Nếu bạn chọn mua một kim thu sét ESE để gắn cho căn nhà của mình (có chiều dài
140m, cao 35m) với yêu cầu cấp độ bảo vệ Level 1 (D = 20m), và người bán hàng cung
cấp cho bạn Kim ESE với Rp = 80 (Level I) nói rằng nó phủ được toàn bộ công trình nhà
bạn. Bạn tin đều đó, bạn có thể sai, hãy đọc ví dụ dưới đây để biết rõ hơn:
(tham khảo thêm bài viết về phạm vi bảo vệ của kim ESE)
Dưới đây là mô hình thiết kế không đúng khi áp dụng tiêu chuẩn NFC 17102 để tính toán phạm
vi bảo vệ với yêu cầu khả năng bảo vệ đạt 99% hay D = 20m, nếu ta chọn kim ESE có Rp=120m theo như catalogues được gắn như trong hình vẽ (ký
hiệu ESE).


Dựa theo bảng 2.2.3.3a và công thức (1) của tiêu chuẩn NFC 17102, chúng ta diễn giải phạm vi
bảo vệ trong trường hợp này như sau:

Hình có đường viền đậm màu xanh lá cây là cấu trúc cần bảo vệ với các thông số đã cho sẵn trong hình vẽ.
Với h = 2m thì Rp = 32m (theo bảng 2.2.3.3a), bán kính này không thể phủ được mặt
phẳng cần bảo vệ rộng 15m được.
Với h = 5m thì Rp = 78,58m (theo công thức 1), bán kính này phủ được mặt phẳng cách
mũi kim thu sét ESE 5m.

Kết luận: với mô hình thiết kế như trên khi h = 2m thì không đảm bảo được khả năng bảo vệ
toàn cấu trúc.
Cách khắc phục: chúng ta có thể nâng chiều cao trụ đỡ kim thu sét ESE lên sao cho Rp1 > 50m
(=15m+35m), và dựa vào bảng 2.2.3.3a thì h > 3m hay thay đổi vị trí đặt kim.


Theo tác giả Vũ Trần Thuận