cây cảnh để bàn amply karaoke jarguar Video chi tiết hướng dẫn cách mua thẻ zing bằng sms giá rẻ, chiết khấu cao, ưu đãi khủng. Bơm hỏa tiễn Ví da bò nam Túi nilon HDPE cong ty in poster camera quan sát xưởng bàn ghế cafe
Thông tin hoạt động khoa học Trường Đại học PCCC
+ Trả lời Chủ đề
Trang 3 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 1 2 3
Kết quả 21 đến 28 của 28

Chủ đề: Thông tin hoạt động khoa học Trường Đại học PCCC

  1. #21
    Senior Member
    Thành viên thứ
    20
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    210
    Thanks
    6
    Thanked 30 Times in 27 Posts
    Đồng chí Đại uý Đỗ Đăng Trung - Bộ môn Cơ sở ngành PCCC bảo vệ thành công xuất sắc Luận án Tiến sỹ.



    Ngày 27 tháng 10 năm 2014, tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, đồng chí Đại uý Đỗ Đăng Trung – bộ môn Cơ sở ngành PCCC đã bảo vệ thành công xuất sắc Luận án Tiến sỹ cấp trường với đề tài “Nghiên cứu chế tạo cảm biển khí CO và CO2 trên cơ sở vật liệu dây nano SnO2”.

    Đến dự lễ bảo vệ Luận án Tiến sỹ của đồng chí Đỗ Đăng Trung có Thiếu tá Trương Quang Vinh trưởng Bộ môn Cơ sở ngành PCCC, cùng các đồng chí trong Bộ môn cũng như các đồng chí đại diện các phòng chức năng, gia đình, bạn bè của đồng chí Trung.


    Đ/c Thiếu tá Trương Quang Vinh trưởng Bộ môn cùng các đồng chí trong Bộ môn Cơ sở ngành PCCC tặng hoa chúc mừng đ/c Đỗ Đăng Trung.


    Trong suốt 3 năm nghiên cứu (11/2011 – 10/2014) với sự hướng dẫn tận tình của PGS, TS Nguyễn Văn Hiếu tại viện ITIMS thuộc ĐH Bách Khoa Hà Nội đồng chí Đỗ Đăng Trung đã chế tạo thành công cảm biến khí CO và CO2 có độ nhạy cao (SA~50) trên cơ sở vật liệu dây nano SnO2 được biến tính bề mặt. Trong quá trình nghiên cứu đề tài đồng chí Trung đã đăng 11 bài báo khoa học liên quan đến các kết quả của đề tài, trong đó có 9 bài đăng trên các tạp chí khoa học hàng đầu thế giới.
    Luận án được Hội đồng khoa học đánh giá cao có ý nghĩa thực tiễn, nhất là trong bối cảnh công nghệ Nano là 1 ngành còn rất mới trên thế giới, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều đột phá trong khoa học. Do đó, Luận án thể hiện tính nhạy bén khoa học, cập nhật được với thực tiễn hiện nay, vừa có giá trị khoa học vừa có giá trị ứng dụng thực tế sâu sắc. Luận án đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của một Luận án Tiến sỹ, có chất lượng tốt, không trùng lặp với các Luận án Tiến sỹ được bảo vệ và các công trình khoa học được công bố.

    Kết quả nghiên cứu của luận án là một bước đi lớn, đột phá trong việc nghiên cứu các vật liệu, linh kiện phục vụ công tác PCCC và CNCH. Hội đồng khoa học đã nhất trí chấm điểm Luận án đạt xuất sắc với số phiếu 7/7 và công nhận đồng chí Đỗ Đăng Trung xứng đáng nhận học vị Tiến sỹ ngành Vật liệu điện tử.

    Tuấn Tú – Anh Thi, BM5

  2. #22
    Senior Member
    Thành viên thứ
    20
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    210
    Thanks
    6
    Thanked 30 Times in 27 Posts
    Nghiên cứu sinh Lê Thanh Bình bảo vệ thành công luận án tiến sỹ tại Liên bang Nga

    Ngày 03 tháng 12 năm 2014, tại Phòng Hội đồng luận án - Học viện Quốc gia Phòng cháy chữa cháy - Bộ tình trạng khẩn cấp Liên Bang Nga, đồng chí Đại úy Lê Thanh Bình - Giảng viên Khoa phòng cháy, trường Đại học PCCC - đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ với đề tài “Mô hình hóa quản lý phương tiện kỹ thuật phòng cháy chữa cháy”, dưới sự hướng dẫn của GS.TSKH Prus Yuri Vitalevich.

    Hội đồng chấm luận án tiến sĩ có 14 thành viên là những giáo sư, tiến sĩ đầu ngành về an toàn cháy của Học viện và các viện nghiên cứu của Liên bang Nga. Chủ tịch Hội đồng là GS.TSKH Tapolsky Nhikolai Grigorevich.


    Đồng chí Lê Thanh Bình tại Hội đồng bảo vệ luận án


    Theo trình tự, sau khi Thư ký Hội đồng đọc các văn bản theo quy định của Bộ Giáo dục và khoa học Liên bang Nga, được sự cho phép của Chủ tịch Hội đồng chấm luận án, đồng chí Lê Thanh Bình đã báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu luận án và trả lời các câu hỏi của các thành viên Hội đồng cũng như những vấn đề mà hai phản biện chính và cơ quan phản biện đặt ra.

    Sau phần thảo luận, Hội đồng đã tiến hành bỏ phiếu kín đánh giá luận án. Kết quả các thành viên Hội đồng đã bỏ phiếu tán thành 14/14 (100%) nhất trí đề nghị Bộ Giáo dục và Khoa học Liên bang Nga công nhận học vị và cấp bằng tiến sỹ chuyên ngành PCCC cho đồng chí Đại úy Lê Thanh Bình.


    Đồng nghiệp chụp ảnh lưu niệm cùng đồng chí Lê Thanh Bình trong buổi bảo vệ luận án


    Kết thúc buổi bảo vệ, GS.TSKH Tapolsky Nhikolai Grigorevic và nhiều thành viên Hội đồng chấm luận án tiến sĩ và các đồng nghiệp đã chúc mừng đồng chí Đại úy Lê Thanh Bình bảo vệ thành công luận án.

    Đỗ Thanh Tùng, Phạm Huy Quang - Khoa 2 - ĐH PCCC

  3. #23
    Senior Member
    Thành viên thứ
    26
    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    894
    Thanks
    6
    Thanked 27 Times in 21 Posts
    Giảng viên Khoa Phòng cháy tham gia Hội nghị khoa học “Ứng dụng khoa học và công nghệ vào quá trình hội nhập quốc tế”.



    Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu, Khoa Phòng cháy đã cử đại diện giáo viên trong Khoa tham gia Hội thảo khoa học “Ứng dụng khoa học và công nghệ vào quá trình hội nhập quốc tế” tại trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên vào ngày 17/8/2015 nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường (19/8/1965-19/8/2015).

    Đây là hội thảo khoa học lần thứ 2 do Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên tổ chức. Tại hội thảo lần này, với 52 bài báo và báo cáo khoa học, được báo cáo trong 2 tiểu ban, tiểu ban thứ nhất “Cơ khí, xây dựng & Môi trường, kinh tế”, tiểu ban thứ hai “Điện, điện tử, công nghệ thông tin”, đã trình bày các nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học công nghệ và ứng dụng các nghiên cứu này vào quá trình hội nhập quốc tế.


    Đại diện giáo viên khoa Phòng cháy - TS. Khúc Quang Trung và TS. Lê Thanh Bình đã tham gia trao đổi và thảo luận về các hướng và kết quả nghiên cứu được trình bày tại hội thảo. Đặc biệt đối với một số nghiên cứu có thể ứng dụng vào lĩnh vực Phòng cháy chữa cháy, 2 giảng viên của Khoa đã có sự gặp gỡ, trao đổi với các tác giả về triển vọng và hướng phát triển nghiên cứu vào lĩnh vực PCCC như nghiên cứu về thiết bị phát hiện ngắn mạch, thiết kế chế tạo các cánh tay rô bốt sử dụng trong công tác cứu nạn, cứu hộ….


    Đại diện giáo viên Khoa Phòng cháy tham dự Hội thảo


    Sau khi dự Hội thảo giáo viên đã tiến hành báo cáo tình hình, kết quả trong buổi sinh hoạt chuyên môn của Khoa. Các tài liệu của hội thảo được bổ sung vào tủ học liệu của Khoa phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy của giáo viên.

    Thanh Bình (K2) - ĐH PCCC

  4. #24
    Senior Member
    Thành viên thứ
    26
    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    894
    Thanks
    6
    Thanked 27 Times in 21 Posts
    Nghiệm thu đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu, xây dựng phần mềm mô hình hóa đám cháy và các hoạt động dập tắt đám cháy tại kho bể chứa sản phẩm dầu mỏ”.



    Ngày 12/8/2015, tại Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật – Bộ Công an, Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ khoa học, công nghệ cấp Bộ đã tổ chức nghiệm thu chính thức kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu, xây dựng phần mềm mô hình hóa đám cháy và các hoạt động dập tắt đám cháy tại kho bể chứa sản phẩm dầu mỏ” do trường Đại học PCCC chủ trì và Tiến sĩ Nguyễn Minh Khương (Phó Giám đốc Cảnh sát PC&CC tp. Hải Phòng, nguyên Trưởng khoa Chữa cháy) làm chủ nhiệm đề tài.



    Tại buổi bảo vệ, Hội đồng khoa học và công nghệ, dưới sự chủ trì của Tiến sĩ Lê Thanh Hà (Phó Cục trưởng H46), đã nhất trí nghiệm thu đề tài xếp loại Xuất sắc bởi những đóng góp khoa học nổi bật.

    Đám cháy trên bể chứa sản phẩm dầu mỏ diễn ra rất phức tạp và các hoạt động dập tắt đám cháy diễn ra có thể trong thời gian dài. Đồng thời, trong quá trình chữa cháy cần phải chấp hành những nguyên tắc rất chặt chẽ. Chính vì vậy, vấn đề sử dụng các công cụ để mô hình hóa, mô phỏng đám cháy và các hoạt động dập tắt đám cháy trên bể chứa sản phẩm dầu mỏ là rất cần thiết.

    Để mô hình hóa được đám cháy và các hoạt động dập tắt đám cháy, đề tài đã tiến hành nghiên cứu về kho bể chứa sản phẩm dầu mỏ, sự hình thành các điều kiện nguy hiểm cháy, nổ trong kho bể chứa sản phẩm dầu mỏ. Phân loại các dạng đám cháy trên bể chứa sản phẩm dầu mỏ, phân tích đặc điểm phát triển của đám cháy và những thông số về chiều cao của ngọn lửa, nhiệt độ của ngọn lửa và khả năng bức xạ nhiệt của ngọn lửa từ đám cháy sản phẩm dầu mỏ trên bể chứa.

    Đề tài đã tiến hành nghiên cứu, phân tích tính năng của phần mềm ứng dụng cho quá trình mô hình hóa cũng như ngôn ngữ lập trình sử dụng trong mô hình hóa đám cháy và các hoạt động dập tắt đám cháy là phần mềm Unity 3D và ngôn ngữ lập trình C#. Đề tài cũng đã tiến hành thiết lập các thông số về kích thước của các bể chứa, hình dạng và kích thước của ngọn lửa, hệ công thức tính toán cường độ bức xạ nhiệt của ngọn lửa ra môi trường xung quanh ở các khoảng cách khác nhau… Ngoài ra, đề tài còn tiến hành các thực nghiệm xác định về khả năng chữa cháy của các phương tiện như các lăng phun bọt chữa cháy, các lăng phun nước làm mát thành bể chứa…

    Trên cơ sở lý thuyết và những thông số xác định qua thực nghiệm, đề tài đã hoàn thành phần mềm mô hình hóa đám cháy và các hoạt động dập tắt đám cháy trong kho bể chứa sản phẩm dầu mỏ. Sản phẩm của đề tài đã mô tả đầy đủ và sát thực các tình huống cháy xảy ra trên bể chứa sản phẩm dầu mỏ, các thông số cơ bản của ngọn lửa như: nhiệt độ và cường độ bức xạ nhiệt từ ngọn lửa ở các khoảng cách khác nhau. Bên cạnh đó, phần mềm mô hình hóa được quá trình thực hiện những nguyên tắc cơ bản khi dập tắt đám cháy trong kho bể chứa sản phẩm dầu mỏ, thiết lập được kịch bản về bố trí lực lượng, phương tiện dập tắt đám cháy đối với một số tình huống giả định. Trong phần mô hình hóa các hoạt động dập tắt đám cháy, phần mềm có 2 chế độ cơ bản gồm: chế độ chạy tự động mô tả các hoạt động dập tắt đám cháy và chế độ cho người sử dụng tác động trực tiếp. Với chế độ tác động trực tiếp từ người sử dụng, nếu thao tác không đúng quy trình, phần mềm sẽ không chạy, đám cháy trên bể chứa sẽ không được dập tắt.

    Sản phẩm của đề tài là tài liệu tham khảo hữu ích cho trường Đại học PCCC phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho lực lượng Cảnh sát PCCC các địa phương và cán bộ tại các kho bể chứa sản phẩm dầu mỏ trong quá trình lập và thực tập các phương án chữa cháy bể chứa sản phẩm dầu mỏ.

    Phần mềm “mô hình hóa đám cháy và các hoạt động dập tắt đám cháy tại kho bể chứa sản phẩm dầu mỏ” là sản phẩm cung cấp cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu những kiến thức cơ bản nhất qua những thông số, hình ảnh trực quan về các tình huống cháy trên bể chứa sản phẩm dầu mỏ và các hoạt động trong quá trình tổ chức dập tắt đám cháy…Ngoài ra, phần mềm còn có thể nâng cấp, phát triển tiếp ở mức độ cao hơn khi cần thiết.

    Việt Hải (K3) - ĐH PCCC

  5. #25
    Senior Member
    Thành viên thứ
    20
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    210
    Thanks
    6
    Thanked 30 Times in 27 Posts
    Nghiên cứu sinh Phạm Huy Quang bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Liên Bang Nga



    Ngày 2/12/2015, tại Học viện PCCC - Liên Bang Nga đã tổ chức lễ bảo vệ luận án Tiến sĩ chuyên ngành “An toàn cháy và an toàn công nghiệp” cho nghiên cứu sinh Phạm Huy Quang (Giảng viên Khoa Phòng cháy - Đại học PCCC) với đề tài “Đảm bảo bơm rút an toàn sản phẩm dầu mỏ từ bể chứa đang cháy”.

    Luận án được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Vladimir Kluban. Hội đồng bảo vệ luận án Tiến sỹ bao gồm 22 thành viên do PGS.TSKH Mikhail Aleshkov làm chủ tịch.

    Luận án là công trình nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn, làm sáng tỏ ưu thế của phương pháp bơm rút xăng dầu qua các thiết bị lưu chuyển từ bể chứa đang cháy vào các đường ống dẫn, các xà lan chở dầu hoặc các bể chứa sự cố chuyên dụng. Đây là một trong những phương pháp an toàn, không đòi hỏi chi phí lớn, sử dụng các thiết bị công nghệ có sẵn trong kho xăng dầu, loại trừ nguy cơ sôi trào xăng dầu từ các bể chứa đang cháy, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia chữa cháy.

    Sau khi nghe NCS Phạm Huy Quang trình bày tóm tắt luận án, hội đỗng đã lắng nghe ý kiến nhận xét của 2 phản biện và bản tổng hợp ý kiến đóng góp của các cơ quan, các nhà khoa học về bản luận án toàn văn và tóm tắt luận án, hội đồng chấm luận án đánh giá cao kết quả nghiên cứu của nghiên cứu sinh.


    Thay mặt cho hội đồng chấm luận án, PGS.TSKH. Mikhail Aleshkov – Chủ tịch hội đồng đã công bố kết quả đánh giá của các thành viên Hội đồng dành cho NCS Phạm Huy Quang, với số phiếu tán thành là 22/22. Hội đồng đã ra quyết nghị và kết luận: Luận án “Đảm bảo bơm rút an toàn sản phẩm dầu mỏ từ bể chứa đang cháy” đáp ứng các yêu cầu về nội dung và hình thức của luận án Tiến sĩ chuyên ngành “An toàn cháy và an toàn công nghiệp”, mã số 05.26.03 và đề nghị cấp bằng tiến sỹ cho NCS Phạm Huy Quang.

    Thanh Tùng (K2) - Đại học PCCC

  6. #26
    Senior Member
    Thành viên thứ
    20
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    210
    Thanks
    6
    Thanked 30 Times in 27 Posts
    Đồng chí Đại úy Phạm Thanh Tùng - Bộ môn Mác - Lênin và KHXHNV bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Triết học



    Ngày 05/12/2015, tại trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, đồng chí Đại úy Phạm Thanh Tùng - Giáo viên Bộ môn Mác- Lênin &KHXHNV đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp Đại học Quốc gia với đề tài “Tư tưởng Triết học về khoa học của Francis Bacon trong tác phẩm Công cụ mới”.


    Hội đồng bảo vệ luận án của đồng chí Phạm Thanh Tùng do PGS,TS. Nguyễn Vũ Hảo làm Chủ tịch hội đồng, GS,TS. Nguyễn Văn Huyên - Phản biện 1, PGS,TS. Vũ Văn Viên - Phản biện 2, PGS,TS. Nguyễn Bá Dương - Phản biện 3, cùng các thành viên trong Hội đồng khoa học tại các Học viện, các trường và các viện nghiên cứu.

    Đến dự lễ bảo vệ Luận án Tiến sỹ cấp Đại học Quốc gia của đồng chí Phạm Thanh Tùng có đồng chí Đại tá,TS. Nguyễn Quang Thứ - Trưởng Bộ môn Mác- Lênin &KHXHNV, đồng chí Thượng tá Bùi Danh Tuấn - Trưởng phòng xây dựng lực lượng.

    Với đề tài “Tư tưởng Triết học về khoa học của Francis Bacon trong tác phẩm Công cụ mới”, tác giả Luận án đã làm rõ những điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội cho sự ra đời tư tưởng triết học của F.Bacon, phân tích những nội dung cơ bản tư tưởng triết học về khoa học trong tác phẩm “Công cụ mới”, đánh giá những giá trị và hạn chế và những tác động của tư tưởng triết học về khoa học ở phương Tây thời kỳ sau F.Bacon.

    Luận án được Hội đồng khoa học đánh giá cao, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng. Luận án đã phân tích và luận giải khá thuyết phục những nội dung cơ bản trong tác phẩm Công cụ mới. Tác giả luận án đã chỉ ra 8 giá trị cùng 3 hạn chế của triết học F.Bacon đối với thời đại của F.Bacon.

    Luận án đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của một Luận án tiến sĩ, có chất lượng tốt, nội dung luận án đầy đủ, phù hợp với chuyên nghành, không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố. Sau khi thảo luận, Hội đồng Khoa học đã đi đến thống nhất và khẳng định, đồng chí Phạm Thanh Tùng hoàn toàn xứng đáng được nhận học vị Tiến sĩ chuyên ngành Triết học.

    Luận án sau khi được xã hội hóa, sẽ trở thành tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành.

    Bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ chuyên ngành triết học, Đồng chí Đại úy Phạm Thanh Tùng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của nhà trường, tiếp tục nâng cao chất lượng giảng dạy và phục vụ công tác của Bộ môn Mác - Lênin và KHXHNV trường đại học PCCC.

    Tường Linh - Hương Giang (BM1)

  7. #27
    Senior Member
    Thành viên thứ
    20
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    210
    Thanks
    6
    Thanked 30 Times in 27 Posts
    Giảng viên Khoa Tự động và phương tiện kỹ thuật PCCC tham gia Hội thảo đề tài khoa học tại Viện cơ học – Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam


    Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trường, Lãnh đạo Khoa 1 đã cử đồng chí Trần Đức Hoàn – hiện đang nghiên cứu sinh tại trường Đại học kỹ thuật - chỉ huy, Bộ Tình trạng khẩn cấp, Cộng hòa Belarus tham gia đề tài khoa học “Tối ưu hóa các phần tử hữu hạn của dòng chất lỏng tại phía đầu ra của lăng” theo Dự án nghiên cứu khoa học VAST.HTQT.Belarus.02/15-16 của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam VAST.



    Đây là Hội thảo khoa học lần thứ 1 của đề tài do Viện Cơ học, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam tổ chức diễn ra từ ngày 15 đến ngày 20/10/2015, với sự tham gia của đồng chí GS, TS Nguyễn Đông Anh – Nguyên Viện trưởng Viện Cơ học; đồng chí TS Nguyễn Trọng Tĩnh – Viện trưởng viện Vật lý ứng dụng và Đoàn đại biểu đến từ Bộ tình trạng khẩn cấp Cộng hòa Belarus do đồng chí GS, TS. Kamluk Andrei – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kỹ thuật – Chỉ huy làm trưởng đoàn.

    Đề tài “Tối ưu hóa các phần tử hữu hạn của dòng chất lỏng tại phía đầu ra của lăng” được nghiên cứu với mục đích đưa ra các mô hình toán học và tối ưu hóa các thông số kỹ thuật của của dòng chất lỏng ở đầu phun để từ đó nghiên cứu thiết kế và chế tạo ra các thiết bị phun đa tác dụng phục vụ cho công tác chữa cháy.


    Tại buổi Hội thảo, các nhà khoa học của 2 nước (Việt Nam và Belarus) đã trao đổi và thảo luận về các kết quả khoa học ban đầu mà đề tài đã đạt được, từ đó đưa ra những định hướng và cách thức thực hiện đề tài trong thời gian tiếp theo nhằm đảm bảo tiến độ và sớm đưa sản phẩm vào ứng dụng trong thực tế.

    Sau buổi Hội thảo tại Việt Nam, đồng chí Kamluk Andrei, thay mặt đoàn đại biểu nước bạn đã có lời mời đoàn Việt Nam, do đồng chí GS, TS. Nguyễn Đông Anh, Nguyên Viện trưởng Viện Cơ học làm trưởng đoàn tham gia Hội thảo lần thức 2 tại Minsk, Cộng hòa Belarus vào tháng 5/2016.

    Đức Hoàn (K1) - Đại học PCCC

  8. #28
    Senior Member
    Thành viên thứ
    20
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    210
    Thanks
    6
    Thanked 30 Times in 27 Posts
    Đ/c Nguyễn Kiên Cường bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ tại Học viện Cảnh sát nhân dân


    Ngày 20/01/2019, tại Học viện Cảnh sát nhân dân, đã diễn ra buổi bảo vệ Luận án tiến sỹ của nghiên cứu sinh Nguyễn Kiên Cường – Thiếu tá, Phó trưởng Bộ môn Pháp luật & Nghiệp vụ Công an, Trường Đại học PCCC với đề tài: "Quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy đối với chợ, trung tâm thương mại của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy".

    Hội đồng bảo vệ luận án gồm có Thiếu tướng, PGS, TS Đặng Xuân Khang – Phó Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân – Chủ tịch Hội đồng; PGS, TS Ngô Văn Xiêm; PGS, TS Đào Hữu Dân; PGS, TS Hoàng Ngọc Bình; PGS, TS Vũ Văn Bình; GS, TS Nguyễn Phùng Hồng; TS Nguyễn Mạnh Thắng. Đến dự buổi bảo vệ luận án còn có PGS, TS Đỗ Ngọc Cẩn – đại diện người hướng dẫn khoa học của Nghiên cứu sinh Nguyễn Kiên Cường và các nhà khoa học quan tâm đến đề tài, các thầy cô giáo của Đại học PCCC...

    Đề tài "Quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy đối với chợ, trung tâm thương mại của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy" thuộc chuyên ngành Quản lý nhà nước về An ninh, trật tự; mã số: 62.86.01.09 do PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà – Người hướng dẫn khoa học số 1, PGS, TS Đỗ Ngọc Cẩn – Người hướng dẫn khoa học số 2.

    Tại Lễ bảo vệ Luận án, nghiên cứu sinh Nguyễn Kiên Cường đã tóm tắt kết quả nghiên cứu của luận án, trả lời các câu hỏi của thành viên trong hội đồng, cơ quan phản biện, các phản biện và các nhận xét về bản tóm tắt kết quả nghiên cứu của luận án.


    Hội đồng đã tiến hành thảo luận và đánh giá cao các kết quả đã đạt được của luận án, cũng như báo cáo trình bày của nghiên cứu sinh và coi đây là một trong những công trình khoa học có ý nghĩa về lý luận, thực tiễn có thể áp dụng để hoàn thiện và phát triển cho lực lượng PCCC và CNCH tại Việt Nam. Hội đồng đã bỏ phiếu tán thành, đề nghị công nhận học vị và cấp bằng tiến sỹ chuyên ngành Quản lý nhà nước về An ninh, trật tự cho nghiên cứu sinh Nguyễn Kiên Cường.

+ Trả lời Chủ đề
Trang 3 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 1 2 3

Bookmarks

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình