I. Đặc điểm nguy hiểm cháy đền chùa:

1. Chất cháy:
- Đền chùa là nơi tập trung nhiều chất cháy: do đền chùa xây dựng chủ yếu bằ̀ng gỗ, các đồ̀ trang trí, thờ cúng, phan, phướn; các đồ̀ lễ: vàng mã, hương...đều là chất dễ cháy.
- Có nhiều chất cháy xung quanh: cỏ cây xung quanh, bãi xe vào các đợt lễ hội, ngày rằ̀m, mồ̀ng một; các hàng quán dịch vụ lưu niệm, ăn uống xung quanh... đều có nguy cơ cháy.

2. Nguồn nhiệt:
- Sẵn có như: hương nến, đèn cầy.
- Do đốt vàng mã; do khách vãng lai, du lich mang lại như hút thuốc...
- Do hệ thống điện trang trí, thờ cúng; hệ thống điện chiếu sáng khác.
- Do oto, xe máy thải ra
- Do các hàng quán, cửa hàng dịch vụ xung quanh.

3. Khả năng cháy lan:
- Cháy lan từ gian chính điện xuống.
- Cháy lan từ chùa, đền ra xung quanh; từ xung quanh vào trong đền chùa...
- Cháy lan từ khu dịch vụ vào trong đền chùa.
- Cháy lan từ bãi gửi xe vào đền, chùa.

4 . Các đặc điểm khác:
- Đền chùa là tài sản vô giá của quốc gia, dân tộc;̀nơi linh thiêng về tôn giáo, nếu xảy ra cháy sẽ gây dư luận rất xấu.
- Việc lắp đặt hay trang bị các phương tiện chữa cháy trong chùa khó khăn hơn do ảnh hưởng đến mỹ quan...
- Việc kiểm tra nhắc nhở vi phạm quy định AT PCCC ở đây là vấn đề tế nhị̃.
- Đường giao thông để xe chữa cháy đến cổng đền chùa thì thuận tiện nhưng để tiếp cận các chùa thì khó khăn.
- Có ao chùa và hoặc có hồ nước nhưng khó khăn trong việc lấy nước do không có bến lấy nước.
- Nếu xảy ra cháy, dễ gây sụp đổ do các cấu kiện chịu lực chính ở đây đều làm bằng gỗ, được xây dựng lâu năm.
- Khi vào các ngày lễ chính hay ngày Rằ̀m, mồ̀ng Một, số lượng người về đông nên nếu cháy sẽ gây sự hỗn loạn trong dòng người.



Chùa Dơi sau vụ cháy năm 2007



II. Các biện pháp phòng cháy

- Để bảo vệ các kho báu dân tộc để lại, chúng ta không có cách nào khác là làm tốt công tác phòng cháy. Chỉ nên coi chữa cháy là công việc cuối cùng miễn cưỡng phải làm.
- Tuyên truyền và hướng dẫn lực lượng bảo vệ, nhân viên, các tăng ni… hiểu và thực hiện pháp luật PCCC; các biện pháp phòng cháy…
- Tuyên truyền, hướng dẫn lại cho các hộ gia đình và các hộ kinh doanh dịch vụ xung quanh; du khách, phật tử thực hiện các biện pháp phòng cháy.
- Tự kiểm tra các nội dung AT PCCC; phối hợp với Cảnh sát PCCC để kiểm tra. Khi phát hiện các sai sót và nguy hiểm, cần khắc phục.
- Đặt các nội quy PCCC để nhắc nhở du khách, Phật tử…
- Gắn các tiêu lệnh chữa cháy…
- Trang bị các phương tiện chữa cháy ban đầu như: bình chữa cháy, hệ thống báo chữa cháy… cho tất cả các khu vực nguy hiểm.
- Quy định nơi đốt vàng mã. Nơi này phải đảm bảo xa các khu vực dễ cháy; ở cuối hướng gió và có người trông coi.
- Thường xuyên cắt cỏ và dọn sạch ngay các khu vực xung quanh đền chùa.
- Khi không có người trông coi, tuyệt đối không đốt nến, đèn cầy hay thắp hương. Nên thay bằng các đèn, hương điện có công suất phù hợp
- Nên để các chất cháy xa nguồn nhiệt và hệ thống điện.

Trần Kim Khánh - Giảng viên ĐH PCCC