Khanh114
05-28-2013, 09:50 PM
(Chinhphu.vn) - Thảo luận tại tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy (PCCC), các đại biểu Quốc hội đã đề xuất nhiều nội dung nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này.
Đại biểu Lê Thị Nguyệt (đoàn Vĩnh Phúc) cho rằng, việc sửa Luật PCCC là cần thiết, nhưng quan trọng là những nội dung của luật khi đi vào cuộc sống phải góp phần nâng cao hiệu quả đề phòng, công tác cứu chữa, hạn chế, giảm thiệt hại do cháy.
Thực tế trong những ngày qua đã liên tiếp xảy ra nhiều vụ cháy lớn, gây hậu quả nghiêm trọng về tài sản. Nhiều vụ cháy do các nguyên nhân chủ quan của con người, trong khi đó công tác chữa cháy còn nhiều bất cập.
Ở nhiều tổ thảo luận, các đại biểu Quốc hội đều đặc biệt nhấn mạnh vai trò của công tác tuyên truyền nhận thức trong nhân dân, nhất là việc nâng cao kiến thức về PCCC.
Các đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TP.HCM), Bùi Thị An (đoàn Hà Nội), Lê Minh Thông (đoàn Thanh Hóa) cho rằng công tác tuyên truyền cần phải được thực hiện một cách khoa học, bài bản ngay từ bậc tiểu học, nhằm trang bị cho người dân nhận thức đẩy đủ về công tác PCCC và những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng cơ bản để ứng phó khi xảy ra cháy.
http://baodientu.chinhphu.vn/Uploaded_VGP/dangdinhnam/20130528/Dao%20Trong%20Thi%20_%20Hn.jpg
Đại biểu Đào Trọng Thi phát biểu tại phiên thảo luận tổ của đoàn Hà Nội, sáng 28/5
Về lực lượng chuyên trách PCCC, đại biểu Bùi Thị An đề nghị Nhà nước nên đầu tư ngân sách cho nghiên cứu, đào tạo cán bộ cho PCCC, đặc biệt là lực lượng kiểm tra, giám sát, lực lượng vũ trang.
Tuy nhiên, đại biểu Lê Minh Thông lại có cách tiếp cận khác khi đề xuất nên thành lập cơ quan chuyên cứu hộ, cứu nạn nói chung. Đây sẽ là cơ quan được đầu tư, huấn luyện chuyên sâu để chuyên thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, tập trung vào hai nhiệm vụ chính là chữa cháy và phòng, chống lụt bão.
Nhấn mạnh trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong các vụ cháy rừng, đại biểu Lê Thị An (đoàn Hà Nội) cho rằng cần có quy định rõ ràng với đối tượng này bởi nếu chỉ quy định trách nhiệm cho chủ rừng (không phải là địa phương) là không đủ.
Không thể chỉ trông chờ vào Nhà nước
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan yêu cầu cần quy định kỹ hơn về vai trò của tổ chức, cơ sở, hộ gia đình trong công tác phòng cháy. Theo đại biểu, không thể trông chờ đầu tư cho PCCC chỉ từ nguồn ngân sách nhà nước, vì nếu chỉ trông chờ vào Nhà nước thì sẽ không thể và không bao giờ đủ. Theo bà Lan, việc quy định mua bảo hiểm cháy, nổ với mọi đối tượng sẽ là một giải pháp hợp lý.
“Nguy cơ cháy nổ luôn rình rập ở mọi nơi. Quy định hiện nay chỉ các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ mới bắt buộc mua bảo hiểm còn các thành phần khác chỉ khuyến khích, trong khi nếu sự cố xảy ra thì thiệt hại không chỉ cho cơ sở đó. Cần quy định cứng việc bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy, nổ với mọi đối tượng, có như vậy mới đủ nguồn lực cho PCCC”, đại biểu này nói.
Đại biểu Lê Minh Thông cũng đồng tình với quan điểm này khi cho rằng, nếu quy định mọi đối tượng, hoặc ít nhất mở rộng đối tượng bắt buộc mua bảo hiểm cháy, nổ, thì không chỉ tăng nguồn thu mà còn tăng khả năng giám sát của cơ quan bảo hiểm đối với công tác PCCC.
Về đề xuất có chế độ bồi dưỡng với lực lượng tham gia công tác PCCC, đại biểu Lê Minh Thông cho rằng, không nên có quy định này. “Phải xem PCCC là nghĩa vụ của mọi người dân, không quy định trợ cấp riêng cho dân phòng hay đối tượng nào. Ngân sách nhà nước sẽ không thể bao cấp được. Nhưng quan trọng hơn, sẽ nảy sinh tâm lý PCCC là nhiệm vụ của những nhóm người nào đó cụ thể, hay phải có tiền mới chữa cháy”, ông Thông đặt vấn đề.
Đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh (đoàn TP.HCM) cho rằng nhiều nội dung, quy định trong dự thảo còn chung chung, không rõ ràng, có thể gây khó khăn khi triển khai thực hiện.
Đại biểu Lê Thị Nguyệt (đoàn Vĩnh Phúc) cho rằng, việc sửa Luật PCCC là cần thiết, nhưng quan trọng là những nội dung của luật khi đi vào cuộc sống phải góp phần nâng cao hiệu quả đề phòng, công tác cứu chữa, hạn chế, giảm thiệt hại do cháy.
Thực tế trong những ngày qua đã liên tiếp xảy ra nhiều vụ cháy lớn, gây hậu quả nghiêm trọng về tài sản. Nhiều vụ cháy do các nguyên nhân chủ quan của con người, trong khi đó công tác chữa cháy còn nhiều bất cập.
Ở nhiều tổ thảo luận, các đại biểu Quốc hội đều đặc biệt nhấn mạnh vai trò của công tác tuyên truyền nhận thức trong nhân dân, nhất là việc nâng cao kiến thức về PCCC.
Các đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TP.HCM), Bùi Thị An (đoàn Hà Nội), Lê Minh Thông (đoàn Thanh Hóa) cho rằng công tác tuyên truyền cần phải được thực hiện một cách khoa học, bài bản ngay từ bậc tiểu học, nhằm trang bị cho người dân nhận thức đẩy đủ về công tác PCCC và những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng cơ bản để ứng phó khi xảy ra cháy.
http://baodientu.chinhphu.vn/Uploaded_VGP/dangdinhnam/20130528/Dao%20Trong%20Thi%20_%20Hn.jpg
Đại biểu Đào Trọng Thi phát biểu tại phiên thảo luận tổ của đoàn Hà Nội, sáng 28/5
Về lực lượng chuyên trách PCCC, đại biểu Bùi Thị An đề nghị Nhà nước nên đầu tư ngân sách cho nghiên cứu, đào tạo cán bộ cho PCCC, đặc biệt là lực lượng kiểm tra, giám sát, lực lượng vũ trang.
Tuy nhiên, đại biểu Lê Minh Thông lại có cách tiếp cận khác khi đề xuất nên thành lập cơ quan chuyên cứu hộ, cứu nạn nói chung. Đây sẽ là cơ quan được đầu tư, huấn luyện chuyên sâu để chuyên thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, tập trung vào hai nhiệm vụ chính là chữa cháy và phòng, chống lụt bão.
Nhấn mạnh trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong các vụ cháy rừng, đại biểu Lê Thị An (đoàn Hà Nội) cho rằng cần có quy định rõ ràng với đối tượng này bởi nếu chỉ quy định trách nhiệm cho chủ rừng (không phải là địa phương) là không đủ.
Không thể chỉ trông chờ vào Nhà nước
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan yêu cầu cần quy định kỹ hơn về vai trò của tổ chức, cơ sở, hộ gia đình trong công tác phòng cháy. Theo đại biểu, không thể trông chờ đầu tư cho PCCC chỉ từ nguồn ngân sách nhà nước, vì nếu chỉ trông chờ vào Nhà nước thì sẽ không thể và không bao giờ đủ. Theo bà Lan, việc quy định mua bảo hiểm cháy, nổ với mọi đối tượng sẽ là một giải pháp hợp lý.
“Nguy cơ cháy nổ luôn rình rập ở mọi nơi. Quy định hiện nay chỉ các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ mới bắt buộc mua bảo hiểm còn các thành phần khác chỉ khuyến khích, trong khi nếu sự cố xảy ra thì thiệt hại không chỉ cho cơ sở đó. Cần quy định cứng việc bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy, nổ với mọi đối tượng, có như vậy mới đủ nguồn lực cho PCCC”, đại biểu này nói.
Đại biểu Lê Minh Thông cũng đồng tình với quan điểm này khi cho rằng, nếu quy định mọi đối tượng, hoặc ít nhất mở rộng đối tượng bắt buộc mua bảo hiểm cháy, nổ, thì không chỉ tăng nguồn thu mà còn tăng khả năng giám sát của cơ quan bảo hiểm đối với công tác PCCC.
Về đề xuất có chế độ bồi dưỡng với lực lượng tham gia công tác PCCC, đại biểu Lê Minh Thông cho rằng, không nên có quy định này. “Phải xem PCCC là nghĩa vụ của mọi người dân, không quy định trợ cấp riêng cho dân phòng hay đối tượng nào. Ngân sách nhà nước sẽ không thể bao cấp được. Nhưng quan trọng hơn, sẽ nảy sinh tâm lý PCCC là nhiệm vụ của những nhóm người nào đó cụ thể, hay phải có tiền mới chữa cháy”, ông Thông đặt vấn đề.
Đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh (đoàn TP.HCM) cho rằng nhiều nội dung, quy định trong dự thảo còn chung chung, không rõ ràng, có thể gây khó khăn khi triển khai thực hiện.