cây cảnh để bàn amply karaoke jarguar Video chi tiết hướng dẫn cách mua thẻ zing bằng sms giá rẻ, chiết khấu cao, ưu đãi khủng. Bơm hỏa tiễn Ví da bò nam Túi nilon HDPE cong ty in poster camera quan sát xưởng bàn ghế cafe
Công tác tổ chức và xây dựng lực lượng pccc ở cơ sở:
+ Trả lời Chủ đề
Kết quả 1 đến 1 của 1

Chủ đề: Công tác tổ chức và xây dựng lực lượng pccc ở cơ sở:

  1. #1
    Senior Member
    Thành viên thứ
    28701
    Ngày tham gia
    Apr 2014
    Bài viết
    337
    Thanks
    0
    Thanked 12 Times in 11 Posts

    Công tác tổ chức và xây dựng lực lượng pccc ở cơ sở:

    CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG PCCC Ở CƠ SỞ:

    1- Nội quy, quy định về PCCC tại cơ sở.
    - Có bản nội quy, quy định về Phòng cháy và chữa cháy.
    - Có quy định về chế độ trách nhiệm của các bộ phận cá nhân trong công tác PCCC.
    - Có các quy trình an toàn PCCC trong vận hành, quản lý thiết bị vật tư có nguy cơ cháy nổ .
    - Tổ chức quán triệt và phổ biến các quy định về an toàn PCCC tới từng cán bộ công nhân viên có ký cam kết của từng người.
    - Các bản nội quy, quy trình được niêm yết công khai ở những nơi thuận tiện để mọi người biết và thực hiện.
    - Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ hằng quý đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ.
    - Có sơ đồ phòng cháy chữa cháy và treo ở vị trí dễ nhìn. Có ghi chi tiết vị trí thiết bị chữa cháy, họng cứu hoả, bể nươc… và lối thoát hiểm trên sơ đồ.
    - Có tiêu lệnh chữa cháy, nội quy PCCC treo tại vị trí dễ nhìn.
    - Bố trí vị trí thiết bị chữa cháy ở vị trí dễ thấy, dễ lấy khi xảy ra sự cố cháy nổ (theo đúng các quy định hiện hành).
    - Kho, nhà xưởng phải được trang bị thiết bị PCCC.
    - Dụng cụ chữa cháy thô sơ: xẻng, quốc, xô, thang tre… phải luôn được kiểm tra thường xuyên, sử dụng tốt.
    - Bể chứa cát phải đủ cát, bể chứa nước làm mát dầu sự cố đối với TBA (trung gian, 110kV) đảm bảo lượng nước có trong bể.
    - Kiểm tra khuôn viên công trình, kho, nhà xưởng: đốt rác, xắp xếp vật tư không gọn gàng… có thể gây nguy cơ cháy nổ.
    2- Thành lập và kiện toàn bộ máy lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCCC tại cơ sở.
    - Có thành lập Ban chuỷ huy PCCC của cơ sở. Có quy định về chức trách, nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của ban chỉ huy.
    - Duy trì thường xuyên chế độ và quy trình tự kiểm tra PCCC trong cơ sở ( kiểm tra định kỳ và đột xuất) có quy chế chặt chẽ về việc thực hiện quy định PCCC của CBCNVC
    - Có quy chế phối hợp công tác PCCC giữa Ban chỉ huy PCCC của cơ sở với cảnh sát PCCC, cảnh sát khu vực.
    - Báo cáo kịp thời tình hình PCCC cho cơ quan PCCC.
    3-Tổ chức lực lượng PCCC cơ sở: Để chủ động thực hiện và giải quyết các vấn đề về bảo đảm an toàn PCCC tại cơ sở.
    - Có quyết định thành lập lực lượng PCCC cơ sở (đội chữa cháy cơ sở).
    - Biên chế lực lượng chữa cháy cơ sở như sau:
    Stt Số Cán bộ công nhân viên của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới Số lượng thành viên đội chữa cháy cơ sở
    1 Dưới 10 người Tất cả người làm việc tại cơ sở là thành viên đội PCCC cơ sở.
    2 Từ 10 – 50 người Tối thiểu 10 người, 01 đội trưởng, các đội phó
    3 Từ 50 – 100 người Tối thiểu 15 người, 01 đội trưởng, các đội phó
    4 Trên 100 người Tối thiểu 25 người, 01 đội trưởng, các đội phó
    5 Nếu có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập hoặc làm việc theo ca thì mỗi bộ phận, phân xưởng, mỗi ca làm việc có 1 tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở Tối thiểu 5-7 người, trong đó có 01 đội trưởng, các đội phó
    - Có quy định bằng văn bản về chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên trong đội PCCC của cơ sở, trong công tác kiểm tra hướng dẫn an toàn PCCC và tổ chức chữa cháy.
    4. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
    4.1. Đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy trong doanh nghiệp gồm:
    a) Người có chức danh chỉ huy chữa cháy.
    b) Cán bộ, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
    c) Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với các chất nguy hiểm về cháy, nổ;
    d, Các đối tượng khác có yêu cầu được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
    4.2. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy:
    a) Thời gian huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy lần đầu được quy định như sau:
    - Từ 32 đến 48 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm a, b, c mục 4.1.
    b) Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho các đối tượng quy định tại mục 4.1 này tối thiểu là 16 giờ.
    4.3. Cấp "Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy":
    - Các đối tượng quy định tại Mục 4.1 này, sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu trở lên thì được cấp "Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy" theo mẫu PC18 Phụ lục 1 Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31-3-2004 của Bộ công an này.
    5. Kiểm tra định kỳ bình chữa cháy theo quy định:
    - Kiểm tra khoảng 30 ngày/lần theo TCVN 7435-2:2004.
    - Theo dõi thời hạn sử dụng bình: 5 năm theo TCVN 7435-2:2004.
    - Kiểm tra, điền thông tin vào thẻ treo trên thiết bị PCCC, cập nhật vào sổ theo dõi (TCVN 3809:2009).
    6. Lập duyệt PA PCCC, tổ chức diễn tập Phòng cháy chữa cháy:
    6.1 . Phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau đây:
    - Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy;
    - Đề ra tình huống cháy lớn phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau;
    - Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy.
    - Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phê duyệt phương án chữa cháy có sử dụng lực lượng, phương tiện của nhiều cơ quan, tổ chức ở địa phương; trường hợp đặc biệt thì do Giám đốc Công an cấp tỉnh phê duyệt;
    6.2. Tổ chức diễn tập Phòng cháy chữa cháy.
    - Người có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy chịu trách nhiệm tổ chức thực tập phương án. Phương án chữa cháy phải được tổ chức thực tập định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần và thực tập đột xuất khi có yêu cầu;
    - Lực lượng, phương tiện có trong phương án khi được huy động thực tập phải tham gia đầy đủ.
    II. CÔNG TÁC LƯU TRỮ HỒ SƠ:
    1. Lưu trữ văn bản pháp luật, Thông tư, Nghị định, Quy định, Quyết định, tiêu chuẩn của EVN, EVNNPC về công tác PCCC. Lưu ý cách thức lưu trữ để dễ tìm khi kiểm tra:
    * Luật PCCC:
    - Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2001.
    - Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 bổ sung, sửa đổi một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10.
    * Nghị định
    - Nghị định 130/2006/NĐ-CP ngày 8/11/2006 (Quy định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc).
    - Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình (Thay thế Nghị định Số: 52/2012/NĐ-CP ngày 14/6/2012).
    - Nghị định 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 (Hướng dẫn quy định chi tiết một số điều luật PCCC).
    - Nghị định 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 (Sửa đổi, bổ sung một số điều NĐ 35/2003 và NĐ 130/2006/NĐ-CP về bảo hiểm cháy nổ).
    * Thông tư
    - Thông tư 11/2014/TT-BCA ngày 12 tháng 03 năm 2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 và Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy (thay thế Thông tư 04/2004/TT-BCA).
    - Thông tư 41/2007/TTLT-BTC-BCA (Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc).
    - Thông tư 220/2010/TT-BTC- BCA (Hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc).
    * Tiêu chuẩn
    - Tiêu chuẩn 3890:2009 (Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng..)
    - Tiêu chuẩn 7435-1,2:2004 (Bình chữa cháy sách tay và xe đẩy)
    * Quy trình:
    - Quy chế PCCC 736 ngày 16/12/2011 của EVN
    - Quy trình quản lý PCCC ban hành kèm theo QĐ số 2337/QĐ-EVNNPC ngày 07/12/2010 của NPC.
    2. Lưu trữ các biên bản thí nghiệm định kỳ đối với các Trạm biến áp Trung gian, TBA 110kV (thí nghiệm dầu, điện trở tiếp đất…).
    3. Sổ theo dõi phương tiện PCCC (kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ thiết bị PCCC theo quy định), sổ tuyên truyền, huấn luyện về công tác PCCC.
    4. Quyết định thành lập BCH PCCC và Phân công nhiệm vụ từng thành viên của BCH PCCC. Quyết định thành lập đội Chữa cháy cơ sở (phải đảm bảo số lượng theo quy định tại Thông tư 04/2004/BCA của Bộ công an và phải đảm bảo lực lượng này đã được huấn luyện, cấp thẻ).
    5. Phương án PCCC đã được phê duyệt. Phương án diễn tập, biên bản diễn tập, biên bản rút kinh nghiệm sau diễn tập…
    6. Hợp đồng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với các công trình, trạm biến áp (TBA 110kV)…
    Last edited by decomoto; 08-21-2014 at 07:07 PM.

+ Trả lời Chủ đề

Bookmarks

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình