Thiên tai hỏa hoạn là điều mà con người không hề mong muốn nhưng không thể tránh khỏi và luôn phải tìm cách đối phó, làm giảm thiệt hại khi có thiên tai hay hỏa hoạn xảy ra. Tại Việt Nam trong những năm gần đây, do tốc độ xây dựng phát triển rất nhanh, hàng loạt những tòa nhà cao tầng đã được xây dựng. Và trong các tòa nhà đó, hệ thống hút khói và tăng áp cầu thang nhằm đảm bảo an toàn cho con người cũng đã được chú ý hơn.

1. LỊCH SỬ VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA HỆ THỐNG HÚT KHÓI & TĂNG ÁP CẦU THANG

Ý tưởng về việc sử dụng phương pháp điều áp để kiểm soát sự di chuyển của khói không phải là một ý tưởng mới mà đã bắt đầu được quan tâm trong suốt những năm 1950 của thế kỷ trước tại Anh và Australia.

Bộ tiêu chuẩn đầu tiên cho phép sử dụng việc điều áp như là một cách phòng chống hỏa hoạn đã được ra đời tại Australia vào năm 1957.

Tại Anh, công việc nghiên cứu vẫn tiếp tục cho đến những năm 1960 và 1970. Kết quả là đã cho ra đời bộ tiêu chuẩn BS5588 part 4:1978 và part 5:1991. Bộ tiêu chuẩn này sau đó đã được chỉnh sửa và cho xuất bản lại vào tháng 4 năm 1998.
Tại Việt Nam cuối những năm 90 của thế kỷ trước, nhà nước cũng đã chú ý tới việc áp dụng hệ thống tăng áp cầu thang để đảm bảo an toàn cho con người bằng việc cho ra đời hai tiêu chuẩn TCVN 6160:1996 – Phòng cháy chữa cháy – Nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế và TCVN 6161:1996 – Phòng cháy chữa cháy – Chợ và trung tâm thương mại – Yêu cầu thiết kế. Từ đó đến nay rất nhiều công trình đã áp dụng hệ thống tăng áp cầu thang và hút khói.

2. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC KIỂM SOÁT SỰ DI CHUYỂN CỦA KHÓI

Mục đích của bất kỳ một hệ thống kiểm soát sự di chuyển của khói nào cũng nhằm làm cho khói và khí độc không xâm nhập vào lối thoát hiểm trong một thời gian đủ để con người có thể thoát ra ngoài hoặc tìm được nơi trú ẩn.

3. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Khi lửa cháy sẽ tạo ra khói và sự chênh lệch áp suất. Chính sự chênh lệch áp suất này sẽ đẩy khói di chuyển qua các khe hở. Tuy nhiên ta cũng có thể lợi dụng nguyên lý về sự chênh lệch áp suất để kiểm soát sự di chuyển của khói.

Hai nguyên lý cơ bản về điều khiển sự di chuyển của khói được định nghĩa bởi JH KLOTE:

a) Sự chênh lệch về áp suất giữa hai phía của vật chắn khói (air barriers) có thể tác động đến sự di chuyển của khói. (Airflow can control smoke movement if the average VELOCITY is of sufficient magnitude.)

b) Dòng khí lưu chuyển có thể tác động đến sự di chuyển của khói nếu vận tốc trung bình của dòng khí đủ lớn. (A PRESSURE difference across a barrier can act to control smoke movement.)

Tuy nhiên nguyên lý thứ hai chỉ là một trường hợp đặc biệt của nguyên lý thứ nhất bởi vì lưu chất di chuyển được là do sự chênh lệch áp suất hoặc do chênh lệch thế năng. Nhưng nếu chỉ xét riêng trong lĩnh vực kiểm soát sự lan tỏa của khói khi có hỏa hoạn thì tùy từng trường hợp cụ thể ta có thể ứng dụng nguyên lý thứ nhất hoặc nguyên lý thứ hai đã nêu ra ở trên. Thông thường ta có hai trường hợp:

Trường hợp 1: Khe hở lớn: cửa mở, v.v… ta áp dụng nguyên lý thứ hai.


Kiểm soát sự di chuyển của khói khi cửa mở


Trường hợp 2: Khe hở nhỏ: cửa đóng, chỉ còn những khe hở nhỏ v.v… ta áp dụng nguyên lý thứ nhất.


Kiểm soát sự di chuyển của khói khi cửa đóng


Theo tomeco.vn