Vụ cháy khiến 4 người tử vong tại cửa hàng bán bếp điện từ (số 423 Lũy Bán Bích, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú, TP.HCM) ngày 10-6 một lần nữa đặt ra vấn đề cấp bách về hậu quả lớn khi xảy ra cháy ở những ngôi nhà phố thiết kế quá bí.

Đại tá Lê Tấn Bửu – giám đốc Cảnh sát PCCC TP.HCM – cho biết 4 người tử vong gồm Nguyễn Ngọc Hoàng (23 tuổi), Bùi Thế Thảo (22 tuổi), Phùng Nam Anh (23 tuổi, cùng quê Thái Bình) và Đinh Thị Bích Chi (24 tuổi, quê Sóc Trăng).

Người may mắn thoát nạn, đang điều trị tại Bệnh viện Q.Tân Phú là bà Nguyễn Thị Năm Lý (51 tuổi, quê Phú Thọ).

Tiếng gào khóc

Trưa 10-6, nằm điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Q.Tân Phú, bà Lý mặt tái nhợt, mắt nhắm nghiền, tâm lý chưa ổn định.

Bà thều thào: “Sáng sớm nay, đang ngủ trên lầu 1 căn nhà thì tôi ngửi được mùi khét. Tỉnh dậy, khói đã bốc lên mù mịt. Tôi hoảng loạn vừa cố gọi mọi người dậy vừa tìm cách thoát ra. Bị ngộp khói nhưng tôi cố vơ chiếc chăn trùm vào mặt, lao ra, dùng hết sức mở cửa để nhảy sang bancông nhà hàng xóm”.

Rồi bà Lý thẫn thờ, nước mắt rưng rưng: “Lúc đấy tôi vẫn nghe mọi người ở trong gào khóc “cháy cháy”. Mấy đứa mà nghe tôi lấy chăn bịt thì đã không chết”.

Bác sĩ Lương Quốc Tuấn, trưởng khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Q.Tân Phú, cho biết bà Lý nhập viện trong tình trạng tâm lý hoảng loạn, bất ổn. May mắn là bà chỉ bị phỏng nhẹ ở tay và đã được sơ cứu ngay tại hiện trường nên sức khỏe ổn định.

Theo bà Lý, bà đang phụ trách quản lý nhân viên cho công ty tư nhân ở Hà Nội và mới vào TP.HCM công tác được mấy ngày nay. Nơi bị cháy là cửa hàng bán bếp điện từ của công ty. Trong 4 người gặp nạn, 3 người là nhân viên trong công ty.

Lực lượng chức năng có mặt tại hiện trường vụ cháy sáng 10-6 - Ảnh: Ngọc Khải
Lực lượng chức năng có mặt tại hiện trường vụ cháy sáng 10-6
Ngạt khí độc
Khoảng 4g sáng, nhiều người dân sống cạnh căn nhà này phát hiện bà Lý ôm chăn đứng trên bancông căn nhà la hét, kêu cứu thất thanh. Khói và lửa bốc dữ dội gần như bao trùm cả căn nhà. Bà Lý trùm chăn liều mình nhảy sang bancông nhà kế bên và thoát chết.

Bà được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng bị phỏng ở tay.

Thượng tá Nguyễn Thanh Hưởng – phó giám đốc Cảnh sát PCCC TP.HCM – cho biết sau khi nhận tin báo, đơn vị đã điều 7 xe cứu hỏa cùng hơn 40 chiến sĩ đến dập lửa, giải cứu các nạn nhân.

Tuy nhiên do phòng các nạn nhân nằm khó tiếp cận, lửa cháy lớn nên lực lượng PCCC mất nhiều thời gian để phá bung cửa chính đồng thời phá nóc căn nhà, song khi tiếp cận được thì các nạn nhân đã tử vong.

Theo đại tá Lê Tấn Bửu, các nạn nhân tử vong được xác định do bị ngạt khí khi đang nằm ngủ tại một căn phòng phía sau của tầng 1 ngôi nhà. Khu vực bị cháy khoảng 76m2 trên tổng số diện tích 148m2 nhà, chủ yếu cháy các vật dụng sinh hoạt và bếp điện từ.

Vật dụng, thiết bị cháy rụi trong cửa hàng - Ảnh: Ngọc Khải
Vật dụng, thiết bị cháy rụi trong cửa hàng

Cả nhà chỉ có một cửa
Điều đáng nói là căn nhà kinh doanh bếp điện từ bị cháy có một trệt một lầu, thiết kế khá bí. Tầng trệt chỉ có cửa chính, không có cửa sổ. Phía trước và hai bên bancông lầu 1 bị bảng hiệu quảng cáo của cửa hàng che chắn kín.

Ba trong bốn mặt của căn nhà này áp sát vào tường của các nhà xung quanh, phía sau không có cửa hậu thoát hiểm nên khi có sự cố xảy ra, chỉ có lựa chọn duy nhất là thoát hiểm bằng cửa chính.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại tá Lê Tấn Bửu cho biết căn nhà bị cháy là dạng nhà ống, được thuê để ở và kinh doanh bếp điện từ. Ngoài việc để ở, nhà này còn chứa nhiều vật tư, hàng hóa kinh doanh nên nguy cơ tiềm ẩn về cháy rất cao.

“Khi xảy ra sự cố, đám cháy lan rất nhanh, tỏa khói nhiều và trong một vùng cháy như vậy sẽ phát sinh rất nhiều chất độc hại do sản phẩm cháy sinh ra. Do đó nếu không có các lối thoát hiểm (cửa hậu, bancông, mái nhà…), nạn nhân không bình tĩnh thì rất dễ tử vong” – đại tá Bửu nhấn mạnh.

Đại tá Bửu cho rằng thực trạng ở TP.HCM hiện nay tồn tại nhiều dạng nhà khung, nhà ống, đây là một trong những nguy cơ khi xảy ra sự cố cháy, gây hậu quả tai nạn chết người.

Điển hình trong thời gian vừa qua, tại TP.HCM đã xảy ra nhiều vụ cháy ở những dạng nhà ống gây hậu quả nghiêm trọng. Đáng chú ý nhất là năm 2014 xảy ra hai vụ cháy tại các nhà ống ở Q.5 và Q.6 khiến 9 người tử vong.

Vậy cháy nhà phố phải làm sao?

Phần còn lại của biển quảng cáo từng che kín mặt tiền căn nhà bị cháy sáng 10-6 - Ảnh: Lê Phan
Phần còn lại của biển quảng cáo từng che kín mặt tiền căn nhà bị cháy sáng 10-6 – Ảnh: Lê Phan
Biển quảng cáo bịt kín mặt tiền nhà
KTS Phạm Tuấn Khanh – giảng viên Trường đại học Kiến trúc TP.HCM – cho biết hiện nay ở nước ta quy định về các yếu tố kỹ thuật như chiều cao, chiều rộng, trọng lượng… của biển quảng cáo không rõ ràng như ở nhiều nước khác đã làm.

Thực tế hiện nay trên các tuyến đường biển quảng cáo được treo tràn lan, tự phát, mỗi nơi mỗi kiểu.

Nguy hiểm nhất là không kiểm soát được nguồn điện mạnh yếu như thế nào, lấy từ đâu. Đã có nhiều vụ cháy lớn xảy ra gần đây nguyên nhân do chập điện biển quảng cáo.

Có những khu vực biển quảng cáo lớn bít kín cả mặt tiền nhà, khi xảy ra cháy thì người trong nhà không còn đường thoát ra. Thang cứu hỏa phía ngoài cũng không vào được bên trong, dẫn đến thiệt hại về tính mạng.

Theo KTS Khanh, để giảm thiểu nguy cơ cháy do chập điện biển quảng cáo, cơ quan chức năng cần có quy định về chế tài và quản lý chặt chẽ việc lắp đặt biển quảng cáo.

Tùy theo kiến trúc hiện hữu từng khu vực sẽ có quy định các loại kích cỡ, độ lớn, trọng lượng, công suất điện… riêng. Tuy nhiên, quan trọng nhất là phải đảm bảo được hành lang an toàn, thoát hiểm khi xảy ra sự cố cháy nhà.

Trong khi đó, đại tá Lê Tấn Bửu cho biết Cảnh sát PCCC chỉ là đơn vị kiểm tra, kiểm soát trong vấn đề đảm bảo an toàn PCCC, việc cấp phép treo các bảng hiệu, biển quảng cáo hiện nay không thuộc chức năng của đơn vị này.

Đại tá Bửu cho rằng các đơn vị cấp phép cũng phải tuân thủ theo quy định và phải phối hợp với Cảnh sát PCCC kiểm tra, chấn chỉnh an toàn PCCC.

“Hiện nay các vụ cháy phát sinh từ các bảng hiệu ngoài trời lây lan vào trong nhà khá phổ biến. Do đó việc kiểm tra kiểm soát, đặc biệt trong mùa mưa, cần phải tăng cường” – đại tá Bửu cho biết.

Làm gì để thoát khỏi các nhà phố khi cháy? Và cháy nhà phố phải làm sao?
Đại tá Lê Tấn Bửu phân tích với những trường hợp này khi cháy khói thường tỏa lên trên, do đó người nhà cần phải hết sức bình tĩnh, sử dụng các loại thiết bị (nếu có) như mặt nạ, khẩu trang, thậm chí chăn, mùng, quần áo che mặt, bịt mũi nhằm mục đích tránh hít phải khí độc hại, đồng thời nằm xuống, tìm cách thoát ra ngoài nhanh nhất.

“Đây là những kỹ năng sống còn, mọi người phải hết sức chú ý” – đại tá Bửu nói.

Theo đại tá Bửu, quán tính của con người khi xảy ra sự cố thường hay hoảng loạn nên quan trọng là công tác chuẩn bị ban đầu, phải có ý thức phòng ngừa.

“Do kinh doanh buôn bán nhiều hàng hóa nên khi xảy ra sự cố, hàng hóa có thể sập đè không có đường thoát, chưa kể khói lan tỏa trong thời gian rất ngắn làm nạn nhân ngạt, không thở được dẫn đến tử vong” – đại tá Bửu cảnh báo.

Theo ông, đối với các loại nhà vừa kinh doanh vừa để ở phải hết sức chú ý điều kiện về an toàn PCCC, quan trọng nhất là sắp xếp hàng hóa, câu mắc hệ thống điện; các thiết bị tiêu thụ điện, đun nấu, thờ cúng… phải có tính toán, tuân thủ nguyên tắc PCCC.

Thời gian sử dụng mặt nạ phòng độc
Thời gian sử dụng mặt nạ phòng độc 3M từ 1 – 2 giờ.

Đây là thời gian đảm bảo cho mặt nạ hoạt động tốt nhất.

Mặt nạ phòng độc an toàn, chính hãng, dễ dàng khi sử dụng.

AN Phúc địa chỉ mua bán Mặt nạ phòng khí độc, hơi độc cao cấp, chính hãng, có tem kiểm định
an toàn. Mặt nạ được sản xuất từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Liên Xô, Nga, Trung Quốc. Giao hàng tận nơi tại HCM, Hà Nội cùng các tỉnh khác trên toàn quốc. 100% an toàn và thoải mái, dễ dàng cho ngươi dùng.

Địa chỉ: Số 59 Xuân Hồng, P.12, Q.Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

Email : –

Số điện thoại: Điện thoại: 028.62860099 Hotline: 0903.801.891 – 0913.801.891


Mặt nạ phòng độc chính hãng an toàn
>> Xem ngay: Hơn 50 mẫu mặt nạ phòng độc an toàn chất lượng tại An Phúc
Sử dụng bao lâu thì thay phin lọc cho mặt nạ phòng độc?
Trên thực tế, mặt nạ phòng độc có phin lọc bị bão hòa rất nhanh nên bạn cần phải thay thế phin lọc định kỳ. Tùy vào loại, thời gian tiếp xúc với hóa chất, điều kiện bảo quản, loại hóa chất, mật độ dùng, nồng độ hóa chất, tiêu chuẩn cơ sở ,…để đưa ra thời gian chính xác nhất.

Cũng giống như việc bạn đi phun thuốc trừ sâu, mặc dù đã đeo mặt nạ nhưng vẫn thấy mùi thuốc thì cần phải thay ngay, trừ một số loại hóa chất không có mùi. Bên cạnh đó, than hoạt tính là thành phần chính trong phin lọc để hấp thụ khí độc. Lúc này sẽ xuất hiện phản ứng trong phin lọc, các hóa chất độc hại sẽ được chuyển thành khí lành đi theo ống van vào mũi bạn. Đôi khi, phin lọc còn chứa thêm một số loại hóa chất xúc tác làm cho quá trình diễn ra nhanh hơn, đảm bảo cung cấp đủ lượng không khí cho người dùng.


Nên thay phin lọc cho mặt nạ phòng khi chúng đã bão hòa
Đó là lý do tại sao, khi hộp lọc có dấu hiệu bão hòa, bị nứt vỡ, hết hạn sử dụng, bụi bám vào,….khiến cho việc hô hấp trở nên khó khăn thì cần phải thay phin lọc mới ngay.

Lưu ý: Sử dụng bao lâu thì thay phin lọc cho mặt nạ phòng độc phụ thuộc vào mức độ độc nhất định của môi trường. Cùng với chế độ bảo dưỡng, bảo quản cũng liên quan đến tuổi thọ của phin lọc.