lính cứu hỏa như những cảm tử quân. Họ xông vào biển lửa và khi họ trở ra thì ngọn lửa đã bị khuất phục hoàn toàn.
Từ ngày thành lập, lính cứu hỏa trực tiếp tham gia chữa cháy trên 7.000 vụ đạt hiệu quả cao, điển hình như các vụ chữa cháy tại kho đạn Đồng Dù, huyện Củ Chi, TPHCM, kho đạn sân bay Tân Sơn Nhất, Nhà máy dệt Phước Long, Đài truyền hình TPHCM, khu dân cư P1Q5, Tổng công ty IMEXCO...
Ngoài ra, lực lượng CSPCCC Công an TPHCM còn chi viện cho các tỉnh khác chữa các vụ cháy lớn như: Tổng kho Long Bình - Đồng Nai, kho đạn Đồng Tâm - Tiền Giang, kho bom đạn Cẩm Giang - Tây Ninh, rừng U Minh Hạ, U Minh Thượng. Trong chiến đấu với “giặc lửa”, nhiều cán bộ chiến sĩ đã không ngại khó khăn, nguy hiểm, dũng cảm xông vào lửa đạn, khói, hóa chất để bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân, tránh được thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng.
ĐỐI MẶT VỚI HIỂM NGUY
Công tác cứu hộ - cứu nạn cũng được củng cố và phát huy tác dụng. Từ năm 2007 đến nay, đội cứu hộ - cứu nạn đã thực hiện trên 199 vụ, cứu sống 28 người bị nước, lửa và các nguy hiểm khác đe dọa. Đây là đơn vị có chức năng và nhiệm vụ trong chữa cháy nhưng có trách nhiệm cứu người trong tất cả các trường hợp và phục vụ điều tra các vụ án khi có yêu cầu.
Trong đêm tối đen, dù là sông sâu, kênh đầy rác, cái giếng hoang hay một công trình đổ sập đang đe dọa đến tính mạng con người, Đội cứu hộ cứu nạn vẫn phải có mặt để tìm vật chứng, tang chứng trong các vụ án. Có những vụ án giết người mà thủ phạm phân nhỏ xác người thành từng khúc, đem phi tang ở các dòng sông, kênh rạch khác nhau, đội phải lặn tìm bằng được xác đã thối rữa để có bằng chứng kết tội hung thủ.
Thành viên Đội cứu hộ cứu nạn còn lâm vào tình trạng nguy hiểm khi mắc kẹt trong các khoang tàu chìm sâu trong nước cả chục mét khi tìm kiếm nạn nhân, dễ bị thương bởi những vật sắc nhọn đâm vào người. Khi lặn tìm tang vật trong các con nước đen ngòm bị lựu đạn rơi rớt lại trong chiến tranh nổ, tai nạn xảy ra là điều không tránh khỏi.
Bằng sự hy sinh thầm lặng đó, các thành viên của đội đã giành lại sự sống cho bao người. Chị Nguyễn Dương Quế P. - nạn nhân được cứu từ vụ sập hầm tại Công ty Sawaco tâm sự: “Hôm đó, tôi bị ngất và bị thương rất nặng nhưng tôi đã được cứu sống. Tôi chân thành cảm ơn rất nhiều tinh thần dũng cảm của các anh cứu hỏa. Tôi hiểu công việc của các anh là rất nguy hiểm”.
Trong công tác chữa cháy và cứu hộ - cứu nạn, trên 100 cán bộ chiến sĩ (CBCS) đã bị thương, nhiều đồng chí đã dũng cảm hy sinh để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân. Tháng 5-1979, trong khi lặn tìm khẩu súng là vật chứng của bọn tội phạm trong vụ bắt cóc con nghệ sĩ Thanh Nga, hai chiến sĩ Võ Quang Hà và Nguyễn Văn Bảy mò trúng quả lựu đạn. Do lựu đạn nổ nên hai anh đã hy sinh tại chân cầu Bình Lợi, sông Sài Gòn. Đồng chí Nguyễn Ngọc Tốt, cán bộ đội cứu hộ - cứu nạn bùi ngùi nhớ lại: “Tổ công tác đã lặn ròng rã suốt hai ngày đêm. Sự cố xảy ra lúc 14 giờ 30 phút, ở ca lặn cuối cùng để báo cáo kết quả tìm tang vật”.
Nhiều chiến sĩ chữa cháy khác đã hy sinh khi đang độ tuổi xuân. Đó là anh Nguyễn Văn Mót, SN 1977, ra đi khi lái xe đến nơi chữa cháy. Đó là liệt sĩ Lê Văn Hà và Phạm Văn Sáu, hy sinh năm 1991 vì bị điện giật khi đang chữa cháy tại khu dân cư đường Tô Hiến Thành, quận 10. Gần đây nhất, năm 2007, chiến sĩ Phạm Trường Huy đã ra đi khi đang chữa cháy tại Công ty Nam Thuận Hưng, quận 6.
Sở CSPCCC có hàng trăm CBCS bị thương tật trong quá trình tham gia chữa cháy, cứu hộ - cứu nạn hiện đang công tác tại các đơn vị. Thượng tá Nguyễn Văn Tuyền - Phó trưởng Phòng CSPCCC quận Gò Vấp bị thương tật tới 18% trong một vụ chữa cháy ở đường Nguyễn Kiệm, phường 3, quận Gò Vấp năm 2005. Cũng là người tham gia vụ chữa cháy trên và là một trong bảy người bị thương, chiến sĩ Thái An Khang bị gãy chân trái, bỏng toàn thân, thương tật 31% nhưng vẫn tiếp tục đeo đuổi nghề nghiệp.
Rất nhiều CBCS khác hy sinh thầm lặng cuộc sống riêng tư của gia đình để làm tốt nhiệm vụ được giao. Có người cha mẹ già yếu đang bị bệnh, con đang cấp cứu nằm nhà thương nhưng vẫn không thể bỏ dở công việc để lo toan vì có vụ cháy đang diễn ra.
Lực lượng CSPCCC TPHCM đã được Chủ tịch nước tặng 1 Huân chương Chiến công hạng Nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng Hai, được UBND TPHCM, Bộ Công an tặng nhiều bằng khen và nhiều năm liền đạt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”.
Suốt nhiều tháng theo chân lính cứu hỏa của Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy TPHCM (Sở CSPCCC), chúng tôi phần nào hiểu được tinh thần dũng cảm, xả thân và sự hy sinh thầm lặng của các anh.
http://www.pccc.hochiminhcity.gov.vn/image/image_gallery?uuid=eed01639-f0ca-484d-8694-760e51fa297a&groupId=11230&t=1306476176373
Tự hào là lính chữa cháy
NHỮNG TRẬN ĐÁNH ĐỂ ĐỜI
Lực lượng CSPCCC Công an TPHCM được thành lập ngay sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng trên cơ sở tiếp quản Sở Cứu hỏa Đô Thành Sài Gòn. Ngày 15-5-2006, Thủ tướng Chính phủ quyết định thí điểm thành lập Sở CSPCCC TPHCM thuộc Bộ Công an.
Vụ cháy lớn nhất tại TPHCM từ trước đến nay xảy ra tại tòa nhà Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), ngay ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lê Lợi, quận 1. 13 giờ 30 ngày 29-10-2002, một ngọn lửa lớn bùng phát từ vũ trường Blue thuộc Trung tâm thương mại quốc tế, sau đó lan rộng và bốc lên dữ dội.
http://www.pccc.hochiminhcity.gov.vn/image/image_gallery?uuid=2c8d5073-d1d0-4df9-a4d1-927feee5577c&groupId=11230&t=1306476180638
Hợp tác của Sở CSPCCC TPHCM và các sở CSPCCC của Pháp
Tòa nhà Trung tâm thương mại quốc tế gồm sáu tầng, trong đó có các văn phòng của Anh, Australia, Bỉ, Đức, Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc và Thái Lan. Tầng một chủ yếu kinh doanh vàng bạc, tầng hai đến tầng bốn là các văn phòng, nhà hàng và gian bày bán sản phẩm cao cấp. Thiệt hại lớn nhất là văn phòng Công ty bảo hiểm quốc tế Mỹ (AIA), đóng tại tầng ba và tầng năm với 30 người bị thương, 6 người mất tích.
Có mặt tác nghiệp thời điểm đó, chúng tôi trông thấy một số người hoảng loạn tìm cách thoát thân, có người trèo qua cửa sổ, có người nhảy từ tầng cao xuống. Thành phố đã huy động toàn bộ lực lượng phòng cháy chữa cháy của công an, quân đội và sân bay Tân Sơn Nhất gồm 30 xe cứu hỏa tham gia dập lửa. Lãnh đạo thành phố đã trực tiếp chỉ đạo và yêu cầu phải cứu người bằng mọi giá. Đại tá Nguyễn Chí Dũng (nay là thiếu tướng) - nguyên Giám đốc Công an TPHCM có mặt tại hiện trường, chỉ huy lực lượng công an gồm hơn 1.000 người tham gia cứu hộ. Đến 17 giờ 30 phút ngọn lửa bắt đầu được khống chế. Nguyên nhân được xác định là chập điện, toàn bộ tầng bốn của tòa nhà bị thiêu rụi. Có 54 người thiệt mạng, trong đó có hai người nước ngoài. Hơn 60 người khác bị thương đã nhanh chóng được cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Sài Gòn và Trung tâm chỉnh hình TPHCM. Số người tử vong và bị thương chủ yếu là do nhảy từ tầng cao xuống.
Chín năm sau ngày xảy ra thảm họa, chúng tôi gặp những sĩ quan công an, tham gia trực tiếp vào việc chữa cháy. Thượng tá Nguyễn Danh Thành - Phó trưởng Phòng CSPCCC quận 1, chỉ huy chữa cháy giai đoạn đầu - nhớ lại: “Khi xe chữa cháy mới chạy đến ngã tư Trần Hưng Đạo - Nguyễn Khắc Nhu thì chúng tôi thấy biển lửa quá lớn. Lãnh đạo phòng huy động hết các đội đến hiện trường. Lúc đó, chúng tôi không nghĩ đến ăn uống mà chỉ tìm cách dập lửa”. Ông Thành nhớ mãi hình ảnh một người đàn ông bị mắc kẹt ở tầng bảy “phi thân” qua cột điện để tránh lửa rồi mắc kẹt trên ngọn cây. Lính chữa cháy phải dùng xe thang mới cứu được. Trong lúc dầu sôi lửa bỏng, không kể quốc tịch, màu da, những người dân xung quanh đã tham gia cứu chữa, giữ thang sắt khỏi rung để đưa người thoát xuống.
Đây cũng là một trong những “trận đánh” đầu tiên của trung úy Huỳnh Văn Tuấn - một trong năm công dân trẻ tiêu biểu của thành phố năm 2010. Vẫn còn nhớ như in ngày đau thương, Tuấn kể lại tiểu đội cấp cứu của anh phải lao vào tòa nhà đang cháy hừng hực. Vì ngọn lửa quá lớn nên các anh bị “đánh” bật ra, lính chữa cháy phải tìm lối đi khác để nhanh chóng áp sát hiện trường. Nhiệt độ bên trong lên đến 500 độ C. Lính cứu hỏa phải phun nước lên trần cho nhiễu xuống để giúp tổ cấp cứu đưa xác nạn nhân ra ngoài. Nhiều người bị cháy đen không nhận ra nên lính chữa cháy phải quan sát quanh chỗ nạn nhân nằm để tìm các vật dụng như: cây bút, cặp tóc, đồng hồ... cùng đem xuống để người nhà nhận diện.
Suốt 36 năm kể từ ngày thành lập, thành phố đã xảy ra khoảng 7.000 vụ cháy. Ngoài vụ cháy ở ITC, người dân còn chứng kiến đám cháy tại chợ Kim Biên - chợ hóa chất và chợ Nhật Tảo - chợ điện tử, điện máy lớn nhất thành phố. Vụ cháy chợ Nhật Tảo xảy ra lúc 12 giờ ngày 19-4-2009 tại góc đường Nhật Tảo - Nguyễn Tri Phương, P4Q10. Trong lúc các tiểu thương ngủ trưa, một tia lửa trên bóng đèn trụ điện đã gây ra thảm họa. Sau đó, lửa lan sang các dây điện chằng chịt. Hàng trăm tiểu thương hoảng hốt di tản đồ đạc. Lính cứu hỏa như những cảm tử quân. Họ xông vào biển lửa và khi họ trở ra thì ngọn lửa đã bị khuất phục hoàn toàn.
Từ ngày thành lập, lính cứu hỏa trực tiếp tham gia chữa cháy trên 7.000 vụ đạt hiệu quả cao, điển hình như các vụ chữa cháy tại kho đạn Đồng Dù, huyện Củ Chi, TPHCM, kho đạn sân bay Tân Sơn Nhất, Nhà máy dệt Phước Long, Đài truyền hình TPHCM, khu dân cư P1Q5, Tổng công ty IMEXCO...
Ngoài ra, lực lượng CSPCCC Công an TPHCM còn chi viện cho các tỉnh khác chữa các vụ cháy lớn như: Tổng kho Long Bình - Đồng Nai, kho đạn Đồng Tâm - Tiền Giang, kho bom đạn Cẩm Giang - Tây Ninh, rừng U Minh Hạ, U Minh Thượng. Trong chiến đấu với “giặc lửa”, nhiều cán bộ chiến sĩ đã không ngại khó khăn, nguy hiểm, dũng cảm xông vào lửa đạn, khói, hóa chất để bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân, tránh được thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng.
ĐỐI MẶT VỚI HIỂM NGUY
Công tác cứu hộ - cứu nạn cũng được củng cố và phát huy tác dụng. Từ năm 2007 đến nay, đội cứu hộ - cứu nạn đã thực hiện trên 199 vụ, cứu sống 28 người bị nước, lửa và các nguy hiểm khác đe dọa. Đây là đơn vị có chức năng và nhiệm vụ trong chữa cháy nhưng có trách nhiệm cứu người trong tất cả các trường hợp và phục vụ điều tra các vụ án khi có yêu cầu.
Trong đêm tối đen, dù là sông sâu, kênh đầy rác, cái giếng hoang hay một công trình đổ sập đang đe dọa đến tính mạng con người, Đội cứu hộ cứu nạn vẫn phải có mặt để tìm vật chứng, tang chứng trong các vụ án. Có những vụ án giết người mà thủ phạm phân nhỏ xác người thành từng khúc, đem phi tang ở các dòng sông, kênh rạch khác nhau, đội phải lặn tìm bằng được xác đã thối rữa để có bằng chứng kết tội hung thủ.
Thành viên Đội cứu hộ cứu nạn còn lâm vào tình trạng nguy hiểm khi mắc kẹt trong các khoang tàu chìm sâu trong nước cả chục mét khi tìm kiếm nạn nhân, dễ bị thương bởi những vật sắc nhọn đâm vào người. Khi lặn tìm tang vật trong các con nước đen ngòm bị lựu đạn rơi rớt lại trong chiến tranh nổ, tai nạn xảy ra là điều không tránh khỏi.
Bằng sự hy sinh thầm lặng đó, các thành viên của đội đã giành lại sự sống cho bao người. Chị Nguyễn Dương Quế P. - nạn nhân được cứu từ vụ sập hầm tại Công ty Sawaco tâm sự: “Hôm đó, tôi bị ngất và bị thương rất nặng nhưng tôi đã được cứu sống. Tôi chân thành cảm ơn rất nhiều tinh thần dũng cảm của các anh cứu hỏa. Tôi hiểu công việc của các anh là rất nguy hiểm”.
Trong công tác chữa cháy và cứu hộ - cứu nạn, trên 100 cán bộ chiến sĩ (CBCS) đã bị thương, nhiều đồng chí đã dũng cảm hy sinh để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân. Tháng 5-1979, trong khi lặn tìm khẩu súng là vật chứng của bọn tội phạm trong vụ bắt cóc con nghệ sĩ Thanh Nga, hai chiến sĩ Võ Quang Hà và Nguyễn Văn Bảy mò trúng quả lựu đạn. Do lựu đạn nổ nên hai anh đã hy sinh tại chân cầu Bình Lợi, sông Sài Gòn. Đồng chí Nguyễn Ngọc Tốt, cán bộ đội cứu hộ - cứu nạn bùi ngùi nhớ lại: “Tổ công tác đã lặn ròng rã suốt hai ngày đêm. Sự cố xảy ra lúc 14 giờ 30 phút, ở ca lặn cuối cùng để báo cáo kết quả tìm tang vật”.
Nhiều chiến sĩ chữa cháy khác đã hy sinh khi đang độ tuổi xuân. Đó là anh Nguyễn Văn Mót, SN 1977, ra đi khi lái xe đến nơi chữa cháy. Đó là liệt sĩ Lê Văn Hà và Phạm Văn Sáu, hy sinh năm 1991 vì bị điện giật khi đang chữa cháy tại khu dân cư đường Tô Hiến Thành, quận 10. Gần đây nhất, năm 2007, chiến sĩ Phạm Trường Huy đã ra đi khi đang chữa cháy tại Công ty Nam Thuận Hưng, quận 6.
Sở CSPCCC có hàng trăm CBCS bị thương tật trong quá trình tham gia chữa cháy, cứu hộ - cứu nạn hiện đang công tác tại các đơn vị. Thượng tá Nguyễn Văn Tuyền - Phó trưởng Phòng CSPCCC quận Gò Vấp bị thương tật tới 18% trong một vụ chữa cháy ở đường Nguyễn Kiệm, phường 3, quận Gò Vấp năm 2005. Cũng là người tham gia vụ chữa cháy trên và là một trong bảy người bị thương, chiến sĩ Thái An Khang bị gãy chân trái, bỏng toàn thân, thương tật 31% nhưng vẫn tiếp tục đeo đuổi nghề nghiệp.
Rất nhiều CBCS khác hy sinh thầm lặng cuộc sống riêng tư của gia đình để làm tốt nhiệm vụ được giao. Có người cha mẹ già yếu đang bị bệnh, con đang cấp cứu nằm nhà thương nhưng vẫn không thể bỏ dở công việc để lo toan vì có vụ cháy đang diễn ra.
Lực lượng CSPCCC TPHCM đã được Chủ tịch nước tặng 1 Huân chương Chiến công hạng Nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng Hai, được UBND TPHCM, Bộ Công an tặng nhiều bằng khen và nhiều năm liền đạt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”.