cây cảnh để bàn amply karaoke jarguar Video chi tiết hướng dẫn cách mua thẻ zing bằng sms giá rẻ, chiết khấu cao, ưu đãi khủng. Bơm hỏa tiễn Ví da bò nam Túi nilon HDPE cong ty in poster camera quan sát xưởng bàn ghế cafe
Biện pháp xử lý khi có tai nạn điện giật.
+ Trả lời Chủ đề
Kết quả 1 đến 3 của 3

Chủ đề: Biện pháp xử lý khi có tai nạn điện giật.

  1. #1
    Senior Member
    Thành viên thứ
    26
    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    894
    Thanks
    6
    Thanked 27 Times in 21 Posts

    Biện pháp xử lý khi có tai nạn điện giật.

    Điện giật rất nguy hiểm tới tính mạng. So với các loại tai nạn bởi các yếu tố nguy hiểm khác, thì tai nạn do điện cũng thuộc loại cao, có thể gây chết ngưòi trong thời gian ngắn và người bị nạn không thể cảm nhận được mối nguy hiểm đe doạ mình.

    Phân tích diễn biến của một số vụ tai nạn điện giật chết người trong những năm gần đây cho thấy: do không được cấp cứu kịp thời hoặc cấp cứu không đúng cách mà để cho người bị điện giật bị thiệt mạng. Ví dụ như:

    (1) Quy định mắc điện và sửa chữa điện phải ngắt điện và phải có 2 người cùng làm, nhưng có lúc chỉ có một thợ điện sửa chữa và do không cắt điện nên khi có sự cố không có ai biết để kịp thời cứu chữa.

    (2) Có người bị điện giật, y tế chỉ tiêm một mũi trợ lực rồi đưa đi bệnh viện ----> chết do không được hô hấp nhân tạo kịp thời.

    *Biện pháp:

    - Huấn luyện: Sự nguy hiểm của dòng, điện và cách sơ cứu người bị điện giật; luyện tập cách cấp cứu người bị điện giật;
    - Trụ sở HTX phải có tủ thuốc cấp cứu, bảng hướng dẫn cấp cứu tai nạn điện bằng chữ to, treo ở nơi dễ đọc, dễ thấy;
    - Tuyên truyền, huấn luyện sử dụng an toàn điện trong gia đình.

    * Chất lượng sơ cứu tai nạn điện phụ thuộc nhiều vào sự nhanh nhẹn, tháo vát và cứu chữa đúng cách. Khi có tai nạn điện xảy ra, phải nhanh chóng tách người bị giật ra khỏi nguồn điện và nhanh chóng cứu chữa, không để lãng phí thời gian vào việc xem người đó đã chết chưa.

    Biểu dưới đây mô tả sự quý giá của từng phút, mỗi phút chậm sơ cứu là khả năng cứu sống giảm xuống, trong đó 5 phút đầu tiên có vai trò quyết định nhất.

    Thời gian (phút) - Khả năng cứu sống (%)

    1 - 98

    2 - 90

    3 - 70

    4 - 50

    5 - 25



    1- Tách nạn nhân khỏi nguồn điện

    Khi dòng điện qua người lớn tới mức các cơ bị co giật mạnh không thể tự gỡ ra khỏi phần mang điện, không thể kêu cứu được. Khi đó đòi hỏi người cứu phải nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện

    *Điện áp cao: Nhất thiết phải cắt điện cầu dao trước đó, sau đó mới lại gần và tiến hành sơ cứu.

    Riêng thợ điện có thể :

    (1) dùng găng tay cách điện, đi ủng cách điện, dùng sào cách điện có chất lượng cách điện phù hợp với cấp điện áp ở nơi người bị nạn để tách dây điện ra khỏi người bị nạn;

    (2) Dùng phương pháp ngắn mạch: ném các vật kim loại lên các dây dẫn điện trần, hoặc dùng dây kim loại có một đầu được nối đất, đầu kia ném lên dây điện trần (đây là công việc khó khăn, nguy hiểm, chỉ có thợ điện được luyện tập chu đáo mới làm)

    Nếu người bị nạn ở trên cao khi cắt điện phải bố trí đỡ người bị nạn rơi.

    * Mạng Hạ áp:

    (1) Ngắt điện bằng cầu dao, rút phích cắm, ngắt công tác, rút cầu chì

    (2) Dùng dao các gỗ khô để chặt đứt dây điện

    (3) Dùng vải khô lót tay kéo ngưòi bị nạn ra

    (4) Dùng sào tre khô, gậy khô gạt dây điện ra

    *Chú ý:

    - Không va chạm vào các phần dẫn điện, nhất là dây dẫn ở gần ngưòi bị nạn.
    - Không nắm vào ngưòi bị nạn bằng tay không, hay tiếp xúc với cơ thể để trần của người bị nạn;
    - Phải tranh thủ từng dây, từng phút, nhanh trí, sáng tạo, tuỳ tình hình thực tế và dụng cụ có trong tay để xử trí.

    2 - Sơ cứu người bị điện giật:

    - Quyết định giữa cái sống và chết của ngưòi bị nạn nằm trong tay người cứu.
    - Trước hết phải làm cho 2 bộ phận tim, phổi hoạt động, sau đó mới cứu các bộ phận khác: bỏng, gãy xương, dập nát.

    * Ngưòi bị nạn vẫn tỉnh: theo dõi vì trong thòi gian đầu hay sốc và rối loạn nhịp tim.

    * Người bị nạn bị ngất: Lúc đầu tim mạch và phổi vẫn làm việc bình thường, sau đó do rối loạn chức năng não ----> ngừng thở. Khi đó phải tiến hành hô hấp nhân tạo:

    (1)Thông đường hô hấp: để đờm, rãi tự chảy ra không thể trôi vào phổi được bằng cách đặt nằm nghiêng, gập tay người bị nạn đặt bên dưới mặt.

    (2) Thổi ngạt: (khi thở bị ngừng)

    - Moi đờm, rãi, thức ăn, răng giả trong miệng ra
    - Hô hấp nhân tạo: bằng máy hoặc bằng tay: hiệu quả thấp: tốn nhiều sức, ít không khí vào phổi.
    - Hà hơi, thổi ngạt: đơn giản, nhiều ưu điểm hơn cả, chỉ cần một người làm và áp dụng ở khắp mọi nơi
    Những phút đầu thổi 20 lần/phút, sau: 16 lần/phút
    - Xoa bóp tim: ấn cho lồng ngực bị nén xuống từ 3-4 cm. 60-80 lần/ phút.

  2. #2
    Senior Member
    Thành viên thứ
    26
    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    894
    Thanks
    6
    Thanked 27 Times in 21 Posts
    Các phương pháp hô hấp nhân tạo:






    Tổng hợp

  3. #3
    Senior Member
    Thành viên thứ
    26
    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    894
    Thanks
    6
    Thanked 27 Times in 21 Posts
    1. Khi có người bị tai nạn điện phải tìm mọi cách để tách nạn nhân ra khỏi mạch điện. Khi cứu, cần chú ý những điều sau đây để vừa cứu nạn nhân vừa tránh không bị điện giật:

    * Trường hợp cắt được mạch điện:
    Cách tốt nhất là cắt điện bằng những thiết bị đóng, cắt gần nhất như: Công tắc điện, cầu chì, hoặc rút phích cắm, cầu dao, máy cắt... Khi cắt cần lưu ý:
    - Nếu mạch điện bị cắt cấp cho đèn chiếu sáng lúc trời tối thì phải chuẩn bị thay nguồn sáng khác để thay thế.
    - Nếu người bị nạn ở trên cao thì phải chuẩn bị để hứng đỡ khi người đó rơi xuống.

    * Trường hợp không cắt được mạch điện:
    Trong trường hợp này cần phân biệt người bị nạn đang bị chạm vào điện cao áp hay hạ áp để áp dụng các cách sau:
    - Nếu là mạch điện hạ áp thì người cứu phải đứng trên bàn, ghế hoặc tấm gỗ khô, đi dép hoặc ủng cao su, đeo găng cao su để dùng tay kéo nạn nhân ra khỏi mạch điện. Nếu không có các phương tiện trên có thể dùng tay nắm áo, quần khô của nạn nhân để kéo ra hoặc dùng gậy gỗ, tre khô gạc dây điện hoặc đẩy nạn nhân để tách ra. Cũng có thể dùng kìm cách điện, búa, riều cán bằng gỗ để cắt đức dây điện đang gây tai nạn. Tuyệt đối không được chạm trực tiếp vào người nạn nhân vì như vậy người đi cứu cũng bị điện giật.
    - Nếu là mạch điện cao áp thì tốt nhất người cứu phải có ủng và găng cách điện. Dùng sào cách điện để gạt hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi mạch điện. Có thể dùng sợi dây kim loại tiếp đất một đầu và ném đầu kia vào cả 3 pha làm ngắn mạch để đường dây bị cắt điện rồi tách người ra khỏi mạch điện

    2. Ngay sau khi nạn nhân được tách khỏi mạch điện phải căn cứ vào các hiện tượng sau đây để xử lý cho thích hợp:

    * Nạn nhân chưa mất tri giác:
    Khi người bị điện giật chưa mất tri giác, chỉ bị hôn mê trong giây lát, tim còn đập, thở yếu thì để nạn nhân ra chỗ thoáng khí yên tĩnh chăm sóc cho hồi tĩnh. Sau đó đi mời y, bác sĩ hoặc nhẹ nhàng đưa đến cơ quan y tế gần nhất để theo dõi chăm sóc.

    * Nạn nhân mất tri giác:
    Khi người bị nạn mất tri giác nhưng vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu thì đặt nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh (nếu trời rét thì đặt nơi kính gió), nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm nạn nhân ra, cho nạn nhân ngửi amôniắc, nước tiểu, ma sát toàn thân cho nóng lên và cho người đi mời y, bác sĩ đến để chăm sóc.

    * Nạn nhân đã tắt thở:
    Nếu người bị nạn không còn thở, tim ngừng đập, toàn thân co giật giống như chết thì phải đưa nạn nhân ra khỏi thoáng khí, nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm nạn nhân ra. Nếu lưỡi bị thục vào thì kéo ra. Tiến hành làm hô hấp nhân tạo và hơi thổi ngạt ngay. Phải làm liên tục, kiên trì cho đến khi có ý kiến của y, bác sĩ quyết định mới thôi.

+ Trả lời Chủ đề

Bookmarks

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình