- Để hình thành sự cháy, có 3 yếu tố, đó là:
+ Chất cháy
+ Nguồn nhiệt thích hợp
+ Nguồn ô xy đầy đủ.

1. Chất cháy:
Chất cháy rất đa dạng, có thể quy thành 3 loại sau đây:
- Chất rắn: Gỗ, cao su, vải, lúa, gạo, giấy, nhựa...
- Chất lỏng: Xăng, dầu benzen, axeton...
- Chất khí: axetylen (C2H2), Oxicacbon (CO), mê tan (CH4)...
Chất cháy nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nhiệt độ bắt cháy khác nhau của từng chất.
Ví dụ:
TT Chất cháy Nhiệt độ bắt cháy
1 Xăng -360C
2 Dầu hỏa 450C
3 A xê tôn -200C
4 Bông 2100C
5 Gỗ thông 2400C + 2550C
6 Gỗ khô 2040C


2. Nguồn nhiệt thích ứng:
Tại sao phải có nguồn nhiệt thích ứng? Các chất cháy phải trả qua một quá trình tác động nhiệt để biến thành hơi cháy thì mới cháy được. Các chất cháy khác nhau thì nhiệt độ bắt cháy khác nhau, thời gian bị nung nóng để tạo thành hơi cháy nhanh, chậm khác nhau ( phụ thuộc vào tính chất lý, hóa của từng loại chất cháy), do vậy phải có nguồn nhiệt thích ứng với từng loại chất cháy đó.

Ví dụ: Nếu bật một que diêm đốt vào một khúc gỗ, sau một lúc que diêm tắt, khúc gỗ không bị cháy, nhưng cũng que diêm ấy ta đốt vào tờ giấy, quần áo ta đang mặc ( vải bông) thì các thứ đó sẽ bị cháy.

- Trong cuộc sống và sản xuất có nhiều nguồn nhiệt khác nhau:
+ Nguồn nhiệt trực tiếp như: Ngọn lửa than hồng.
+ Nguồn nhiệt ma sát ra như: ổ bi thiếu dầu, mỡ, máy mài, ma sát giữa hai vật rắn...
+ Nguồn nhiệt do điện sinh ra như chập mạch, mối nối lỏng hoặc bàn là, bếp điện, lò sưởi... đang cắm vào ổ điện.

3. Nguồn oxy đầy đủ (O2):
Ô xy là thành phần tham gia phản ứng cháy và duy trì sự cháy, qua thí nghiệm người ta đã xác định: Để duy trì sự cháy phải có từ 14% đến 21% trong không khí. Ví dụ: Ngọn đèn dầu đang cháy, cúng ta đậy kín lại, ngọn lửa sau một lúc sẽ tắt. Phuy xăng bị bật nắp và bốc cháy ta lấy bao tải hoặc chăn ươits trùm kín, đám cháy sẽ tắt. Hai trường hợp trên do lượng oxy giảm dần, không đủ để duy trì sự cháy.

Trong môi trường chúng ta đang sống, oxy chiếm 21% không khí. Như vậy hầu như ở đâu lúc nào thành phần oxy cũng đủ để cho đám cháy được thực hiện và phát triển.
Tuyệt đại đa số chất cháy khi cháy đều cần đủ
lượng oxy. Trong thực tế cá biệt có loại chất cháy khi cháy cần ít hoặc không cần cung cấp lượng oxy từ bên ngoài, vì bản thân chất đó đã chứa đựng thành phần oxy, dưới tác dụng của nhiệt, chất cháy đó sinh ra oxy tự do, đủ mức để duy trì sự cháy. Ví dụ: Cloratkali (KCLO3), Pecmawngganat Kali (KMnO4), nitơratamôn (NH4HO3)...

Việc xác định yếu tố cần thiết cho sự cháy có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng trong công tác PCCC, giúp cho việc lựa chọn phương pháp phòng cháy hoặc chữa cháy thích hợp, bởi vì muốn ngăn ngừa nạn cháy hoặc dập tắt một đám cháy, chỉ cần thiếu một trong ba yếu tố thì đám cháy bị loại trừ.