cây cảnh để bàn amply karaoke jarguar Video chi tiết hướng dẫn cách mua thẻ zing bằng sms giá rẻ, chiết khấu cao, ưu đãi khủng. Bơm hỏa tiễn Ví da bò nam Túi nilon HDPE cong ty in poster camera quan sát xưởng bàn ghế cafe
Các tội phạm trong lĩnh vực PCCC được quy định trong Bộ luật hình sự
+ Trả lời Chủ đề
Kết quả 1 đến 2 của 2

Chủ đề: Các tội phạm trong lĩnh vực PCCC được quy định trong Bộ luật hình sự

  1. #1
    Nữ luật sư Dâu Tây's Avatar
    Thành viên thứ
    3
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    26
    Thanks
    14
    Thanked 22 Times in 13 Posts

    Các tội phạm trong lĩnh vực PCCC được quy định trong Bộ luật hình sự

    Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về các tội phạm trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trong chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, bao gồm:
    Điều 232. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ
    Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
    c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
    d) Gây hậu qủa nghiêm trọng;
    đ) Tái phạm nguy hiểm.
    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
    a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;
    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
    a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
    Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
    Điều 234. Tội vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
    Người nào vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, sửa chữa, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
    Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
    Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.
    Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
    Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
    Điều 235. Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng
    Người nào được giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ mà thiếu trách nhiệm để người khác sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
    Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
    Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
    Điều 238. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
    Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất cháy, chất độc, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
    c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
    d) Gây hậu qủa nghiêm trọng;
    đ) Tái phạm nguy hiểm.
    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
    a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;
    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
    a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
    Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
    Điều 239. Tội vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc
    Người nào vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển hoặc mua bán chất cháy, chất độc gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
    Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
    Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
    Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
    Điều 240. Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy
    Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
    Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến tám năm.
    Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.
    Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
    Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
    Điều 241. Tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện
    Người nào có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
    a) Cho phép xây nhà, công trình hoặc tự ý xây nhà, công trình trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình điện;
    b) Gây nổ, gây cháy, đốt rừng làm nương rẫy, làm đổ cây ảnh hưởng đến an toàn vận hành công trình điện;
    c) Đào hố, đóng cọc, xây nhà lên hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm;
    d) Thả neo tàu, thuyền trong hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm đặt ở lòng sông, lòng biển đã có thông báo hoặc biển báo.
    Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
    Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
    Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
    Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

  2. The Following 2 Users Say Thank You to Dâu Tây For This Useful Post:

    Ỉn Con (04-23-2012), decomoto (04-23-2012)

  3. #2
    Member
    Thành viên thứ
    17028
    Ngày tham gia
    Oct 2013
    Bài viết
    66
    Thanks
    1
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    "Tội phạm" nghe nó kinh quá không nhỉ?

+ Trả lời Chủ đề

Bookmarks

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình