cây cảnh để bàn amply karaoke jarguar Video chi tiết hướng dẫn cách mua thẻ zing bằng sms giá rẻ, chiết khấu cao, ưu đãi khủng. Bơm hỏa tiễn Ví da bò nam Túi nilon HDPE cong ty in poster camera quan sát xưởng bàn ghế cafe
Một số lưu ý khi sử dụng acetone trong các cơ sở sản xuất gỗ
+ Trả lời Chủ đề
Kết quả 1 đến 2 của 2

Chủ đề: Một số lưu ý khi sử dụng acetone trong các cơ sở sản xuất gỗ

  1. #1
    Senior Member
    Thành viên thứ
    20
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    210
    Thanks
    6
    Thanked 30 Times in 27 Posts

    Những điều cần biết khi sử dụng Acetone trong các phân xưởng gỗ

    Nói về chất cháy, chất cháy ở trong các phân xưởng gỗ chủ yếu là gỗ và các chất sử dụng trong quá trình chế biến gỗ. Ngoài ra còn có các loại giấy tờ sổ sách, các tạp phẩm sinh ra trong quá trình sản xuất như mùn cưa, bụi gỗ…

    Một chất cháy rất nguy hiểm được sử dụng rất nhiều trong quá trình xử lý gỗ đó là Acetone, đây là thành phần chính trong dung môi pha sơn. Acetone - công thức phân tử (CH3)2CO - là một hợp chất hữu cơ tồn tại chủ yếu ở dạng lỏng, không màu, dễ cháy, tan vô hạn trong nước, có mùi thơm đặc trưng nên còn được gọi là “xăng thơm”. Đặc biệt, dung môi này có khả năng ăn mòn nhựa (plastic) và cao su nên rất nguy hiểm nếu sử dụng các dụng cụ chứa không đúng tiêu chuẩn. Trong điều kiện nhiệt độ bình thường, Acetone có khả năng bay hơi rất mạnh. Nếu dụng cụ chứa bị rò rỉ vì một nguyên nhân nào đó, Acetone sẽ nhanh chóng hóa hơi và bay là là dưới mặt đất do khối lượng riêng của nó nặng hơn không khí. Với đặc điểm như vậy, hơi Acetone sẽ tập trung ở những chổ trũng, khuất gió và kết hợp với Oxy trong không khí để trở thành hỗn hợp nguy hiểm cháy nổ khi đạt đến một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ này còn được gọi là khoảng giới hạn nồng độ bắt cháy. Hỗn hợp này có nhiệt độ bắt cháy rất thấp, nên một khi nó đã được sinh ra thì chỉ cần tiếp xúc với một tia lửa rất nhỏ cũng đủ để gây cháy, nổ.


    Phuy chứa Acetone thường thấy ở các phân xưởng chế biến gỗ


    Sau Acetone, Gỗ là chất cháy được sử dụng với số lượng lớn và mức độ nguy hiểm không kém. Gỗ có nhiệt độ bắt cháy là 300 độ C, khi bị nung nóng tới nhiệt độ này, gỗ sẽ bị phân hủy sinh ra các loại khí hydrocacbon kết hợp với oxi trong không khí, bùng cháy và tạo ra ngọn lửa. Do đặc điểm sản xuất, gỗ được tập trung với số lượng lớn ở các kho và phân xưởng, vì vậy đây là khu vực có mức độ nguy hiểm cháy cao, tập trung phần lớn chất cháy của phân xưởng. Tốc độ cháy lan ở khu vực này tùy thuộc vào mật độ sắp xếp gỗ. Gỗ được sắp xếp dày đặc thì ngọn lửa sẽ càng khó phát triển bởi lượng ôxy giữa các khối gỗ cung cấp cho ngọn lửa ít hơn , giữ độ ẩm cao hơn, hấp thụ được nhiều nhiệt tỏa ra từ đám lửa cháy hơn vì vậy bắt lửa chậm hơn. Tuy vậy, dù sắp xếp gỗ có dày đặc đến mấy thì sớm muộn cũng trở thành mồi cho ngọn lửa nếu không có biện pháp ngăn chặn, dập tắt ngọn lửa kịp thời.

    Mùn cưa cũng là một chất cháy nguy hiểm trong các phân xưởng gỗ bởi số lượng cũng như độ dễ cháy của nó. Là tạp phẩm trong quá trình chế biến gỗ, mùn cưa trong các phân xưởng gỗ thường được gom lại thành đống để tiện cho việc đi lại, việc làm này vô hình chung đã tập trung một lượng lớn chất dễ cháy vào một chỗ và dễ dàng phát sinh cháy nếu được tiếp xúc với nguồn nhiệt. Một cái hại khác khi chất đống mùn cưa như vậy đó là: khi mùn cưa chất đống bị ngấm nước sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật hoạt động và sinh nhiệt, khi đó đống mùn cưa sẽ trở thành một lò ủ tự nhiên và tích lũy nhiệt đến một mức độ nhất định sẽ bốc cháy. Các phân xưởng gỗ phát sinh đám cháy vì lý do này thường rất khó xác định ra nguyên nhân bởi sự hoạt động của các vi sinh vật không để lại dấu vết nào cụ thể.



    Nói về nguồn nhiệt gây cháy, có thể liệt kê ra một số nguyên nhân làm phát sinh nguồn nhiệt trong các phân xưởng:

    Do chủ quan, không tuân thủ quy định an toàn lao động: người lao động sử dụng bật lửa, hút thuốc trong khu vực làm việc, vứt tàn thuốc bừa bãi gây ra cháy; đun nấu, là ủi bất cẩn gây cháy; do các quá trình hàn cắt kim loại trong phân xưởng không tuân thủ an toàn cháy nổ …

    Do sự cố về điện: tia lửa điện xuất hiện trong các động cơ máy móc khi khởi động, khi bật công tắc đèn; sử dụng động cơ điện quá tải khiến nhiệt độ trên động cơ tăng dần và bốc cháy khi nhiệt độ đủ lớn; do sử dụng cầu chì không đúng tiêu chuẩn mà thay bằng các loại dây đồng, giấy bạc khiến cho cầu chì không ngắt kịp thời khi có chạm, chập, quá tải trong mạch gây cháy …

    Do ma sát: Tia lửa phát sinh do ma sát các chi tiết máy khi hoạt động; do người lao động mang áo quần, giày dép có kim loại ma sát với các chi tiết máy, với mặt sàn khi di chuyển …

    Do các quá trình sinh-hóa học: Mùn cưa chất thành đống khi bị ngấm nước sẽ tạo điều kiện cho các vi sinh vật hoạt động, sinh nhiệt và gây cháy khi tích lũy nhiệt đủ lớn.

    Do nguyên nhân khác: đốt do thù ghét cá nhân; do sét đánh …



    Ngọn lửa đáng sợ ở sự xuất hiện bất ngờ và sức tàn phá khủng khiếp của nó, nhưng một khi chúng ta đã nắm được quy tắc hoạt động và thực hiện tốt công tác phòng ngừa thì “thần lửa” sẽ không còn gì đáng ngại mà trở thành trợ thủ đắc lực cho cuộc sống chúng ta. Để làm được như vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ hướng dẫn kiểm tra an toàn PCCC quản lý địa bàn và các phân xưởng gỗ, trong khuôn khổ bài viết xin đề xuất một số giải pháp như sau:

    Phân xưởng gỗ cần có nội quy, quy định cụ thể về PCCC và tuân thủ nghiêm túc. Dọn dẹp mùn cưa sau mỗi ca sản xuất, không chất đống mùn cưa trong các phân xưởng, đặc biệt là vào buổi tối vì đây là thời gian thuận lợi nhất để chúng tích lũy nhiệt và khó bị phát hiện khi phát sinh đám cháy. Các phân xưởng cần có người túc trực, tuần tra vào buổi tối khi hết giờ làm việc, đảm bảo luôn có lực lượng giám sát, theo dõi nhằm phát hiện và xử lý nhanh nhất khi xảy ra sự cố cháy nổ.

    Thường xuyên kiểm tra toàn bộ hệ thống điện, có giải pháp nâng cấp và xử lý kịp thời các mạng điện, đặt cầu dao tự ngắt khi có sự cố trên đường dây điện chính và trên từng thiết bị có công suất lớn. Để cầu chì hoạt động đúng công dụng và có hiệu quả, sử dụng cầu chì phải phù hợp với công suất sử dụng, không dùng giấy bạc hoặc dây kim loại khác không phù hợp để thay thế dây cầu chì trong mọi trường hợp. Trước khi ra về phải kiểm tra lại và tắt cầu dao tổng.

    Một khu vực luôn tồn tại hơi Acetone đó là buồng phun sơn. Buồng phun sơn ở các phân xưởng chế biến gỗ thường được thiết kế kín để ngăn ngừa chất bẩn và bụi bám lên sản phẩm sơn. Như đã nói ở trên, vì Acetone là thành phần chính trong dung môi pha sơn, nên nồng độ hơi Acetone ở trong buồng phun sơn sẽ dễ dàng đạt giá trị nguy hiểm cháy nổ nếu ta không có biện pháp khắc phục. Do đó cần có hệ thống lọc khí và thông gió với cường độ đủ lớn để ngăn chặn việc hơi Axeton tích tụ trong buồng phun sơn.

    Các thiết bị, gỗ và các thành phẩm trong phân xưởng làm việc phải được sắp xếp gọn gàng theo từng dãy đảm bảo không lấn chiếm lối đi, cản trở lối thoát nạn. Kho chứa gỗ, thành phẩm cần được xây dựng bằng các vật liệu không cháy, khó cháy, cách ly với các khu vực khác và chỉ được mở khi xuất, nhập. Gỗ trong kho chứa gỗ cần được sắp xếp theo từng đống với mật độ dày đặc trong mỗi đống, và khoảng cách giữa các đống với nhau phải đủ lớn để ngăn ngừa cháy lan khi có cháy xảy ra.

    Chú trọng công tác tuyên truyền phổ biến Luật, các văn bản hướng dẫn, các quy định về PCCC tại các phân xưởng chế biến gỗ. Tuyên truyền phổ biến kiến thức về PCCC bằng nhiều hình thức: panô, áp phích, phim tài liệu đến từng người lao động. Có kế hoạch tổ chức huấn luyện, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội PCCC cơ sở, tận dụng tối ưu lực lượng tại chỗ của các phân xưởng.

    Kiểm tra, bổ sung các phương tiện chữa cháy tại chỗ. Thường xuyên duy trì thực hiện công tác bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy tại chỗ như máy bơm chữa cháy, bình chữa cháy, xô chậu, mùng mền … đảm bảo đầy đủ và sẵn sàng các phương tiện chữa cháy để sử dụng khi có sự cố cháy nổ.

    Củng cố, bổ sung phương án chữa cháy – cứu hộ cho phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế, tránh việc làm phương án chữa cháy – cứu hộ trên giấy tờ, kém về giá trị sử dụng. Tổ chức thực tập phương án chữa cháy cho các phân xưởng để cơ sở làm quen dần với các sự cố cháy nổ có thể xảy ra, từ đó chủ động xử lý các tình huống cháy, nổ.

    Phối hợp với cơ sở tổ chức kiểm tra, rà soát thực tế các nguồn nước phục vụ cho công tác chữa cháy ở khu vực lân cận các phân xưởng: trụ nước, ao, hồ, sông ngòi, kênh rạch; Đảm bảo bến, bãi lấy nước cung cấp đủ lượng nước chữa cháy kịp thời khi có cháy, nổ xảy ra.

    Nâng cao ý thức tự giác phòng cháy chữa cháy của người lao động, giảm thiểu được số vụ cháy cũng như thiệt hại gây ra là cơ sở đảm bảo cho xã hội phát triển bền vững. Thực hiện tốt phong trào toàn dân phòng cháy và chữa cháy chính là góp phần tích cực cho việc giữ gìn an ninh trật tự, ổn định và phát triển kinh tế, đảm bảo cho cuộc sống ấm no hạnh phúc của nhân dân.

    Việt Hùng –Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Quận 4.

  2. #2
    Senior Member
    Thành viên thứ
    20
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    210
    Thanks
    6
    Thanked 30 Times in 27 Posts

    Một số lưu ý khi sử dụng acetone trong các cơ sở sản xuất gỗ

    Acetone có độ bay hơi cao (100%), không màu, có mùi đặc trưng, khả năng bắt cháy cao, là chất cháy nguy hiểm trong các cơ sở sản xuất gỗ.

    Acetone là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử (CH3)2CO, là chất lỏng không màu, dễ cháy. Acetone hòa tan được trong nước và dễ bay hơi nên thường được dùng trong phòng thí nghiệm để rửa các thiết bị có lẫn nước; pha keo epoxy 2 thành phần trước khi đóng rắn; làm dung môi pha sơn và vecni; tẩy rửa các loại dầu mỡ nặng, tẩy rửa bề mặt trước khi sơn… Acetone có khả năng bay hơi rất mạnh, nếu dụng cụ chứa bị rò rỉ vì một nguyên nhân nào đó, acetone sẽ nhanh chóng hóa hơi và bay là là dưới mặt đất do khối lượng riêng của nó nặng hơn không khí. Với đặc điểm như vậy, hơi Acetone sẽ tập trung ở những chổ trũng, khuất gió và kết hợp với Oxy trong không khí để trở thành hỗn hợp nguy hiểm cháy nổ khi đạt đến một tỷ lệ nhất định (tỷ lệ này còn được gọi là khoảng giới hạn nồng độ bắt cháy). Hỗn hợp này có nhiệt độ bắt cháy rất thấp, nên một khi nó đã được sinh ra thì chỉ cần tiếp xúc với một tia lửa rất nhỏ cũng đủ để gây cháy, nổ.


    Cán bộ Sở Cảnh sát PCCC tỉnh Đồng Nai kiểm tra kho hóa chất tại cơ sở sản xuất gỗ


    Trong các cơ sở sản xuất gỗ ngoài chất cháy là gỗ, acetone, sơn còn có các chất sử dụng trong quá trình chế biến gỗ, các loại giấy tờ sổ sách, các tạp phẩm sinh ra trong quá trình sản xuất như mùn cưa, bụi gỗ… Vì vậy chủ các sơ sở sản xuất gỗ có sử dụng acetone, sơn, vecni cần phải quan tâm thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC sau:

    1. Khi xây dựng các nhà xưởng sang chiết hoặc kho chứa acetone phải tuân theo các qui định về khoảng cách an toàn PCCC, bậc chịu lửa của công trình và việc bố trí giao thông đi lại của người, phương tiện phải theo các qui định trong QCVN 06:2010.

    2. Nơi sản xuất, sử dụng hoặc kho chứa acetone phải có lối thoát nạn đảm bảo không bị che chắn, chèn khóa, cản trở khi có sự cố xảy ra.

    3. Ngoài việc phải trang bị đầy đủ các phương tiện và chất chữa cháy thích hợp, phải trang bị thêm các phương tiện bảo vệ cá nhân chống độc thích hợp khi tham gia chữa cháy.

    4. Trong khu vực sản xuất, sử dụng và kho tàng phải qui định chặt chẽ chế độ dùng lửa. Khi cần thiết sửa chữa cơ khí, hàn điện hay hàn hơi phải có quy trình làm việc an toàn phòng chống cháy, nổ. Để hàn thiết bị trước đây có chứa acetone phải mở hết các nắp thiết bị, lau rửa sạch đảm bảo không còn môi trường nguy hiểm cháy, nổ khi đó mới được tiến hành hàn.

    5. Hệ thống điện phải đảm bảo các yêu cầu sau:
    - Dụng cụ điện, thiết bị điện đều phải là loại an toàn cháy, nổ và có cấp phòng nổ tương ứng với môi trường hơi, khí dễ cháy nổ;
    - Cầu dao, cầu chì, ổ cắm điện phải đặt ở ngoài khu vực chứa các hoá chất dễ cháy, nổ;
    - Hệ thống điện chiếu sáng phải là loại phòng nổ, phải ngăn ngừa sự xâm nhập của hơi khí, bụi dễ cháy, nổ vào thiết bị chiếu sáng;
    - Khi sửa chữa, thay thế thiết bị điện thuộc nhánh nào thì phải cắt điện dẫn vào nhánh đó và treo bảng cấm đóng điện. Chỉ người chịu trách nhiệm, có kỹ thuật về điện mới được làm việc này.
    + Dụng cụ làm việc trong khu vực có chất dễ cháy, nổ đều phải làm bằng kim loại màu hoặc phi kim loại để không phát sinh tia lửa do ma sát hay va đập.
    + Không dùng ngọn lửa trực tiếp soi sáng để tìm chỗ hở của thiết bị chứa, đường ống dẫn acetone mà phải dùng nước xà phòng hay các chất khác không có khả năng phát sinh nguồn nhiệt.
    +Trong khu vực chứa acetone đều phải thông thoáng bằng thông gió tự nhiên hoặc cưỡng bức. Bố trí thiết bị thông gió phù hợp với mặt bằng sản xuất và tỷ trọng của hơi, khí dễ cháy nổ để tránh sự tích tụ của hơi, khí dễ cháy nổ đó.

    Theo Sở Cảnh sát PC&CC tỉnh Đồng Nai

+ Trả lời Chủ đề

Bookmarks

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình