View Full Version : Hà Nội sẽ mua máy bay trực thăng chữa cháy
Khanh114
05-28-2013, 09:48 PM
Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị (đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội) cho biết như vậy trong phiên thảo luận ở tổ sáng nay, 28/5, về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chữa cháy.
Tại phiên thảo luận, hầu hết các đại biểu đều cho rằng, cần phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân trong việc phòng cháy, chữa cháy. Đại biểu Nguyễn Phạm Ý Nhi (Hà Nội) khẳng định: “Nhấn mạnh vai trò của người đứng đầu là đúng, nhưng triển khai tới từng người dân không tốt thì vẫn có thể xảy ra cháy nổ. Hơn 50% các vụ cháy xảy ra là do con người, vì vậy cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng để triển khai phòng cháy, chữa cháy tốt hơn vì sự phối hợp còn yếu và phương tiện còn thiếu”.
Nhấn mạnh hơn nữa về sự yếu kém trong việc trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, đại biểu Nhi đặt câu hỏi: “Qua các phương tiện truyền thông, tôi được biết với những nhà cao tầng thì thang chỉ đến được tầng 17, vậy những tầng cao hơn thì sẽ khắc phục như thế nào? Hơn nữa, với những khu dân cư hiện tại chưa đạt các tiêu chuẩn phòng cháy, chữa cháy thì phải làm gì?”.
Đại biểu Đinh Xuân Thảo (Hà Nội) thì cho rằng: Ngân sách Nhà nước để bảo đảm cho phòng cháy, chữa cháy là cần thiết, song sử dụng như thế nào cho có hiệu quả là vấn đề cần quan tâm. Nhiều nước khác có cả máy bay chữa cháy, đầu tư rất lớn trong khi lực lượng phòng cháy, chữa cháy của ta có từ lâu, song cần tránh việc lâm vào tình trạng trang thiết bị cũ kỹ, lạc hậu và khó chữa cháy khi xảy ra sự cố.
http://img-hn.24hstatic.com:8008/upload/2-2013/images/2013-05-28/1369726680-chua-chay1.jpg
Công tác chữa cháy tại những tòa nhà cao tầng gặp nhiều khó khăn
Xoay quanh các vấn đề về phòng cháy, chữa cháy, đại biểu Phạm Quang Nghị (Bí thư thành ủy Hà Nội) bổ sung thêm một số thông tin về năng lực phòng cháy, chữa cháy của Hà Nội. Theo ông Nghị, Hà Nội hiện có xe cứu hỏa đặc chủng có thể vươn cao tới tầng 39. “Nếu còn có tầng cao hơn nữa thì phải làm thế nào? Theo tôi, về thiết kế thì các loại nhà cao tầng đều có thiết bị phòng cháy, chữa cháy bằng các phương tiện khác nhau nên chi phí với người dân ở nhà cao tầng đắt hơn. Ngoài ra, trong trường hợp cháy lớn, cháy to thì có thể có cả thiết bị tự chữa cháy”, ông Nghị cho biết.
Bên cạnh đó, ĐB Nghị cũng khẳng định, Hà Nội đã có dự trù mua máy bay trực thăng để trong trường hợp tự chữa không được thì sẽ áp dụng phương tiện này để hỗ trợ. Dù không cho biết số lượng máy bay và kinh phí là bao nhiêu, nhưng ông Nghị cũng nhấn mạnh, kế hoạch mua máy bay trực thăng chữa cháy đã được đặt ra và sẽ triển khai trong thời gian tới.
Theo 24h.com.vn
hothang
05-30-2013, 11:29 PM
Mua trực thăng chữa cháy: Chuyện không đơn giản
Máy bay trực thăng chỉ có thể thả nước thẳng từ nóc xuống chứ không thể phun ngang để dập lửa. Như vậy, trong các trường hợp không cháy ở nóc mà cháy ở thân các tòa nhà cao tầng thì có dùng trực thăng cũng khó có thể kiểm soát được đám cháy.
Đây là thông tin được đưa ra tại buổi “Gặp mặt báo chí nhằm trao đổi công tác tuyên truyền hoạt động phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn 6 tháng cuối năm 2013” được tổ chức tại Hà Nội vào sáng nay (29/5).
http://media.tinmoi.vn//2013/05/29/20130529142234-chay-chung-cu.jpg
Vụ cháy chung cư JSC cao 18 tầng số 34 Khuất Duy Tiến - Lê Văn Lương vào năm 2010 làm cư dân hoảng loạn
Theo Thiếu tướng Phạm Hoài Giang, Cục trưởng Cục cứu hộ cứu nạn, Ủy viên thường trực, Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn (UBQGTKCN) thì hiện nay máy bay trực thăng đã được huy động trong việc chữa cháy cho các tòa nhà cao tầng, siêu cao tầng (có 17 tầng trở lên).
39 vụ sập đổ công trình năm 2012
Theo báo cáo của UBQGTKCN, trong năm 2012 đã xảy ra 3.403 vụ việc liên quan đến thiên tai, tai nạn, sập nhà, cháy nổ, vv … Trong đó có 360 vụ thiên tai, 1.543 vụ hỏa hoạn, 54 vụ nổ, 39 vụ sập đổ công trình, .. làm chết 645 người, mất tích 240 người, bị thương 832 người, thiệt hại nặng cả về người lẫn tài sản.
6 tháng đầu năm 2013, cả nước có 814 vụ thiên tai, tai nạn, sự cố, tăng 260 vụ so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, Thiếu tướng Giang nhận định: Trong các nguy cơ (đang hiển hiện rõ ràng ở các đô thị) gồm cháy, nổ, sập nhà cao tầng thì nguy cơ cháy có khả năng xảy ra cao hơn và mức độ phức tạp hơn (cả về diễn biến lẫn biện pháp ứng phó, đặc biệt đối với các nhà cao tầng, siêu cao tầng).
Hiện lực lượng Cứu hộ cứu nạn của UBQGTKCN có 6 máy bay trực thăng MI71, mỗi lần bay có thể mang theo 4 mét khối nước để cứu hỏa.
Nhưng điểm hạn chế lớn nhất của các trực thăng này là chỉ có thể thả nước thẳng xuống từ nóc chứ không thể phun ngang thân tòa nhà.
Như vậy, nếu đám cháy xảy ra ở thân tòa nhà thì việc dập tắt sẽ gặp khó khăn.
Ông Giang cho biết tại nước Nga có sử dụng những loại máy bay chữa cháy có khả năng bay ngang với tòa nhà và phụt thẳng nước vào tầng nào bị cháy, giúp hiệu quả chữa cháy tốt hơn.
Ngày hôm qua (28/5), trong buổi họp tổ của các ĐBQH tại Hà Nội, trước lo lắng của các ĐB về vấn đề cháy nổ đang diễn biến phức tạp, khả năng phòng cháy, chữa cháy còn hạn chế, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị thông tin với các ĐB rằng Hà Nội đã đặt mua trực thăng để chữa cháy.
Nói về điều này, Thiếu tướng Phạm Hoài Giang cho rằng, nếu thực hiện việc mua máy bay để chữa cháy thì Hà Nội cần hết sức thận trọng, vì đây đảm bảo kỹ thuật hàng không không phải chuyện đơn giản. Thực tế có những đơn vị trong Hải quân đã trang bị máy bay trực thăng ,nhưng vẫn phải chuyển cho Không quân quản lý để đảm bảo an toàn.
Dân chung cư cao tầng chết chẹt ở giữa?
Trong khi trực thăng chỉ có thể phun nước thì trên nóc xuống thì việc cứu hỏa từ mặt đất cũng rất hạn chế khi mà các phương tiện chữa cháy chỉ có thể vươn cao nhất đến tầng 17 (tương đương chiều dài thang 52m).
Ông Nghị cho biết, Hà Nội tính trang bị xe cứu hỏa đặc chủng có thể vươn tới tầng 39, song trong lần trả lời báo chí sau vụ cháy chung cư JSC cao 18 tầng số 34 Khuất Duy Tiến - Lê Văn Lương vào năm 2010, lãnh đạo Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội cho biết việc trang bị thang cao 73m cho xe cứu hỏa của Hà Nội là không khả thi.
Lý do là vì xe rất nặng, có thể gây sập cống, đứt dây điện, đường cua xe dài không thuận tiện với địa hình "đường đông ngõ nhỏ". Vì thế, chỉ có thể trang bị thang cứu hỏa từ 53m trở xuống!
Tại buổi làm việc sáng nay, Thiếu tướng Phạm Hoài Giang cho biết, Bộ Công an được giao chịu trách nhiệm chính và là đơn vị chủ trì trong công tác PCCC, còn các đơn vị trong Bộ Quốc phòng là đơn vị phối hợp. Khi vượt quá khả năng của mình thì phía công an phải báo cáo để Nhà nước điều động.
Xây dựng phương án PCCC cho nhà máy điện hạt nhân
Thiếu tướng Phạm Hoài Giang cho biết theo kế hoạch, nhà máy điện hạt nhân sẽ khởi công năm 2014. UBQGTKCN được giao xây dựng lực lượng và phương tiện để ứng phó với các sự cố cháy nổ có thể xảy ra tại nhà máy này.
Theo kế hoạch, đến năm 2020 nhà máy sẽ đi vào hoạt động, lúc đó UBQG phải đưa ra đầy đủ các phương án.
hothang
05-30-2013, 11:31 PM
Hạ tầng Hà Nội chưa cho phép dùng trực thăng chữa cháy
Theo lãnh đạo Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Hà Nội, việc mua trực thăng mới chỉ là đề án, và là chuyện của tương lai vì hiện tại điều kiện kinh tế và hạ tầng chưa cho phép.
Hôm 28/5, trả lời đại biểu Quốc hội tại tổ Hà Nội, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị có nói, Hà Nội đã có phương án và đặt mua trực thăng để chữa cháy trong trường hợp cần thiết, nhưng hiện phương tiện chưa về. Tuy nhiên, theo Đại tá Tô Xuân Thiều, Phó giám đốc Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) Hà Nội, việc mua trực thăng là kế hoạch của tương lai, còn hiện tại mới chỉ là đề án chứ chưa mua.
PV - Thưa ông, nếu chúng ta mua trực thăng về vậy việc vận hành sẽ thế nào, đỗ ở đâu?
Đại tá Tô Xuân Thiều: Cái đấy lại liên quan tới hàng không rồi. Còn việc trang bị trực thăng cho chữa cháy là chuyện của tương lai sau này sẽ mua, còn giờ chưa có. Chúng tôi cũng mới đang nghiên cứu đề án.
Còn nếu có mua về đi chăng nữa thì lực lượng PCCC vẫn chưa đủ năng lực để điều khiển; thứ hai, các thiết bị hạ tầng chưa đảm bảo cho trực thăng hoạt động, như chưa có bãi đỗ trực thăng trên các tòa nhà cao tầng.
PV - Ngoài những khó khăn trên còn có khó khăn gì làm việc trang bị trực thăng chữa cháy là không khả thi?
Đại tá Tô Xuân Thiều: Trực thăng có giá rất đắt. Một chiếc trực thăng giá cao gấp mấy chục lần so với một xe cứu hộ vươn thang tới tầng 17.
http://www.baodatviet.vn/dataimages/201305/original/images1222506_Ha_noi_chua_cho_phep_dung_truc_thang _chua_chay_datviet.vn.jpg
Cảnh sát PCCC Hà Nội xịt nước dập lửa tại tòa nhà EVN hồi tháng 10/2011.
PV - Giả sử nếu có trực thăng, và xảy ra cháy trong phố cổ thì việc chữa cháy có thực hiện được không?
Đại tá Tô Xuân Thiều: Nếu cháy trong phố cổ thì chủ yếu sử dụng phương tiện ở dưới, còn trực thăng là phục vụ cho việc chữa cháy ở những nơi khó khăn, hoặc cứu hộ khi xảy ra hỏa hoạn ở những tòa nhà cao tầng, nhưng phải có sân đỗ để trực thăng hạ cánh xuống, còn nếu không có, chỉ thả dây để dân leo lên thì người dân không biết leo, chỉ có những nhân viên được đào tạo về hàng không mới có thể leo được bằng thang dây. Nhưng hiệu quả chưa cao nếu Hà Nội sử dụng trực thăng.
PV - Nếu cháy trong ngõ xe cứu hỏa không vào được thì sẽ chữa cháy thế nào?
Đại tá Tô Xuân Thiều: Nếu cháy trong ngõ nhỏ chúng tôi chủ yếu sử dụng thiết bị chữa cháy bằng tay, nếu sâu vài trăm mét vẫn có thể đưa vòi vào, chỉ là chậm hơn thôi, hoặc triển khai máy bơm vào những khu vực có nước để chữa cháy.
PV - Có ý kiến cho rằng, hiện nay cách chữa cháy chính của mình vẫn là xịt nước, trong khi với một số vụ cháy lớn, hoặc cháy hóa chất, cháy vật liệu đặc biệt… thì cần phải sử dụng bọt, vì vậy việc chữa cháy của mình chưa hiệu quả, ông nghĩ sao về điều này?
Đại tá Tô Xuân Thiều: Hiện nay, việc báo cháy còn chậm, hệ thống hạ tầng giao thông của mình còn nhiều bất tiện, nên khi triển khai được lực lượng tới thì bị chậm, thời gian cháy tự do dài, dẫn tới thiệt hại rất lớn.
Như vụ cháy ở trên đường Âu Cơ, khi triển khai được lực lượng tới thì đám cháy đã được một lúc, gần đó lại không có trụ nước chữa cháy, nên phải áp dụng chiến thuật, đầu tiên là cách ly đám cháy không cho cháy lan, sau đó là dập tắt đám cháy.
PV - Như vụ cháy tòa nhà Tập đoàn Điện lực VN (EVN) hồi cuối năm 2011, chủ yếu cháy dây điện, xốp… nhưng vì dùng nước giập lửa nên tính hiệu quả không cao, khi cháy hết đường tự thoáng, ông nghĩ sao về điều này?
Đại tá Tô Xuân Thiều: Tòa nhà đó đang xây dựng nên mọi cái chưa hoàn thiện, khi chữa cháy phải huy động toàn bộ phương tiện ngoài vào nên gặp nhiều khó khăn.
PV - Hiện nay nhiều nước chủ yếu dùng bọt để dập lửa, trong khi nước ta chủ yếu dùng nước, vậy ông đánh giá thế nào về tính hiệu quả trong việc dùng nước chữa cháy, phải chăng vì chỉ dùng nước nên nhiều đám cháy không khống chế được, gây hậu quả nghiêm trọng?
Đại tá Tô Xuân Thiều: Hiện nay chữa cháy dùng nước là chủ yếu, trong một số trường hợp phải sử dụng tới hóa chất
PV - Việc dùng hóa chất để dập lửa có nhiều không, hay vì kinh phí cho hóa chất lớn hơn nước nhiều lần nên ta ít dùng?
Đại tá Tô Xuân Thiều: Không phải do kinh phí, mà nhiều đám cháy không cần thiết phải sử dụng tới hóa chất, nên chúng tôi dùng nước.
Theo baodatviet.vn
hothang
06-06-2013, 10:53 PM
“Bộ Công an chưa đượ(Dân trí) - “Phương án sử dụng máy bay để chữa cháy rất khả thi, chúng tôi rất cần. Bộ Công an cũng muốn đề xuất mua máy bay phục vụ công tác PCCC nhưng hiện mới được giao làm đề án mua máy bay trực thăng phụ vụ công tác chiến đấu, chống tội phạm”…
Thượng tướng Đặng Văn Hiếu - Thứ trưởng thường trực Bộ Công an - trao đổi bên hành lang Quốc hội về nhiều vấn đề rút ra sau vụ hỏa hoạn tại cây xăng ở Hà Nội vừa qua.
Cảnh sát PCCC vào cuộc… bị động
Vụ hỏa hoạn tại cây xăng ở Hà Nội vừa qua, quá trình chữa cháy được cho là đã bộc lộ nhiều vấn đề về nhân lực, trình độ chuyên môn của lực lượng cảnh sát PCCC. Là người trong ngành, ông có lý giải gì về rất nhiều lúng túng của cán bộ chiến sĩ?
Đúng là việc lúng túng đã thể hiện rất rõ. Lực lượng cảnh sát PCCC vẫn tập luyện, chuẩn bị thường xuyên nhưng khi ra quân, số lượng rõ ràng không phải thiếu nhưng cách điều phối còn chưa chặt chẽ. Công tác triển khai cứu hỏa rõ ràng còn bất cập.
Lãnh đạo ngành đã trực tiếp chỉ đạo cho anh em huấn luyện các phương án tác chiến khi có tình huống xảy ra để có thể thành tạo trong mọi tình huống. Trong tập luyện, khi sự việc chưa xảy ra thì anh em bình tĩnh nhưng khi xảy ra lại rất bị động, phải tăng cường huấn luyện thường xuyên hơn nữa. Giờ chúng tôi đang cố gắng xây dựng ở mỗi Sở Cảnh sát PCCC một trung tâm huấn luyện cho anh em, bất cứ giá nào cũng phải tổ chức huấn luyện kể cả về sức khỏe, kỹ thuật tác chiến…
http://dantri4.vcmedia.vn/VLEfzoZuPAIveDWb3xCC/Image/2013/05/Dang-Van-Hieu-1-6ceed.jpg
Thượng tướng Đặng Văn Hiếu: "Bộ Công an rất cần máy bay trong công tác PCCC nhưng mới được giao mua phục vụ chiến đấu".
Nhiều ý kiến cho rằng vụ cháy vừa rồi xảy ra tại một cây xăng ngay ở mặt đường lớn mà công tác chữa cháy còn khó khăn như vậy. Nếu vụ việc xảy ra ở những địa bàn chật hẹp hơn, điều kiện tác nghiệp hạn chế hơn thì hậu quả còn chưa biết thế nào. Có phải cơ quan quản lý nhà nước về việc này thực sự bị động trong công tác phòng cháy khi không lường trước hết những nguy cơ hiện hữu?
Không phải là bị động vì có khi những khu vực sâu hơn có thể phương tiện lại vẫn vào được đến nơi. Tùy từng vụ việc có những cái khó khác nhau. Vụ vừa rồi là ở chỗ không có họng nước, tức thiếu điều kiện để tác nghiệp. Vụ ở đường Âu Cơ, cháy nhà cũng vậy, khi xe đến nơi thì không có họng nước để rút ra phục vụ việc chữa cháy, lại phải chờ xe tiếp nước đến.
Nguy cơ hỏa hoạn từ 500 cây xăng ở nội thành Hà Nội cũng chỉ là một khía cạnh. Liên tiếp nhiều vụ cháy trong thành phố gần đây cho thấy không ít nguồn nguy cơ khác như những khu chung cư cao tầng, khu tập thể cũ, xưởng máy, chợ búa… Sau vụ việc này, Bộ Công an tính đến việc rà soát lại các khâu để định lượng tình hình?
Chúng ta có lực lượng PCCC và nếu lực lượng có rất mạnh đi nữa cũng vẫn không thể đáp ứng mọi yêu cầu. Cái chính giờ là dựa vào lực lượng chữa cháy trong nhân dân, nhất là yêu cầu phòng cháy phải đặt ra nghiêm ngặt. Mỗi khu chung cư cao tầng, khu tập trung đông dân cư, các chợ, trạm xăng… mỗi người dân đều phải ý thức chấp hành quy định để có thể tự phòng ngừa là tốt nhất vì để xảy ra thì khi lực lượng xử lý được cũng là thiệt hại rất lớn.
Còn về phía lực lượng Công an, chúng tôi cũng sẽ tăng cường lực lượng, giáo dục anh em trách nhiệm tập luyện xử lý tình huống, thao tác cho nhuần nhuyễn để khi có sự cố xảy ra thì vào cuộc cho có hiệu quả.
Cần máy bay chữa cháy nhưng chưa có… “cửa”
Vấn đề phương tiện chữa cháy cũng được nhắc tới trong vụ này như một cảnh báo về chất lượng, hiệu quả hoạt động của lực lượng chuyên ngành?
Về phương tiện, chúng tôi đang quá thiếu. Mỗi đội cảnh sát PCCC ở địa phương bây giờ thông thường chỉ được trang bị một xe cứu hỏa mà có những xe từ đời lâu lắm rồi, chất lượng không đảm bảo. Khi xảy ra sự cố, có khi xe đến được hiện trường thì cũng không thao tác được. Chính phủ đã cho làm dự án trang bị thêm phương tiện PCCC cho lực lượng nhưng nguồn lực của dự án cũng chưa đảm bảo cho việc mua sắm thêm phương tiện.
Giờ chúng tôi phải tìm cách xã hội hóa, buộc một số đơn vị như các khu công nghiệp, nhà máy, khách sạn phải lo phương tiện, cảnh sát chỉ phối hợp lo lực lượng và nghiệp vụ, tổ chức lực lượng phòng cháy nhân dân để góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ vì lực lượng chính quy nhiều khi cũng không xử lý hết.
Trong thế khó như vậy, ngành có hướng đầu tư ưu tiên như tập trung trang bị thêm các loại xe chữa cháy phổ biến hay nhắm vào các phương tiện đặc chủng như xe thang cỡ lớn, máy bay trực thăng…?
Nói chung hướng nào chúng tôi cũng muốn nhưng đều khó vì dự án thực hiện ở các thành phố lớn thì phải trang bị những xe hiện đại như xe thang chữa cháy ở nhà cao tầng, có những hóa chất chữa cháy có hiệu quả nhất. Còn các Sở cảnh sát PCCC ở những nơi khác thì lại đặt vấn đề mua các xe chữa cháy.
Trước tiên, chúng tôi xác định quan điểm phải tiếp cận ngay các phương tiện hiện đại chứ không mua loại đã lạc hậu, hiệu quả kém. Ngay cả các chất chữa cháy cũng phải, hướng tới các chất hiện đại, tác dụng tốt.
Lãnh đạo Hà Nội cho biết, thành phố đang thiếu các phương tiện chữa cháy hiện đại. Cố gắng tối đa Hà Nội mới chỉ đang đặt mua một chiếc trực thăng phục vụ công tác cứu hỏa. Số xe thang có thể tham gia chữa cháy ở những tòa nhà cao từ 39 tầng trở lên cũng chỉ có 1-2 chiếc. Tình hình chung của cả nước có sáng sủa hơn không, thưa ông?
Tình hình chung của cả nước cũng vậy thôi. Hiện nay cả nước chưa có máy bay nào để thực hiện nhiệm vụ PCCC. Vừa qua, tại TPHCM, Sở cảnh sát PCCC thành phố đưa được vào hoạt động một tàu chữa cháy trên sông giá trị của con tàu khoảng 52 tỷ đồng do UBND thành phố cấp tiền đóng. Nếu có hỏa hoạn trên sông hoặc ven sông thì tàu chữa cháy này sẽ xử lý rất có hiệu quả. Hiện một số Sở khác cũng đang nghiên cứu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền các địa phương để có thể hỗ trợ, đóng thêm các tàu chữa cháy trên sông, trên biển tương tự.
Việc này tùy thuộc cố gắng của từng địa phương. Còn các phương tiện chữa cháy khác cũng có đề án của Chính phủ như tôi đã nói nhưng nguồn kinh phí còn rất hạn hẹp nên không phải một lúc mua sắm đầy đủ luôn cả. Trước hết phải tập trung mua sắm một số phương tiện phổ biến, sau đó đến lúc nào có đủ kinh phí sẽ mua đồng loạt để cấp cho các địa phương.
Ngoài ra, cũng còn một nguồn khác từ các tổ chức quốc tế, thậm chí có trường hợp Việt kiều tại Mỹ đã từng thu gom các xe chữa cháy đã qua sử dụng (còn 80-90%), được hơn 100 xe đưa về hỗ trợ, đến nay số xe vẫn sử dụng rất tốt.
Đề xuất mua máy bay trực thăng để chữa cháy cũng đang gặp nhiều ý kiến “can gián” về điều kiện thành phố nhà cửa chen cứng, dây diện chằng chịt, khó khả thi?
Phương án sử dụng máy bay để chữa cháy rất khả thi, rất cần thiết, vấn đề là tổ chức mua sắm và sử dụng như nào cho hiệu quả. Có được chiếc máy bay để chữa cháy hay tàu chữa cháy ven biển, ven sông thì rất hiệu quả. Với ngõ ngách, hẻm nhỏ, máy bay vẫn có thể hoạt động được, các nước đều đã thực hiện.
Vậy với quy mô cả nước, có nên đề xuất trang bị hàng loạt máy bay để phục vụ việc cứu hỏa, thưa Thứ trưởng?
Chúng tôi rất cần. Bộ Công an rất muốn có đề xuất mua máy bay để chữa cháy vì tiện và có hiệu quả. Nhưng hiện chúng tôi mới được Chính phủ giao chuẩn bị đề án mua máy bay trực thăng để phục vụ công tác chiến đấu, tuần tra, kiểm soát, phòng chống tội phạm chứ chưa có hướng mua để phục vụ công tác PCCC. Trong tương lai gần, việc này nên đặt ra vì rất thiết thực. Các nước đã làm rồi. Vì điều kiện của Việt Nam đang còn nhiều khó khăn nên phải tính những việc khác trước.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Powered by vBulletin™ Version 4.0.8 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.