cây cảnh để bàn amply karaoke jarguar Video chi tiết hướng dẫn cách mua thẻ zing bằng sms giá rẻ, chiết khấu cao, ưu đãi khủng. Bơm hỏa tiễn Ví da bò nam Túi nilon HDPE cong ty in poster camera quan sát xưởng bàn ghế cafe
Phân tích nguyên nhân cháy ô tô, xe máy
+ Trả lời Chủ đề
Trang 1 của 2 1 2 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 14

Chủ đề: Phân tích nguyên nhân cháy ô tô, xe máy

  1. #1
    Administrator decomoto's Avatar
    Thành viên thứ
    1
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    399
    Thanks
    61
    Thanked 110 Times in 67 Posts

    Phân tích nguyên nhân cháy ô tô, xe máy

    Thời gian vừa qua tình hình cháy phương tiện giao thông cơ giới xảy ra liên tục đã gây nhiều tâm lý hoang mang cho người dân. Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá của các cơ quan chức năng. Và chúng ta thử phân tích về một vài nguyên nhân có thể gây ra cháy, nổ ô tô, xe máy:

    1. Nguyên nhân tổng quát:

    - Do sự cố từ hệ thống điện như chập điện, quá tải, đánh tia lửa điện, phóng điện..
    - Do sự cố kỹ thuật như nổ lốp, kẹt ống pô, bó phanh...
    - Sơ xuất để vật liệu dễ cháy như rơm rạ, nilon, giẻ... quấn vào ống xả
    - Tai nạn giao thông
    - Do đốt

    2. Nguyên nhân sinh nhiệt, sinh lửa gây cháy

    - Hệ thống điện không đảm bảo gây chập điện, phóng tia lửa do:
    + Đấu nối các dây dẫn điện, đầu giắc không đảm bảo
    + Lắp thêm các thiết bị điện có công suất lớn gây quá tải
    + Sử dụng linh kiện không đúng chủng loại, công suất, chất lượng kém (đặc biệt là IC, cầu chì, diot xạc, đầu nối ắc quy, bình ắc quy)
    + Giắc cắm sử dụng lâu ngày bị lão hóa tiếp xúc không đảo bảo gây hiện tượng đánh lửa, sinh nhiệt
    + Vỏ cách điện của dây dẫn lâu ngày bị lão hóa, mất tính cách điện hoặc chuột cắn làm chạm, chập, phóng điện
    + Do hở mobin, dây cao áp hoặc đầu chụp bugi vỡ gây hiện tượng đánh lửa
    + Người sử dụng không tắt khóa điện, khóa bình nhiên liệu khi để xe nếu bị chập điện, chảy xăng có thể gây cháy

    - Nguyên nhân sinh nhiệt:
    + Xe bị cạn nước làm mát hoặc hỏng quạt gió dẫn đến nóng máy
    + Xe chạy đường dài; xe ít bảo dưỡng, thay dầu thường xuyên gây nóng máy
    + Nhiệt độ của ống xả cao, đặc biệt ở cổ ống xả (cao hơn nhiệt độ tự bốc cháy của xăng là 225 - 370 độ C)
    + Do bó phanh, xích chùng, kẹt vòng bi, nổ lốp gây ma sát lớn sinh nhiệt

    3. Chất cháy tiếp xúc hoặc ở gần vị trí phát sinh tia lửa, nhiệt

    - Hầu hết các chi tiết nhựa của xe máy, vỏ bọc cách điện của hệ thống dây điện đều có thể bốc cháy khi chập điện, có tia lửa hoặc gặp nhiệt độ cao từ ống xả, vỏ nắp máy.
    - Có vật liệu dễ cháy như rơm rạ, nilon, giẻ... quấn vào ống xả khi xe lưu thông trên đường.
    - Nhiên liệu rò rỉ ra ngoài

    Mời mọi người đóng góp ý kiến tiếp nào!

  2. #2
    Phóng viên Jindo's Avatar
    Thành viên thứ
    4
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    380
    Thanks
    4
    Thanked 17 Times in 15 Posts
    Bên cạnh những nguyên nhân khách quan thì bản thân người sử dụng cũng khiến cho xe của họ dễ cháy hơn. Hiện tượng độ xe không phải là hiếm, đặc biệt là việc thay thế đèn sợi đốt chưa đầy 20W bằng đèn xenon công suất cao gấp 3 lần.
    Công suất cao yêu cầu dòng điện lớn, việc đấu nối không đảm bảo kỹ thuật như tháo bỏ cầu chì, sử dụng dây chất lượng kém chịu tải nhỏ. Điện trở trong dây dẫn thấp hơn so với những điểm tiếp nối nên thường sinh nhiệt nhanh làm chảy vỏ cách điện, phát sinh ra chập cháy. Chỉ có củ đề (máy phát) nối trực tiếp với ắc-quy qua rơ le và dây dẫn dòng lớn. Các thiết bị còn lại đều được đấu nối qua cầu chì. Vì sử dụng đèn công suất lớn hơn, thợ thường sử dụng loại chịu dòng lớn, thậm chí tháo bỏ luôn cả cầu chì. Khi chập điện, cầu chì không đứt, mạch cháy nóng, cháy lớn. Gặp hơi xăng, đám cháy sẽ lan ra toàn xe.
    Một nguyên nhân cháy khác bắt nguồn từ việc sử dụng đường dây cao áp cách điện kém, tia lửa phóng điện xuyên qua vỏ bọc. Trong trường hợp này xe sẽ chết máy vì bu-gi không đánh lửa. Xe đang chạy trên đường mà tự cháy thì khả năng này không thể xảy ra.
    Xăng rò rỉ, bay hơi và tự bốc cháy trong môi trường không khí khô, nóng. Hệ thống cung cấp nhiên liệu của xe máy có một số vị trí thông với bên ngoài. Để giúp xăng luân chuyển từ bình chứa tới động cơ nhà sản xuất thường thiết kết một lỗ thông hơi trên lắp bình xăng nhằm tạo áp suất cân bằng. Xăng được dẫn qua một đoạn ống cao su tới chế hòa khí hoặc hệ thống phun.
    Đối với động cơ dùng chế hòa khí, áp suất chân không trong họng hút đưa xăng từ bình xăng phụ vào buồng đốt. Hơi từ bình xăng phụ cũng có thể thoát ra ngoài qua lỗ thông hơi. Di chuyển trên đường xấu hoặc leo dốc, xăng trong bình xăng phụ bị nghiêng, một lượng xăng nhỏ tràn ra ngoài qua ống dẫn xăng thừa.
    Từ đặc điểm trên cho thấy, đối với xe máy thì hơi xăng thoát ra ngoài là điều không tránh khỏi. Tuy vậy, lượng xăng thoát ra cũng đã được nhà sản xuất hạn chế ở mức an toàn, chỉ khi dựng xe lâu ngày trong phòng kín, thì người ta mới phát hiện ra mùi xăng. Vì thế, nếu không phải do chuột cắn đứt đường ống, chủ xe quên không đóng nắp bình xăng hoặc thợ sửa chữa sơ suất làm hở đường ống thì khả năng cháy do xăng rò rỉ là rất thấp.
    Để tránh nguy cơ cháy nổ, chuyên gia trong ngành khuyến cáo người sử dụng trước khi vận hành nên kiểm tra tình trạng xe theo sách hướng dẫn sử dụng xem xăng có bị rò rỉ không, chuột có vào xe không. Đi trên đường nếu xe bị bám rơm, rạ vướng nên dừng lại gỡ bỏ sạch. Sau khi rửa xe cần loại bỏ vải rách vướng vào, đặc biệt ở khu vực ống xả.

  3. #3
    Administrator huyhk's Avatar
    Thành viên thứ
    10
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    30
    Thanks
    1
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Nếu lỗi chủ quan thì dân ta có thói quen độ xe rất nhiều, từ xưa tới nay.

    Nhưng chỉ có thời gian gần đây mới thấy thông tin xe cháy nhiều, từ xe máy tới ô tô.

    Ấy là do đâu? Do biến đổi khí hậu hay hiệu ứng nhà kính?

    Hay do trước đây có cháy mà báo chí không đưa tin?

  4. #4
    Administrator decomoto's Avatar
    Thành viên thứ
    1
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    399
    Thanks
    61
    Thanked 110 Times in 67 Posts
    Nếu nói về độ xe thì mặc dù từ trước đã có, nhưng gần đây mới xuất hiện càng phổ biến, và quan trọng hơn là các thiết bị tiêu thụ điện được lắp đặt ngày càng nhiều với công suất lớn. Những xe hay được đem độ thì thường ở 2 dạng:
    - Xe cũ: chất lượng của các phụ kiện trên xe này thì khỏi bàn rồi nhỉ, nhiều khi thấy mấy kiểu xe này đi ngoài đường mà bộ bugi cứ treo lủng lẳng
    - Xe xịn: lắp hệ thống báo động, đèn nháy, còi... xe kiểu này lại chứa nhiều xăng, nguy hiểm càng thêm nguy hiểm.

    Tuy nhiên một nguyên nhân quan trọng đặc biệt nữa là chất lượng xăng. Điều này chưa có kết luận chính thức, nhưng với hàng loạt vụ việc xăng kém chất lượng liên tiếp bị phanh phui trong thời gian gần đây thì...

  5. #5
    Phóng viên Jindo's Avatar
    Thành viên thứ
    4
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    380
    Thanks
    4
    Thanked 17 Times in 15 Posts

    Chưa đủ cơ sở khẳng định cháy xe do chất lượng xăng dầu

    Chưa có đủ cơ sở để khẳng định tình trạng cháy ô tô, xe máy thời gian qua là do chất lượng xăng dầu - Đó là thông báo chính thức được cơ quan quản lý và các chuyên gia nghiên cứu đưa ra tại buổi hội thảo do Báo KH&ĐS tổ chức.

    Theo ông Trần Quốc Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm, hàng hoá (Bộ Khoa học và Công nghệ) - thời gian qua ở Việt Nam đã có hàng trăm phương tiện gồm ô tô, xe gắn máy bị bốc cháy. Các nguyên nhân đang được cơ quan chức năng xác định, trong đó chất lượng xăng dầu là nghi can số 1.
    Tuy nhiên cho đến tận thời điểm công bố (ngày 25/4), sau một thời gian dài vào cuộc phối hợp cùng Bộ Công an và các cơ quan liên quan, các chuyên gia vẫn cho rằng chưa đủ cơ sở để khẳng định xe cháy là do chất lượng xăng dầu.

    Một vụ cháy xe trên phố Quán Thánh, Hà Nội vào ngày 9/4/2012



    Theo đó, Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm - hàng hoá đã tiến hành việc thanh tra, kiểm tra lấy 704 mẫu của các cơ sở kinh doanh xăng dầu. Trong đó đã phát hiện 147 mẫu không đạt chất lượng về chỉ số Octan; 5 mẫu có metanol; số ít mẫu là do gian lận thương mại.

    Theo ông Tuấn, nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng cháy xe được ghi nhận tại một số quốc gia là do hệ thống điện có vấn đề và do người sử dụng.

    Ông Tuấn cũng cho biết, riêng năm 2012, tính đến ngày 24/3 đã xảy ra 69 vụ cháy ô tô và xe máy, các nghiên cứu của đơn vị chức năng cho đến thời điểm này vẫn chưa thể khẳng định chất lượng xăng dầu là nguyên nhân gây cháy.

    Còn PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng - Giám đốc Trung tâm Tư vấn, Giám định dân sự (VUSTA) - thì cho rằng, nguyên nhân gây cháy xe có thể là do các thành phần phụ khác có trong xăng, vì vậy nên công bố công khai các chất có trong xăng một cách cụ thể để người dân biết.


    Buổi hội thảo do Liên hiệp các Hội KHKT VN tổ chức ghi nhận nhiều "tranh cãi" từ các chuyên gia, nhà khoa học với cơ quan chức năng về chất lượng xăng dầu.


    PGS.TS Hùng cũng cho rằng, ngoài việc xăng dầu kém chất lượng, thủ đoạn làm nhiên liệu rởm cũng là vấn đề bức bách gây thiệt hại cho người tiêu dùng và “đau đầu” cho cơ quan chức năng. PGS.TS Hùng dẫn giải: “Nếu cho thêm methanol vào xăng với hàm lượng cao như cơ quan chức năng đã từng phát hiện thì sẽ dẫn đến việc làm cho dây dẫn nhiên liệu trương nở nhiều hơn, hơi nhiên liệu và chất oxygenat phát tán. Nhiên liệu phát tán ra ngoài, dễ dàng tạo nên hỗn hợp nổ cháy khi bình xăng còn nhiên liệu thì lửa bén vào sẽ gây nổ nguy hiểm đến tính mạng con người”.
    Phát biểu tại buổi hội thảo, PGS.TS Hùng đề nghị các đầu mối lớn về nhập khẩu kinh doanh xăng dầu giải thích rõ việc có “lỗ hổng” trong việc quản lý chất lượng xăng dầu nhưng “lỗ hổng” nằm ở đâu thì phải được làm rõ?.

    TS Đinh Ngọc Ân - Trưởng khoa Cơ khí động lực, trưởng bộ môn công nghệ ô tô, trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Việt Nam - cũng khẳng định: “Dưới góc độ khoa học thì chất lượng xăng có vấn đề nhưng là gián tiếp, nguyên nhân cháy nổ là do xăng rò và có lửa. Lý do nổ là có rơ le, khi có tác động của đề thì gây nổ”.


    Ông Nguyễn Quang Kiên khẳng định: "Đến nay chưa có cơ quan, tổ chức chính thức kết luận xe cháy là do chất lượng xăng dầu..."



    Các chuyên gia tại hội thảo cũng cho rằng bản thân xăng không cháy được mà việc cháy xe là do hỗn hợp xăng lẫn không khí.

    Phản bác lại quan điểm có thể do chất lượng xăng dầu dẫn đến việc cháy nổ ô tô, xe máy, ông Nguyễn Quang Kiên, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Petrolimex, khẳng định: cho đến khi cuộc hội thảo diễn ra, chưa có một cơ quan chức năng nào công bố kết luận việc xe bị cháy là do xăng.

    Ông Kiên cũng khẳng định rằng đã có kết luận của cơ quan chức năng công bố việc cháy xe là do chất lượng xe và nguyên nhân chủ yếu của sự việc là do chất lượng xe mà ra. Cũng theo ông Kiên, việc xăng được pha “nước lã” số lượng nhiều như một số người nhận định cũng là điều không thể vì 2 loại này hoàn toàn khác nhau.

    Theo ông Kiên thì việc gian lận thương mại thì có thể nơi nào cùng có nhưng nhìn chung việc quản lý chất lượng xăng dầu đã được Nhà nước quản lý một cách có hiệu quả.

    Trước những tranh cãi về nguyên nhân gây cháy xe chưa có được kết luận cuối cùng, Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ đã khuyến cáo những đơn vị kinh doanh, người tiêu dùng không nên cho phụ gia vào xăng dầu vì như thế sẽ gây nguy hiểm khó lường.

    Đồng thời Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm - hàng hoá cũng đang tích cực tăng cường việc giám sát quản lý phối hợp với Bộ Công an cùng các cơ quan liên quan vào cuộc tìm hiểu nguyên nhân cháy nổ xe và chất lượng xăng dầu để có được kết luận cuối cùng đệ trình lên Chính phủ giải quyết trong thời gian tới.

    Theo dantri.com

  6. #6
    Phóng viên Jindo's Avatar
    Thành viên thứ
    4
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    380
    Thanks
    4
    Thanked 17 Times in 15 Posts

    30,25% số vụ cháy nổ xe do chập điện

    Ngày 26-4, liên bộ Công an, Khoa học & công nghệ, Công thương, Giao thông vận tải họp báo công bố việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về tăng cường các biện pháp phòng chống cháy nổ xe cơ giới.



    Tại cuộc họp báo, đại diện các bộ ngành đã chỉ ra những nguyên nhân gây cháy nổ xe và các biện pháp phòng chống.
    Theo đại tá Nguyễn Văn Tươi, phó cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ, Bộ Công an, trong hai năm 2011-2012, toàn quốc xảy ra 324 vụ cháy nổ ôtô, xe máy; trong đó 276 vụ cháy ôtô và 48 vụ cháy nổ xe máy. Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ đã tiến hành điều tra, xác định làm rõ nguyên nhân số vụ cháy nổ trên.

    Qua đó, cục đã xác định nguyên nhân của 209 vụ cháy nổ, chiếm 64,5%. Theo đó, 30,25% số vụ cháy nổ do chập điện, 15,1% số vụ do sự cố kỹ thuật, 9,8% do sơ suất, 4,63% do tai nạn giao thông và 4,32% do đốt. Hiện nay còn 115 vụ, chiếm 35,5% chưa rõ nguyên nhân và đang tiếp tục được điều tra.

    Cũng theo thống kê của Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ, từ đầu năm 2012 đến nay cả nước xảy ra 115 vụ cháy ôtô, xe máy, làm bị thương ba người, thiệt hại tài sản trị giá trên 20 tỉ đồng. Trong số các vụ cháy nổ này, cơ quan công an điều tra làm rõ được 25 vụ, nguyên nhân đều do chập điện, sơ suất, sự cố kỹ thuật hoặc tai nạn giao thông, chỉ có một vụ xảy ra do đốt.
    Nghiên cứu 439 vụ cháy nổ ôtô, xe máy trong thời gian từ năm 2010 đến nay, Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ nhận định việc xảy ra cháy xe ở nhiều hãng sản xuất đã có thương hiệu như Hyundai, Daewoo, BMW, Mercedes, Ford, Mazda, Toyota, SYM, Honda... đều có các nguyên nhân như trên.

    Tuy nhiên, Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ cũng xác định một số vụ cháy có hiện tượng bất thường như dừng xe tắt máy tự nhiên xe nổ và cháy; xe chết máy tháo bugi phụt lửa gây cháy; xe đang chạy bị tắt máy, khởi động lại gây cháy nổ...
    Theo đại tá Nguyễn Văn Tươi, dư luận nghi ngờ do xăng kém chất lượng gây nên hiện tượng cháy nổ này nhưng chưa có cơ quan, đơn vị nào công bố nguyên nhân cháy ôtô, xe máy vừa qua do xăng dầu trực tiếp gây nên.

    Theo tuoitre.vn

  7. #7
    Phóng viên Jindo's Avatar
    Thành viên thứ
    4
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    380
    Thanks
    4
    Thanked 17 Times in 15 Posts
    Xăng dỏm: nguyên nhân chính cháy xe?


    Các nhà nghiên cứu TP.HCM đã chính thức có câu trả lời về nguyên nhân gây cháy xe máy. Trong ba nhóm nguyên nhân được dẫn ra, xăng dỏm được xem là nguyên nhân chính


    Đó là kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc nhiều cơ quan khoa học tại TP.HCM. Kết quả chính thức sẽ được công bố nay mai.

    Nghiên cứu do các nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu công nghệ lọc hóa dầu (RPTC), phòng thí nghiệm trọng điểm động cơ đốt trong Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) thực hiện. Sở Khoa học - công nghệ TP.HCM trực tiếp theo dõi, chỉ đạo nghiên cứu này. Sau khi làm các thực nghiệm và phân tích số liệu về nhiều vụ cháy xe máy tại TP.HCM, nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết luận.

    Ba nhóm nguyên nhân

    Thứ nhất, việc sử dụng nhiên liệu kém chất lượng như xăng pha methanol, ethanol (thường gọi là cồn methanol, cồn ethanol) chất lượng thấp và không đúng kỹ thuật. Điều này được cho là tác nhân dẫn đến rò rỉ xăng do hệ thống ống dẫn có hiện tượng bị phá hủy hoặc do áp suất hơi cao, song cũng có trường hợp do người sử dụng bất cẩn làm rò rỉ. Nguồn xăng rò rỉ tiếp xúc với nguồn nhiệt đủ độ nóng sinh ra từ các nguồn: hoạt động của máy xe, hoặc ma sát của hệ thống hãm, hoặc tia lửa điện phát ra do chập mạch của hệ thống điện trong xe (hiện tượng này được giải thích do hệ thống bảo vệ cầu chì không còn tác dụng hoặc cầu chì kém chất lượng)... Theo nhận định, đây là những yếu tố tạo nên khả năng gây cháy xe.

    Thứ hai, sự chập mạch của hệ thống điện trong trường hợp hệ thống bảo vệ cầu chì bị vô hiệu hóa hoặc không đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ tạo nguồn lửa và kết hợp sự có mặt của chất dễ cháy, dễ bén lửa, chẳng hạn như các chi tiết làm bằng nhựa gắn trên xe.

    Thứ ba (gồm các yếu tố khách quan và chủ quan của người sử dụng): các nguồn lửa sinh ra do để các vật dụng dễ cháy nổ (quẹt gas, nước hoa...) ở các vùng nóng cục bộ trong phạm vi thùng chứa mũ bảo hiểm, vật dụng cá nhân gắn liền với xe. Hoặc do các vật liệu dễ cháy như bao nilông, vải... bám dính vào ống xả khói thải. Ở nhóm nguyên nhân này, những yếu tố được nhấn mạnh là việc sử dụng xăng có chỉ số octan thấp như xăng A83 hoặc xăng pha methanol, ethanol kém chất lượng, không tương thích với yêu cầu của động cơ sẽ gây ra các vùng nóng cục bộ (phát sinh nhiệt) và gia tăng nguy cơ cháy.

    Xăng pha không tự cháy nổ


    Nhóm đã nghiên cứu trên các mẫu xăng A83, A92 và A95; các mẫu xăng được pha với hàm lượng methanol, ethanol khác nhau; sử dụng một loại phụ gia tiết kiệm xăng xuất xứ từ Trung Quốc.

    Chiếc xe được sử dụng nghiên cứu, khảo sát nhằm đánh giá những khả năng nói trên là xe mới hoàn toàn của một hãng được nhiều người ưa chuộng. Xe được đặt trên bệ thử trong phòng thí nghiệm, cho chạy với chế độ bình thường tương đương hoạt động của một xe chạy trong khu vực TP.

    Với các điều kiện để đánh giá nói trên, nhóm nghiên cứu đã đưa ra nhận định: không có sự tự cháy nổ của xăng pha methanol, ethanol, acetone khi không có nguồn nhiệt lớn. Yếu tố dẫn điện của xăng gây ra hiện tượng chập mạch cũng không xảy ra. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho rằng khi pha methanol, acetone và ngay cả pha ethanol ở hàm lượng lớn sẽ là nguyên nhân gián tiếp tăng nguy cơ cháy do khả năng phá hủy hệ thống ống dẫn nhiên liệu hoặc tăng áp suất hơi, làm xăng rò rỉ. Khi nguồn xăng rò rỉ này chạm vào ống xả khói hoặc chập mạch của hệ thống điện (do những nguyên nhân đã đề cập ở trên) thì cháy sẽ xảy ra.

    Hiện tượng từ tĩnh điện sinh ra trong bình xăng (thường do xăng chao lắc tạo ra) cũng đã được kiểm tra, đánh giá. Nhưng nhóm nghiên cứu nhận định chưa phát hiện sự có mặt của hiện tượng này trên xe máy. Các nhà chuyên môn cho rằng có thể do bình xăng của xe máy có thể tích nhỏ, nên chao lắc của xăng có trong bình không đủ khả năng sinh ra hiện tượng này (nó thường sinh ra trong các xe bồn, nên loại xe này thường có cọng xích lòng thòng gần tiếp đất để triệt tiêu, tĩnh điện).

    Sử dụng methanol tăng đột biến

    Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng tăng chỉ số octan của xăng nhờ pha vào các loại cồn như methanol, ethanol là rất cao trong khi giá thành của methanol rất thấp so với các loại phụ gia làm tăng chỉ số octan khác. Do vậy, nhóm nghiên cứu nhận định để tăng chỉ số octan cho xăng, việc pha thêm methanol hay ethanol với hàm lượng cao vào xăng là hoàn toàn có thể thực hiện.

    Trong quá trình thu thập thông tin, tìm hiểu vụ việc, nhóm đã khảo sát biến động khối lượng methanol nhập khẩu và tiêu thụ, cho thấy loại này được nhập khẩu và tiêu thụ tại VN trong năm 2010 là hơn 90.000 tấn và năm 2011 là hơn 80.000 tấn. Những con số đó tăng nhiều so với khối lượng methanol được tiêu thụ năm 2008 chỉ khoảng 52.000 tấn và năm 2009 chỉ khoảng 66.000 tấn. Kết quả kiểm tra của các cơ quan chức năng đã phát hiện xăng có methanol hàm lượng cao chiếm tỉ lệ không nhỏ. Trong kết quả nghiên cứu còn lưu ý đến khả năng lợi dụng việc cho phép sử dụng thử nghiệm xăng nhiên liệu sinh học E5 để pha methanol hoặc ethanol chất lượng kém vào loại xăng này nhằm thu lợi là hoàn toàn có thể xảy ra.

    Các thực nghiệm khi cho xe chạy với xăng có chỉ số octan thấp, không đúng với yêu cầu kỹ thuật của động cơ hay sử dụng xăng pha methanol và ethanol kém chất lượng, nhóm nghiên cứu ghi nhận được nhiệt độ tại các khu vực thùng chứa mũ bảo hiểm, đuôi xe, bộ điện thân xe, môbin sườn, khoang động cơ, trong thùng nhiên liệu... đều tăng trên 10OC đến 20OC so với trường hợp xe chạy bằng xăng đúng yêu cầu kỹ thuật.

    Ống xả thải có nhiệt độ trên 450OC, nhiệt độ bộ dây điện hay khu vực bộ sạc có thể lên đến trên 70OC, thùng chứa mũ bảo hiểm 60-70OC là các yếu tố được đánh giá có thể gây ra cháy nổ, đặc biệt khi có các vật dụng dễ cháy nổ (quẹt gas, nước hoa...) tiếp xúc với các khu vực này. Với các điều kiện nhiệt độ như vậy còn gây ra khả năng làm lão hóa hệ thống ống bọc cách điện và sau đó gây chập mạch điện, làm tăng nguy cơ cháy.

    Theo tuoitre.vn

  8. #8
    Senior Member
    Thành viên thứ
    26
    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    894
    Thanks
    6
    Thanked 27 Times in 21 Posts
    Vạch mặt xăng A92 rởm là thủ phạm gây cháy xe


    Xăng A83 hiện nay không còn tương thích với yêu cầu của động cơ nữa nhưng vẫn được lưu hành. Điều này khiến những người làm ăn gian lận pha thêm methanol vào xăng A83 thành xăng A92 gây ra phần lớn các vụ cháy xe trong thời gian qua.


    Vì lợi nhuận kếch xù nên những người kinh doanh xăng dầu đã biến xăng A83 thành xăng A92. Ảnh minh họa.


    "Chúng tôi đề nghị nên dừng sản xuất xăng A83 để đảm bảo an toàn cho người dân và loại bỏ những gian lận trong kinh doanh xăng dầu”.

    Đó là khẳng định của PGS TS Phan Minh Tân, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM tại buổi công bố nguyên nhân gây cháy xe gắn máy vào chiều hôm nay (17/5).

    Theo kết quả nghiên cứu của nhóm khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu công nghệ lọc dầu (RPTC) và Phòng thí nghiệm trọng điểm động cơ đốt trong của Trường Đại học Bách khoa TP.HCM dưới sự theo dõi của Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM cho thấy: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cháy xe trong thời gian qua như sự chập mạch của hệ thống điện trong trường hợp hệ thống bảo vệ cầu chì bị vô hiệu hóa hoặc không đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ gây ra nguồn lửa. Các yếu tố như để vật dụng dễ cháy nổ trong cốp xe như nước hoa, quẹt gas… cũng dễ dàng gây cháy xe.

    Song, trái ngược với quan điểm của Liên Bộ đã đưa ra trước đó chủ yếu chỉ tập trung vào hai nguyên nhân trên thì kết quả của nhóm khoa học này lại chỉ ra rằng, xăng “dỏm” mới là nguyên nhân chính gây cháy xe trong thời gian vừa qua.

    Đây là một khẳng định có cơ sở khoa học. Lý giải điều này, ông Tân cho rằng, nghi vấn xăng chính là thủ phạm vì trong năm 2011 vừa qua, Sở đã kiểm tra và phát hiện 34/150 mẫu xăng A92 có chứa hàm lượng methanol. Thực chất đây không phải là xăng A92 mà là xăng A83 với thủ thuật rất đơn giản là pha thêm 15% methanol vào. Khi người tiêu dùng chẳng may đổ loại xăng này sẽ gây ra sự rò rỉ nhiên liệu thông qua hiện tượng phá hủy hệ thống ống dẫn dẫn đến cháy nổ. Việc phát hiện ra xăng có chứa methanol hay không cũng rất đơn giản bằng cách khi đổ nước vào, methanol sẽ tách ra khỏi xăng.

    Bên cạnh đó, việc sử dụng methanol hiện nay đem lại lợi nhuận kếch xù cho những người kinh doanh. Đơn cử, giá methanol hiện nay chưa đến 10.000 đồng/lít, trong khi xăng A92 là 23.800 đồng/lítl thì đây là một lợi nhuận khổng lồ.

    Hơn nữa, phía Hải quan và PVPro cũng cung cấp về tình hình biến động sản lượng methanol nhập khẩu nhận thấy, có sự tăng đột biến lượng methanol nhập khẩu và tiêu thụ tại Việt Nam. Cụ thể, trong năm 2010 nhập khoảng hơn 90.000 tấn và năm 2011 nhập 80.520 tấn, riêng 6 tháng đầu năm 2012 vẫn chưa thống kê được. Như vậy, lượng nhập methanol đã tăng 33% so với những năm trước đó.

    Tại thời điểm này, xăng A83 vẫn được sử dụng ở một số vùng sâu, vùng xa, thậm chí một số cơ sở chế biến xăng A83 mới đầu tư đi vào sản xuất. “Vì vậy, Sở Khoa học công nghệ đề nghị dừng hẳn việc sản xuất xăng A83 để những người kinh doanh gian dối không còn cơ hội. Đồng thời, về mặt quản lý nhà nước phải nghĩ đến việc siết chặt cho nhập khẩu và sử dụng methanol trên thị trường với hàm lượng tối đa cho phép”, ông Tân nhấn mạnh.


    PGS TS Phan Minh Tân, Phó Giám đốc Sở Khoa học công nghệ TP.HCM đề nghị dừng hẳn việc sản xuất xăng A83


    Trao đổi chuyên sâu về vấn đề này, ông Nguyễn Duy Ninh, đại diện Hội liên hiệp Khoa học kỹ thuật TP.HCM cũng cho rằng: “Tại các nước Châu Âu, tỷ lệ cho phép pha methanol rất thấp, thậm chí có bang tại Mỹ còn cấm pha methanol vào xăng. Mới đây nhất, tỉnh Sơn Tây của Trung Quốc cũng đã hạn chế sử dụng chất này vào xăng và có nhiệm vụ hướng dẫn người dân sử dụng như thế nào cho hợp lý. Còn tại Việt Nam vẫn chưa thấy có động tĩnh gì. Phải chăng, Nhà nước không quản lý được nên để methanol phát triển lung tung?”.

    Trước tình hình này, Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM cũng khuyến cáo người dân nên sử dụng loại nhiên liệu xăng phù hợp. Không nên sử dụng bất cứ nguồn nhiên liệu xăng nào bất hợp pháp hay loại phụ gia nào chưa được cơ quan chức năng cho phép sử dụng trên thị trường.

    Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục thực hiện việc tìm kiếm xác định các nguyên nhân cháy cụ thể trên phương tiện ô tô. Đồng thời, nhóm nghiên cứu sẽ thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về ảnh hưởng của điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm tại Việt Nam, sự phù hợp của các động cơ đang lưu hành để đảm bảo an toàn về chất lượng.

    Theo infonet.vn

  9. #9
    Administrator decomoto's Avatar
    Thành viên thứ
    1
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    399
    Thanks
    61
    Thanked 110 Times in 67 Posts
    Ý kiến rất hay của bạn Vũ Văn Sơn từ địa chỉ mail :


    Tôi đã đọc ở một số báo về việc 4 Bộ thông báo về nguyên nhân cháy xe. Xin hỏi: Sao các nhà nghiên cứu lại cứ khăng khăng khẳng định cháy được “phải có xăng dầu bị rò rỉ và tiếp xúc với nhiệt độ hơn 400 độ C“? Tất nhiên có đủ hai điều kiện ấy thì 100% cháy.

    Nhưng xin thưa: Chưa đủ điều kiện ấy đã cháy rồi. Cụ thể: Chỉ cần nhiên liệu thấm qua ống dẫn đã bị lão hoá và bay hơi ra ngoài, mắt thường ta không nhìn thấy được; tay ta sờ vào ống dẫn cũng không ướt tay - Thế là có 1 điều kiện cho sự cháy rồi.

    Điều kiện 2 chưa cần phải có nguồn nhiệt cao như thế, mà chỉ cần một tia lửa nhỏ do nhiều tình thế tạo ra. Ví dụ như chập điện, như xe chuyển động sinh ra ma sát, như các vật liệu cọ sát tự sinh điện trái dấu tiềm ẩn... Thì đấy, xe téc chở xăng trên đường thường tha một cái dây xích sắt kéo lê trên mặt đường đó là gì? Dây xích sắt đó để triệt tiêu các điện tích khác dấu tích tụ trên xe xuống đất mục tiêu trừ hậu hoạ.

    Có nghĩa là điều kiện 2 về tia lửa trong gầm xe khi nó chuyển động là rất dễ xảy ra.

    Trở lại điều kiện 1: Tôi thực sự rùng mình khi nghe Bộ Công An nói “xăng có dưới 30% chất phụ gia” là axetol, ethanol, methanol.

    Xin thưa, trước đây chỉ có 5% thôi. Tôi hiểu, dưới 30% có nghĩa là trên 20% và gần 30% chất phụ gia.

    Vậy ta có quyền khẳng định rằng: xăng Việt Nam đã bị thương mại lạm dụng. Người ta đã pha ¼ thể tích những dung môi cực mạnh đối với cao su và nhựa. Với nồng độ phụ gia lớn như thế thì không một ống dẫn bằng nhựa hoặc cao su nào có thể an toàn bền vững trong môi trường đó được!

    Mấu chốt chính là chỗ này. Xăng có nồng độ phụ gia lớn khủng khiếp như thế, tôi nghĩ rằng an ninh hoả hoạn cho xe còn tiếp tục nhiều nữa. Sau một thời gian các xe đã dùng xăng có pha nhiều chất phụ gia, thì ít nhiều đã bị “tổn thọ” (lão hóa), có nghĩa là đã “hẹn giờ” cháy!

    Đề nghị các ngành chức năng “làm sạch nhiên liệu” trước khi đưa ra thị trường.

  10. #10
    Administrator decomoto's Avatar
    Thành viên thứ
    1
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    399
    Thanks
    61
    Thanked 110 Times in 67 Posts
    Ý kiến rất hay của bạn Vũ Văn Sơn từ địa chỉ mail :


    Tôi đã đọc ở một số báo về việc 4 Bộ thông báo về nguyên nhân cháy xe. Xin hỏi: Sao các nhà nghiên cứu lại cứ khăng khăng khẳng định cháy được “phải có xăng dầu bị rò rỉ và tiếp xúc với nhiệt độ hơn 400 độ C“? Tất nhiên có đủ hai điều kiện ấy thì 100% cháy.

    Nhưng xin thưa: Chưa đủ điều kiện ấy đã cháy rồi. Cụ thể: Chỉ cần nhiên liệu thấm qua ống dẫn đã bị lão hoá và bay hơi ra ngoài, mắt thường ta không nhìn thấy được; tay ta sờ vào ống dẫn cũng không ướt tay - Thế là có 1 điều kiện cho sự cháy rồi.

    Điều kiện 2 chưa cần phải có nguồn nhiệt cao như thế, mà chỉ cần một tia lửa nhỏ do nhiều tình thế tạo ra. Ví dụ như chập điện, như xe chuyển động sinh ra ma sát, như các vật liệu cọ sát tự sinh điện trái dấu tiềm ẩn... Thì đấy, xe téc chở xăng trên đường thường tha một cái dây xích sắt kéo lê trên mặt đường đó là gì? Dây xích sắt đó để triệt tiêu các điện tích khác dấu tích tụ trên xe xuống đất mục tiêu trừ hậu hoạ.

    Có nghĩa là điều kiện 2 về tia lửa trong gầm xe khi nó chuyển động là rất dễ xảy ra.

    Trở lại điều kiện 1: Tôi thực sự rùng mình khi nghe Bộ Công An nói “xăng có dưới 30% chất phụ gia” là axetol, ethanol, methanol.

    Xin thưa, trước đây chỉ có 5% thôi. Tôi hiểu, dưới 30% có nghĩa là trên 20% và gần 30% chất phụ gia.

    Vậy ta có quyền khẳng định rằng: xăng Việt Nam đã bị thương mại lạm dụng. Người ta đã pha ¼ thể tích những dung môi cực mạnh đối với cao su và nhựa. Với nồng độ phụ gia lớn như thế thì không một ống dẫn bằng nhựa hoặc cao su nào có thể an toàn bền vững trong môi trường đó được!

    Mấu chốt chính là chỗ này. Xăng có nồng độ phụ gia lớn khủng khiếp như thế, tôi nghĩ rằng an ninh hoả hoạn cho xe còn tiếp tục nhiều nữa. Sau một thời gian các xe đã dùng xăng có pha nhiều chất phụ gia, thì ít nhiều đã bị “tổn thọ” (lão hóa), có nghĩa là đã “hẹn giờ” cháy!

    Đề nghị các ngành chức năng “làm sạch nhiên liệu” trước khi đưa ra thị trường.

+ Trả lời Chủ đề
Trang 1 của 2 1 2 CuốiCuối

Bookmarks

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình