cây cảnh để bàn amply karaoke jarguar Video chi tiết hướng dẫn cách mua thẻ zing bằng sms giá rẻ, chiết khấu cao, ưu đãi khủng. Bơm hỏa tiễn Ví da bò nam Túi nilon HDPE cong ty in poster camera quan sát xưởng bàn ghế cafe
Những vấn đề đặt ra đối với công tác PCCC chợ và TTTM
+ Trả lời Chủ đề
Kết quả 1 đến 1 của 1

Chủ đề: Những vấn đề đặt ra đối với công tác PCCC chợ và TTTM

  1. #1
    Senior Member
    Thành viên thứ
    26
    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    894
    Thanks
    6
    Thanked 27 Times in 21 Posts

    Những vấn đề đặt ra đối với công tác PCCC chợ và TTTM

    Ngày 06/6/2014, Tạp chí PC&CC, Trường Đại học PCCC đã tổ chứcc Hội thảo khoà học “Tổ chức các hoạt động phòng cháy và chữa cháy chợ, trung tâm thương mại”. Thiếu tướng, PGS, TS. Đỗ Ngọc cẩn - Hiệu trưởng Trường Đại học PCCC, Tổng Biên tập Tạp chí PC&CC, Chủ trì Hội thảo đã trình bày Báo cáo đề dẫn về tình hình cháy chợ, trung tâm thương mại (TTTM) và những vấn đề đặt ra trong công tác PCCC chợ, TTTM. Tạp chí PC&CC trân trọng giới thiệu toàn văn Báo cáo đề dẫn hội thảo của đổng chí Hiệu trưởng.

    Kính thưa các đồng chí đại biểu,

    Kính thưa các nhà khoa học!

    Lời đầu tiên, tôi xin gửi đến các đồng chí đại biểu, các nhà khoa học có mặt tham dự Hội thảo khoa học ngày hôm nay lời chúc sức khỏe, hạnh phúc! Chúc Hội thảo khoa học “Tổ chức các hoạt động phòng cháy và chũa cháy chợ, trung tâm thuơng mại” thành công tốt đẹp!

    Sau đây, tôi xin trình bày báo cáo đề dẫn hội thảo về tình hình cháy chợ, TTTM và nhũng vấn đề đặt ra trong công tác PCCC.

    Thưa các đồng chí!

    Trong những năm gần dây, cùng với sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự tăng trưởng kinh tế, xã hội của đất nước, đã xuất hiện ngày càng nhiều các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, trong đó có các khu vực giao dịch, mua bán, trao đổi hàng hóa (gọi là chợ và TTTM).

    Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Công thương, tính đến thời điểm hiện nay, trên toàn quốc có 8.630 chợ và 1.120 TTTM, trung bình mỗi năm có khoảng 50 chợ và 150 TTTM mới ra đời. Bên cạnh sự phát triển nhanh về số lượng thì quy mô về diện tích, ngành hàng, giá trị hàng hóa của các chợ và TTTM cũng tăng một cách nhanh chóng. Chỉ tính riêng về giá trị hàng hóa, có chợ và TTTM đạt tới hàng ngàn tỷ đồng và ít nhất cũng là hàng chục tỷ đồng. Mặt khác, chợ và TTTM hiện nay không chỉ đơn thuần là nơi giao dịch, mua bán hàng hóa mà còn là nơi tập trung nhiều hoạt động dịch vụ như: Bãi để xe, kho hàng, khu vui chơi, giải trí, dịch vụ ăn uống, văn phòng làm việc và nhiều dịch vụ khấc.

    Do đó, có thể khẳng định rằng, với vai trò là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, chợ và TTTM sẽ tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nuớc. Trong tình hình hiện nay, khi nền kinh tế, xã hội càng ngày càng phát triển, xu hướng phát triển chợ và TTTM cả về số lượng và quy mô sẽ là điều chắc chắn tiếp tục diễn ra.

    Thưa các đồng chí!

    Thời gian qua, tình hình cháy chợ và TTTM trên toàn quốc diễn biến hết sửc phức tạp. Các vụ cháy chợ và TTTM tuy không nhiều nhưng luôn để lại nhũng hậu quả hết sức nghiêm trọng, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội, tạo ra dư luận không tốt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại các địa phuơng xảy ra cháy, nổ.

    Về số lượng vụ cháy: Theo thống kê của Cục Cảnh sát PCCC&CNCH (C66), từ năm 2009 đến nay, trong toàn quốc đã xảy ra 129 vụ cháy chợ và TTTM, làm chết và bị thương 12 nguời, thiệt hại trực tiếp về tài sản ước tính khoảng 892 tỷ đồng. Đặc biệt, trong 129 vụ cháy chợ và TTTM có 18 vụ cháy lớn, gây thiệt hại trực tiếp về vật chất lên tới 772,683 tỷ đồng. Trong các vụ cháy chợ và TTTM trong thời gian qua, đáng chú ý một số vụ cháy nghiêm trọng sau:

    Vụ cháy chợ Trung tâm thành phố Quảng Ngãi ngày 09/02/2012 thiệt hại khoảng 150 tỷ đồng; vụ cháy TTTM Thành phố Hải Dương ngày 15/09/2013 gây thiệt hại uớc tính trên 500 tỷ đồng; vụ cháy tại Chợ Phú Nhuận, xã Phú Lợi, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai ngày 01/10/2013 thiệt hại uớc tính khoảng 14,2 tỷ đồng; vụ cháy chợ Nhà Xanh, quận cầu Giấy, Hà Nội ngày 16/12/2013 thiệt hại khoảng 11 tỷ đồng và gần đây nhất là vụ cháy xảy ra tại Chợ Phố Hiến, Thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên ngày 19/3/2014 thiệt hại ước tính khoảng 50 tỷ đồng.

    Mặc dù tỷ lệ số vụ cháy chợ và TTTM chỉ chiếm khoảng 1,0 % tổng số vụ cháy xảy ra trong toàn quốc, nhưng thiệt hại về tài sản chiếm hơn 29% tổng thiệt hại do cháy gây ra.

    Về địa bàn xảy ra cháy: Số vụ cháy chợ và TTTM xảy ra ở hầu hết các địa bàn trên cả nước. Trong 63 tỉnh thành phố đã có 28 tỉnh, thành phố đã xảy ra cháy chợ, TTTM, trong đó có các vụ cháy xảy ra ở chợ nông thôn, có vụ cháy xảy ra ở các chợ, TTTM ở thành thị, thậm chí ở khu vục nông thôn, số vụ cháy chợ chiếm tỷ lệ cao hơn (tới 70% tổng số các vụ cháy chợ xảy ra trong toàn quốc).

    Về nguyên nhân cháy: Qua phân tích 129 vụ cháy chợ và TTTM xảy ra trong 5 năm vùa qua cho thấy, nguyên nhân cháy do điện là 65 vụ, chiếm tỷ lệ 50,39%; nguyên nhân do sơ suất trong sử dụng lửa là 15 vụ chiếm 11,62%; nguyên nhân do vi phạm quy định PCCC trong sử dụng khí đốt hóa lỏng là 3 vụ chiếm 2,32%; các nguyên nhân khác 3 vụ chiếm 2,33%; chưa rõ nguyên nhân là 43 vụ, chiếm 33,33%.

    Về thời gian xảy ra cháy: Hầu hết các vụ cháy chợ và TTTM đều xảy ra vào ban đêm hoặc ngoài giờ làm việc (chiếm tỷ lệ 82%). Trong đó, 100% các vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng đều xảy ra vào thời điểm ban đêm hoặc ngoài giờ làm việc. Điển hình như vụ cháy TTTM Thành phố Hải Duơng ngày 15/09/2013 xảy ra lúc hơn 3 giờ; vụ cháy chợ Phố Hiến ngày 19/03/2014 xảy ra khoảng 21 giờ; vụ cháy chợ Quảng Ngãi ngày 09/02/2012 xảy ra lúc hơn 5 giờ...Vào thời điểm này, đám cháy thường đuợc phát hiện chậm; thời gian cháy tự do kéo dài; lực lượng PCCC tại chỗ không có hoặc có nhưng không đáp ứng được công tác cứu chữa ban đầu nên đám cháy phát triển nhanh, diện tích đám cháy lớn, gây khó khăn trong công tác thông tin liên lạc, trinh sát đám cháy, tìm nguồn nước và đặc biệt là công tác tổ chúc chữa cháy của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp khi đến đám cháy.

    Về đặc điểm của các đám cháy chợ và TTTM: Do có nhiêu chất cháy, chủ yếu là các chất dễ cháy nên các đám cháy chợ và TTTM phát triển rất nhanh, nhanh chóng lan truyền và phát triển thành đám cháy lớn. Lượng nhiệt tỏa ra từ đám cháy lớn, các cấu kiện xây dựng nhanh chóng bị phá hủy, dẫn đến sụp đổ, gây khó khăn cho công tác chữa cháy. Lượng khói phát sinh từ đám cháy rất lớn, bao trùm toàn bộ khu vực cháy và các khu vực xung quanh, gây khó khăn cho công tác cứu người, cứu tài sản và công tác tổ chức chữa cháy. Khi cháy chợ và TTTM thường xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy của các chủ sạp hàng mong cứu vớt được tài sản bị cháy; nhũng hành vi trộm cuớp, hôi của của nhũng phần tử xấu, kết hợp nhũng người hiếu kỳ làm mất trật tự, tắc nghẽn giao thông, cản trở công việc của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp và lực lượng cơ sở.

    Kính thưa các đồng

    Đánh giá thực trạng công tác PCCC chợ và TTTM trong những năm qua cho thấy, công tác PCCC chợ và TTTM bước đầu đã được lãnh đạo các cấp, các ngành, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo khá chặt chẽ. Nhiều giải pháp an toàn PCCC đã đuợc triển khai thực hiện tích cực, góp phần đáng kể trong việc ngăn ngừa làm giảm số vụ cháy cũng như thiệt hại do cháy gây ra. Tuy nhiên, trong công tác PCCC chợ và TTTM còn bộc lộ nhiều thiếu sót, tồn tại, tập trung những vấn đề sau:

    Công tác đảm bảo an toàn PCCC đối với các chợ, TTTM.

    Nhiều chợ và TTTM ở nuớc ta được xây dựng từ nhiều năm trước đây, quá trình sử dụng lại bị các chủ sạp hàng tự ý cơi nới, lấn chiếm các lối đi, lối thoát nạn, bày bán thêm nhiều loại hàng hóa nên tình trạng chung là sau một số năm sử dụng đều bị xuống cấp nghiêm trọng, hầu hết đều bị biến dạng, méo mó, không đảm bảo theo các tiêu chuẩn quy định ban đầu

    Hầu hết các chợ, đặc biệt là các TTTM lớn, hiện đại khi xây dựng đều đuợc thiết kế và lắp đặt hệ thống báo cháy, chũa cháy tự động, bán tự động; hệ thống đèn thoát hiểm, đèn chiếu sáng sự cố, hệ thống thông gió, hệ thống cấp nước trong và ngoài nhà...Tuy nhiên, quá trình vận hành tỷ lệ các hệ thống này duy trì đuợc các hoạt động thường xuyên không nhiều. Vì vậy, khi xảy ra cháy hầu hết các hệ thống này không tự động báo cháy và chữa cháy. Nhiều cơ sở xảy ra cháy có tình trạng máy bơm nước không khởi động được, bể nuớc không có nước, phuơng tiện chũa cháy ban đầu không đủ để dập cháy. (Nghiên cứu báo cáo rút kinh nghiệm toàn diện của 18 vụ cháy lớn chợ và TTTM đã xảy ra thì cả 18 vụ cháy không có báo cáo về hoạt động của hệ thống báo cháy và chũa cháy tự động, không có báo cáo tình trạng làm việc của hệ thống cấp nuớc trong nhà; có 10/18 vụ báo cáo tình trạng làm việc của hệ thống cấp nuớc ngoài nhà không đủ áp lực và lưu lượng; 01 vụ cháy có báo cáo cơ sở không có hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài và 01 vụ cháy báo cáo hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà không làm việc).

    Sử dụng điện là yêu cầu không thể thiếu được đối với các chợ và TTTM. Các chợ và TTTM khi xây dựng đều được tính toán đến các điều kiện đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nhiều tiểu thương tự ý lắp đặt, kéo thêm đường dây, đấu lắp thêm các thiết bị tiêu thụ điện khác làm tăng thêm phụ tải.

    Việc quản lý nguồn lửa, nguồn nhiệt tại các chợ, TTTM chưa thực sự chặt chẽ và nghiêm túc. Một số khu vục trong chợ, TTTM thường xuyên sử dụng nguồn nhiệt (nhà hàng ăn uống, giải khát...) nhưng thiếu các quy định việc dùng lửa; tình trạng sửa chữa, hàn xì trong khu vục chợ vẫn diễn ra; một số tiểu thương còn lén lút thắp hương, đốt vía trong các quầy hàng.

    Hầu hết các chợ, TTTM đều tổ chức lực lượng PCCC cơ sở, có tổ chức tập luyện và phân công thường trực theo ca, kíp. Tuy nhiên, ở nhiều nơi việc làm này còn nặng về hình thức, có nơi phân công cả người già, phụ nữ trực cho đủ quân số. Lực lượng PCCC cơ sở không đuợc thường xuyên tập luyện, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ nên khi xảy ra cháy lúng túng, phản ứng chậm, không biết xử lý, kể cả việc thông tin báo cháy cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

    Công tác kiểm tra, phát hiện và xử phạt các vi phạm quy định PCCC của cơ quan quản lý nhà nuớc về PCCC chưa được thực hiện một cách nghiêm túc. Nhiều nơi khi kiểm tra phát hiện vi phạm có lập biên bản kiến nghị, không được chủ cơ sở thực hiện nhưng cơ quan quản lý chưa có biện pháp xử lý thích hợp (điển hình như TTTM Hải Duơng, Chợ Phố Hiến đều có biên bản vi phạm do PC66 Hải Dương và Hưng Yên lập nhưng không được khắc phục).

    Công tác tổ chức chữa cháy chợ, TTTM của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

    Nghiên cúu các báo cáo rút kinh nghiệm của 129 vụ cháy chợ và TTTM, đặc biệt là 18 vụ cháy lớn gần đây cho thấy lực lượng chũa cháy chuyên nghiệp đã có rất nhiều cố gắng trong công tác tổ chức công tác chữa cháy trong điều kiện thiếu thốn rất lớn về lực lượng, phương tiện chiến đấu và đặc biệt là thiếu các phuơng tiện đảm bảo an toàn cho chiến sỹ tham gia chữa cháy. Hầu hết các vụ cháy chợ và TTTM đã được lực lượng chữa cháy khống chế, làm giảm khả năng cháy lan, hạn chế được nhũng thiệt hại về người và tài sản. Tuy nhiên, trong công tác tổ chức hoạt động của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp còn bộc lộ một số nhược điểm sau đây:

    Công tác chỉ đạo và chỉ huy chữa cháy đối với các vụ cháy chợ, TTTM, trên thực tế còn nhiều lúng túng, người chỉ huy còn thiếu kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm chữa cháy. Chưa làm rõ được nhiệm vụ chỉ đạo và chỉ huy chũa cháy. Trong một số trương hợp, khi có nhiều lực lượng đến đám cháy chúng ta không biết đuợc ai là ngươi chỉ huy cao nhất tại đám cháy. (Hầu như trong báo cáo các vụ cháy chợ và TTTM không có báo cáo nào đánh giá cụ thể về công tác chỉ đạo và chỉ huy chữa cháy).

    Việc huy động lực lượng và phương tiện để tham gia chữa cháy các vụ cháy chợ, TTTM chưa thật hợp lý. Do nắm bắt thông tin về vụ cháy kém nên quyết định ban đầu của chỉ huy xuất xe đến đám cháy thường ban đầu là quá ít so vớí diện tích đám cháy đã xảy ra. Yêu cầu chi viện chưa kịp thời, đối tượng chi viện chưa phù hợp (như vụ cháy Chợ Quảng Ngãi ngày 09/02/2012, đám cháy xảy ra lúc 5 giờ 40 phút nhưng đến 7 giờ mới có 3 xe chữa cháy do PC66 Quảng Nam chi viện mới có mặt tại hiện trường; vụ cháy tại TTTM Hải Dương ngày 15/9/2013, lực lượng cảnh sát PCCC Hải Dương làm rất tốt việc huy động phương tiện của các lực lượng khác trong tỉnh tham gia, như Công ty Xi măng Hoàng Thạch, Nhiệt điện Phả Lại, Kho Xăng dầu K132... Nhưng lại không báo cáo xin chi viện các lực lượng chuyên nghiệp của các địa phương lân cận.)

    Nhìn chung chiến thuật chữa cháy mà các địa phuơng đã áp dụng để chữa cháy các vụ cháy chợ, TTTM trong thời gian vừa qua chưa thật hợp lý, như: chưa xác
    định được hướng tấn công chính vào đám cháy; chưa phân chia khu vực để chữa cháy; chưa có các biện pháp để tiếp cận gốc lửa; sử dụng lăng phun nuớc vào đám cháy, hoạt động tiếp nước chữa cháy chưa hợp lý...Báo cáo rút kinh nghiệm các vụ cháy lớn đã xảy ra cho thấy, ngay từ khi tiếp cận đám cháy, nếu sử dụng lăng phun nuớc lưu lượng cao tập trung chia cắt khu vực cháy thì hiệu quả chữa cháy sẽ rất cao (khi tổ chức chữa cháy Chợ Vinh, Phòng PC66 Nghệ An áp dụng chiến thuật đưa xe chữa cháy tiếp cận khu vực cháy, dùng lăng A và lăng giá tập trung chia cắt đám cháy, ngăn chặn không để xảy ra cháy lan nên cứu chữa phần lớn tài sản trong chợ. Vụ cháy TTTM Hải Duơng, khi đến đám cháy, diện tích đám cháy đã phát triển trên 1000m2, nhưng do chưa tìm được nguồn nước nên lực lượng chữa cháy Hải Duơng chỉ triển khai đội hình 2 lăng B phun nước vào đám cháy, nên đã không phát huy hiệu quả).

    Chợ và TTTM là loại cơ sở đặc biệt nguy hiểm về cháy nổ, nhưng công tác lập và thực tập phuơng án chữa cháy chưa đuợc PC66 các đơn vị địa phương quan tâm đúng mức. Nhiều chợ, TTTM không có phuơng án chữa cháy, một số chợ và TTTM có phương án chữa cháy nhưng rất sơ sài, tình huống nêu ra không phù hợp và đơn giản hơn rất nhiều so với tình huống thực tế. Chính vì thế, khi xảy ra cháy công tác chữa cháy rất lúng túng, bị động, nhiều tình huống phức tạp, bất ngờ lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp không xử lý đuợc.

    Về công tác cứu người bị nạn, di chuyển tài sản và bảo vệ hiện trường cháy:

    Đối với các vụ cháy xảy ra vào thời điểm chợ, TTTM đang hoạt động, công tác tổ chức cứu người bị nạn, di chuyển tài sản ra khỏi khu vực cháy là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp. Vụ cháy xảy ra tại TTTM ITC, TP Hồ Chí Minh xảy ra năm 2002 làm chết 60 người, hơn 90 ngươi bị thương là một bài học đắt giá cho việc tổ chức các hoạt động này của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp TP Hồ Chí Minh nói riêng và lực lượng chữa cháy toàn quốc nói chung.

    Công tác di chuyển tài sản trong đám cháy về nguyên tắc phải được tiến hành đồng thời với công tác chữa cháy. Tuy nhiên, do thiếu lực lượng và phương tiện, lại không huy động và tổ chức được lực lượng cơ sở tham gia nên ở hầu hết các vụ cháy chợ, TTTM số lượng tài sản cứu được chưa nhiều, việc chuyển tài sản trong đám cháy phần lớn xuất phát từ tính tự phát của quần chúng.

    Đối với các vụ cháy chợ và TTTM, khi đến đám cháy lực lượng chữa cháy tập trung chủ yếu vào công tác chữa cháy nên sau khi chữa cháy xong hầu như hiện trường vụ cháy bị xáo trộn. Nhiều vụ cháy cơ quan điều tra đã không có đủ cơ sở để kết luận được nguyên nhân vụ cháy. (Trên 33% vụ cháy chợ, TTTM chưa kết luận được nguyên nhân gây cháy, điển hình như vụ cháy Chợ Quy Nhơn).

    Sau các vụ cháy chợ và TTTM, hầu hết các đơn vị địa phuơng đều tổ chức công tác rút kinh nghiệm vụ cháy. Tuy nhiên, qua nghiên cửu báo cáo rút kinh nghiệm vụ cháy mà các đơn vị đã làm, có thể thấy nội dung còn quá sơ sài, nặng về báo cáo thành tích mà chưa mổ xẻ được những bất cập hạn chế trong chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy. Một số nơi, do chưa làm tốt công tác định hướng với các cơ quan ngôn luận, báo chí nên đã có một số các tin, bài phân tích trái chiều, không có lợi cho lực lượng chữa cháy, gây ra những dư luận xấu, làm ảnh hường đến uy tín, tâm huyết nghề nghiệp của lực lượng PCCC chuyên nghiệp.

    Thưa các đồng chí!

    PCCC chợ, TTTM là một vấn đề nóng đang được toàn xã hội và lực lượng PCCC chuyên nghiệp quan tâm. Qua những phân tích đã nêu, có thể thấy trong công tác PCCC đang còn rất nhiều vấn đề bất cập cần phải giải quyết. Hội thảo này là diễn đàn của những người, có thể nói là những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vục PCCC, bao gồm cả các nhà nghiên cứu lý luận và những người đã có nhiều kinh nghiệm trong chỉ đạo hoạt động thực tiễn chiến đấu các vụ cháy chợ, TTTM ở các đơn vị địa phương trong toàn quốc. Vì vậy, chúng tôi rất kỳ vọng về sự thành công của Hội thảo hôm nay.

    Để các đồng chí có cơ sở tham gia ý kiến của mình, tôi xin được gợi ý một số nội dung cần tập trung thảo luận như sau:

    Những cơ sở pháp lý đảm bảo an toàn PCCC đối với các chợ, TTTM hiện nay đã đầy đủ chưa? Trong các nhóm giải pháp đảm bảo an toàn PCCC mà chúng ta đang thực hiện đối với các chợ, TTTM hiện nay cần tập trung vào nhóm giải pháp nào? Cần có các điều kiện gì để đảm bảo việc thực hiện triệt để các giải pháp đó?
    Những vấn đề khó khăn nhất hiện nay khi tổ chức các hoạt động PCCC chợ và TTTM. Có hay không tình trạng cán bộ quản lý cơ sở bảo kê cho các vi phạm các quy định PCCC của tiểu thương? Có sức ép nào cản trở việc kiểm tra, kiến nghị và xử lý các sai phạm về PCCC hay không? Và cần có các biện pháp gì để tháo gỡ những khó khăn đó?
    Nhũng vấn đề đặt ra trong công tác chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy đối với các vụ cháy chợ và TTTM. Ai là người chỉ huy cao nhất trong đám cháy? Cách phân định chức năng của Ban Chỉ huy, Ban Chỉ đạo chữa cháy khi tổ chức chữa cháy các vụ cháy chợ, TTTM.
    Về chiến thuật chữa cháy chợ, TTTM: Cần làm rõ việc xác định hướng tấn công chính vào đám cháy; sử dụng phương tiện gì, chất chữa cháy nào để chữa cháy có hiệu quả nhất? Làm thế nào để huy động nhanh nhất lực lượng và phuơng tiện chi viện đối với các vụ cháy chợ, TTTM? Tổ chức công tác cứu ngươi, cứu tài sản như thế nào là hữu hiệu nhất?...
    Kinh nghiệm của các đồng chí trong việc hướng các cơ quan ngôn luận báo chí đưa các thông tin về công tác PCCC chợ, TTTM nhằm động viên tinh thần, ý chí của cán bộ, chiến sỹ lực lượng PCCC chuyên nghiệp.
    Ngoài các nội dung đã nêu, các đại biểu có thể trình bày những vấn đề khác mà các đồng chí quan tâm.

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Thiếu tướng, PGS, TS. Đỗ Ngọc Cẩn

    Hiệu trưởng Trường Đại học PCCC

    Tổng Biên tập Tạp chí PC&CC

  2. The Following 2 Users Say Thank You to hothang For This Useful Post:

    Meo Rom (09-04-2014), thienanvietnam (07-07-2014)

+ Trả lời Chủ đề

Bookmarks

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình