Đối với mỗi tòa nhà cao tầng, việc bố trí mặt bằng đóng vai trò quan trọng cho việc phòng cháy, chữa cháy ở cả bên trong và bên ngoài tòa nhà.
Tin tức liên quan:
Xe khách bốc cháy, 45 hành khách thoát hiểm
Cập nhật vụ sập nhà ở New York: 4 người chết 69 người bị thương
Bố trí không gian xanh trong nhà
Cách bố trí phong thủy mang tài lộc cho người mệnh Mộc
Các tòa nhà cao tầng thông thường là sự kết hợp của các loại hình: Chung cư - Thương mại - Văn phòng cho thuê. Tất cả được đặt trên một không gian ngầm là gara và các công trình kỹ thuật. Mặc dù cả ba loại chức năng trên cùng được bố trí trong một tòa nhà nhưng đặc trưng an toàn phòng cháy của chúng lại hoàn toàn khác nhau.

Tại các khu thương mại và dịch vụ tập trung đông người vào các thời điểm nhất định vào ban ngày, ban đêm đóng cửa. Các khu vực không an toàn liên quan tới kho hàng, khu vực thương mại thường cháy nổ do nguyên nhân chập điện. Các vụ hỏa hoạn lại thường xảy ra vào ban đêm. Tuy nhiên chúng có ưu điểm về vị trí, do ở tầng thấp nên tiếp cận không gian đường phố với nhiều cửa thoát và không gian rộng tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc thoát người.

Khu vực văn phòng thường được bố trí ở tầng cao trung bình tiếp theo với lối vào riêng. Đặc điểm của khu văn phòng là không gian làm việc rộng, lối thoát tập trung ở giữa. Hỏa hoạn thường hay xảy ra vào ban đêm. Khu chung cư tập trung đông người, lại thường được bố trí ở các tầng cao, trong đó loại nhà pent-house - căn hộ đắt tiền nhất có cả bể bơi - ở tầng trên cùng. Các khu vực không an toàn về phòng hỏa bao gồm bếp điện, bếp khí gas. Tại các khu này, vụ hỏa hoạn xảy ra vào ban ngày nhiều hơn.

Bố trí mặt bằng bên trong
Với những tòa nhà có diện tích sử dụng chung như chung cư và văn phòng cho thuê, diện tích tại các không gian chờ thoát người được tính toán để đảm bảo không bị ùn tắc. Tiêu chuẩn của Nhật Bản là: Hành lang 0,3m2/người; Tiền sảnh 0,2m2/người; Cầu thang 0,25m2/người.

Không gian thoát hiểm cần bố trí đủ diện tích tránh tình trạng ùn tắc khi có sự cố

Không gian thoát hiểm cần bố trí đủ diện tích tránh tình trạng ùn tắc khi có sự cố. Ảnh minh họa
Đối với các tòa nhà cao tầng, khi có sự cố người ta thường thoát xuống tầng dưới bằng cầu thang thoát hiểm. Cầu thang thoát hiểm khác cầu thang bộ ở chỗ, chúng được ngăn cách bằng tường chịu lửa, chịu nhiệt và có cửa làm bằng vật liệu chống cháy và chống khói. Có 2 vị trí dành cho thang thoát hiểm: Một là được bố trí tập trung ở khu vục lõi với một không gian kín an toàn tránh được khói và lửa khi có hỏa hoạn hoặc là lối vào và không gian an toàn được bố trí hướng ra phía không gian mở của tòa nhà hoặc là được bố trí phân tán ở khu vực các mặt nhà.

Tuyệt đối không bố trí ống đổ rác trong các thang thoát hiểm, bởi trong thực tế tại Hà Nội, các ống đổ rác cũng là nơi gây khói và cháy xuất phát từ đổ rác và các vật liệu chưa cháy hết (than đốt cháy dở). Để hỗ trợ cho sự an toàn của thang thoát hiểm, các vị trí bố trí thang cần lưu ý tiếp cận dễ dàng với không gian mở và không khí tươi ở ngoài nhà. Đó là yếu tố hết sức quan trọng.

Ở Việt Nam, các tòa nhà cao tầng chủ yếu tổ chức thoát hiểm bằng cầu thang thoát hiểm đặc biệt trong lõi và cầu thang sắt mở lộ thiên. Tuy nhiên, người ta cũng nhận thấy những bất cập trong việc thoát hiểm bằng cầu thang đối với các đối tượng là người tàn tật, người già và trẻ em. Vì vậy, ở một số tòa nhà siêu cao tầng người ta đã bố trí thang máy dùng trong trường hợp khẩn cấp. Những thang máy này sẽ được sử dụng nguồn điện riêng dành cho tình trạng khẩn cấp. Ở Nhật Bản, người ta quy định khoảng 1500m2 sàn sẽ bố một thang máy thoát hiểm.

Bố trí các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy
Tủ báo cháy: ngoài chức năng phát báo tình trạng xảy ra cháy, tủ trung tâm này còn thông báo sự cố đường dây, liên lạc nội bộ giữa trung tâm với các điểm báo cháy khẩn cấp, nối với máy tính, máy in để hiển thị các chức năng của hệ thống, điều khiển tự động các hệ thống dập lửa nếu đợc lắp đặt. Tủ trung tâm này được đặt tại phòng thường trực kỹ thuật của nhà máy và nối mát tới hệ thống tiếp địa chung của nhà máy.

Đầu báo cháy khói quang học: là các đầu báo cháy bằng khói đợc bố trí tại phòng không tự nó phát sinh khói, ngoại trừ khi có cháy. Đầu báo khói sẽ phát hiện chính xác sự xảy cháy ngay cả khi nó chỉ là sự cháy âm ỉ . Sản phẩm ban đầu của sự cháy là khói, chỉ khi vụ cháy xảy ra lớn mới phát sinh nhiệt độ cao. Do vậy việc sử dụng đầu báo khói sẽ phát hiện sớm nhất vụ cháy xảy ra. Đầu báo khói đợc lắp ráp sát trần, mái, cách tường 2m và khoảng cách giữa các đầu báo 4,5m

Đầu báo cháy nhiệt: gồm các đầu báo này được lắp ráp sát trần, mái trong từng khu vực riêng biệt với diện tích bảo vệ của mỗi đầu báo từ 15 đến 30m2 cho một đầu báo.

Hộp nút ấn báo cháy khẩn cấp: Hộp nút ấn báo cháy khẩn cấp đợc lắp đặt trên lối thoát nạn, ở những vị trí thuận tiện để khi mới bắt đầu xảy ra cháy mà các cảm biến báo cháy cha đủ khả năng phát hiện ( nh nhiệt độ còn thấp, khói còn ít ) con người phát hiện đợc, có thể tác động phát báo tình trạng hoả hoạn. Hộp nút được đặt cách sàn 1,2 m

Chuông báo động cháy: Được lắp cách sàn nhà 2,8 m, ở các vị trí mà sự cộng hởng âm học là cao nhất và gần nơi các nhân viên làm việc hoặc sinh hoạt, đảm bảo khi phát ra âm thanh báo động mọi người trong tòa nhà có thể nghe thấy rõ nhất.

Bố trí mặt bằng bên ngoài thuận lợi cho việc thoát hiểm và chữa cháy
Trong bố trí tổng mặt bằng, cần thiết kế các tuyến giao thông bao quanh cho phép xe cứu hỏa tiếp cận công trình khi có sự cố. Không gian cứu hộ có thể bị ảnh hưởng bởi sự lấn chiếm không gian chiều cao của hệ thống đường dây điện, điện thoại mắc dọc ngang các tuyến cứu hộ. Một số công trình kiến trúc cao tầng xây chen trong khu dân cư thấp tầng ở Hà Nội thực sự chưa tính tới khả năng cứu hộ khi có sự cố hỏa hoạn.

Bên ngoài cần bố trí giao thông thuận tiện cho các phương tiện cứu hỏa. Ảnh minh họa

Bên ngoài cần bố trí giao thông thuận tiện cho các phương tiện cứu hỏa. Ảnh minh họa
Trong tổ chức mặt bằng kiến trúc, cần tạo hành lang cứu hộ cho lính cứu hỏa. Thang thoát hiểm của người dân có thể sử dụng cho lính cứu hỏa lên các tầng trong trường hợp đã di dời ưu tiên con người. Một số tòa nhà cao tầng có thể bố trí thang máy cứu hộ cho lính cứu hỏa, chúng cho phép dẫn vòi phun nước lên tầng trên và đưa người già và trẻ nhỏ xuống bên dưới mà không bị đe dọa bởi khói và lửa.
Dẫn nguồn: