hothang
05-08-2013, 10:50 AM
Ngày 26/4/2013, tại Trường Đại học PCCC, Tiểu hội đồng 4 do đồng chí Đại tá, TS Trương Đình Hồng là chủ tịch đã tổ chức nghiệm thu, đánh giá kết quả 15 đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên có danh sách trong hội đồng.
Đề tài “Khảo sát lập bản đồ số cho nguồn nước chữa cháy trên địa bàn quận Thanh Xuân” do nhóm sinh viên Mai Danh Giang - Nguyễn Quyết Thắng - Trịnh Thị Anh lớp D26A thực hiện dưới sự hướng dẫn của đồng chí Thiếu tá Trần Kim Khánh - Phó Trưởng Khoa Chữa cháy hướng dẫn được các thành viên trong hội đồng đánh giá cao về tính ứng dụng trong hoạt động của Đội Chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ học tập – Trường Đại học PCCC và Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội.
http://daihocpccc.edu.vn/userfiles/Capture.PNG
Nội dung của đề tài “Khảo sát lập bản đồ số cho nguồn nước chữa cháy trên địa bàn quận Thanh Xuân” là thiết lập một bản đồ thể hiện vị trí, đặc điểm, tình trạng các nguồn nước chữa cháy trên địa bàn quận Thanh Xuân qua đó giúp lực lượng chữa cháy ngay sau khi nhận được tin báo cháy có thể nhanh chóng xác định được vị trí, đặc điểm, tình trạng các nguồn nước chữa cháy gần khu vực xảy ra cháy để đảm bảo cấp nước chữa cháy kịp thời, trong thời gian dài. Qua quá trình khảo sát thực tế, thu thập tài liệu từ Đội Chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ học tập cùng một số Phòng Cảnh sát PCCC trên địa bàn TP. Hà Nội, bằng kiến thức tin học đã có nhóm sinh viên đã cho ra sản phẩm là bản đồ số trực tuyến có nhiều ưu điểm như sau:
Bản đồ thể hiện được vị trí, đặc điểm, tình trạng của nguồn nước chữa cháy trên địa bàn quận Thanh Xuân. Có thể truy cập dễ dàng ở bất cứ đâu: tại đơn vị, xe chữa cháy trên đường tới đám cháy, tại đám cháy… bằng internet. Có thể truy cập cùng lúc bằng nhiều thiết bị như PC, laptop, máy tính bảng, điện thoại smartphone … Bản đồ có khả năng tìm kiếm trụ nước theo tên đường, theo khu vực, theo tuyến đường ống.
Tuy nhiên bản đồ còn một số hạn chế đó là: cơ sở dữ liệu ít, thời gian để khảo sát lấy số liệu chi tiết ngắn nên thông tin chi tiết về từng nguồn nước còn nghèo nàn.
Hướng phát triển của đề tài, trong thời gian tới nhóm nghiên cứu có thể bổ sung cơ sở dữ liệu để mở rộng bản đồ trên tất cả các quận, huyện của TP. Hà Nội và để xe chữa cháy tiếp cận nguồn nước trong thời gian ngắn nhất bản đồ có thể tích hợp thêm tính năng chỉ, dẫn đường, tính toán khoảng cách từ vị trí xe chữa cháy đến nguồn nước gần nhất.
Để bản đồ hoạt động tốt thì hàng năm phải mất một chi phí nhất định để thuê máy chủ. Chính vì vậy cần sự quan tâm của các cấp lãnh đạo để bản đồ số có thể phát huy hết tính năng và tác dụng thực tiễn.
Đề tài “Khảo sát lập bản đồ số cho nguồn nước chữa cháy trên địa bàn quận Thanh Xuân” do nhóm sinh viên Mai Danh Giang - Nguyễn Quyết Thắng - Trịnh Thị Anh lớp D26A thực hiện dưới sự hướng dẫn của đồng chí Thiếu tá Trần Kim Khánh - Phó Trưởng Khoa Chữa cháy hướng dẫn được các thành viên trong hội đồng đánh giá cao về tính ứng dụng trong hoạt động của Đội Chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ học tập – Trường Đại học PCCC và Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội.
http://daihocpccc.edu.vn/userfiles/Capture.PNG
Nội dung của đề tài “Khảo sát lập bản đồ số cho nguồn nước chữa cháy trên địa bàn quận Thanh Xuân” là thiết lập một bản đồ thể hiện vị trí, đặc điểm, tình trạng các nguồn nước chữa cháy trên địa bàn quận Thanh Xuân qua đó giúp lực lượng chữa cháy ngay sau khi nhận được tin báo cháy có thể nhanh chóng xác định được vị trí, đặc điểm, tình trạng các nguồn nước chữa cháy gần khu vực xảy ra cháy để đảm bảo cấp nước chữa cháy kịp thời, trong thời gian dài. Qua quá trình khảo sát thực tế, thu thập tài liệu từ Đội Chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ học tập cùng một số Phòng Cảnh sát PCCC trên địa bàn TP. Hà Nội, bằng kiến thức tin học đã có nhóm sinh viên đã cho ra sản phẩm là bản đồ số trực tuyến có nhiều ưu điểm như sau:
Bản đồ thể hiện được vị trí, đặc điểm, tình trạng của nguồn nước chữa cháy trên địa bàn quận Thanh Xuân. Có thể truy cập dễ dàng ở bất cứ đâu: tại đơn vị, xe chữa cháy trên đường tới đám cháy, tại đám cháy… bằng internet. Có thể truy cập cùng lúc bằng nhiều thiết bị như PC, laptop, máy tính bảng, điện thoại smartphone … Bản đồ có khả năng tìm kiếm trụ nước theo tên đường, theo khu vực, theo tuyến đường ống.
Tuy nhiên bản đồ còn một số hạn chế đó là: cơ sở dữ liệu ít, thời gian để khảo sát lấy số liệu chi tiết ngắn nên thông tin chi tiết về từng nguồn nước còn nghèo nàn.
Hướng phát triển của đề tài, trong thời gian tới nhóm nghiên cứu có thể bổ sung cơ sở dữ liệu để mở rộng bản đồ trên tất cả các quận, huyện của TP. Hà Nội và để xe chữa cháy tiếp cận nguồn nước trong thời gian ngắn nhất bản đồ có thể tích hợp thêm tính năng chỉ, dẫn đường, tính toán khoảng cách từ vị trí xe chữa cháy đến nguồn nước gần nhất.
Để bản đồ hoạt động tốt thì hàng năm phải mất một chi phí nhất định để thuê máy chủ. Chính vì vậy cần sự quan tâm của các cấp lãnh đạo để bản đồ số có thể phát huy hết tính năng và tác dụng thực tiễn.