cây cảnh để bàn amply karaoke jarguar Video chi tiết hướng dẫn cách mua thẻ zing bằng sms giá rẻ, chiết khấu cao, ưu đãi khủng. Bơm hỏa tiễn Ví da bò nam Túi nilon HDPE cong ty in poster camera quan sát xưởng bàn ghế cafe
Thông tin hoạt động khoa học Trường Đại học PCCC
+ Trả lời Chủ đề
Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 1 2 3 CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 28

Chủ đề: Thông tin hoạt động khoa học Trường Đại học PCCC

  1. #11
    Senior Member
    Thành viên thứ
    20
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    210
    Thanks
    6
    Thanked 30 Times in 27 Posts
    Đ/c Đinh Công Hưng bảo vệ thành công Luận án Tiến sỹ tại Liên Bang Nga



    Ngày 13/11/2013, tại Đại Học Tổng Hợp Xây Dựng Moscow – Liên Bang Nga, đã diễn ra buổi bảo vệ Luận án tiến sỹ của đồng chí Thượng úy Đinh Công Hưng, giáo viên Khoa phòng cháy, Trường Đại học PCCC với đề tài: “An toàn cháy cho các tầng trên của nhà cao tầng đa năng”.


    Hội đồng chấm luận án tiến sỹ có 16 thành viên gồm các giáo sư đầu ngành về an toàn cháy của trường đại học và các viện nghiên cứu, chủ tịch Hội đồng là GS, TSKH Kasyanov Vitaliy Fedorovich. Đến dự buổi bảo vệ luận án còn có các thầy cô giáo của Đại Học XD Moscow, các sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam đang học tập tại trường.

    Luận án của đồng chí Đinh Công Hưng đã được các tổ chức và các nhà khoa học nghiên cứu về an toàn cháy phản biện như: Cơ quan phản biện – Tổng công ty cổ phần Phòng cháy chữa cháy nhiệt; Phản biện thứ nhất - GS, Tsarichenko Sergei Georgievich, Viện nghiên cứu khoa học PCCC&CNCH, Bộ Tình trạng khẩn cấp Liên bang Nga; phản biện thứ hai – PGS,TS Belousov Konstantin Nikolayevich – công ty nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật an toàn cháy toàn Nga.
    Sau khi nghe thư ký hội đồng báo cáo tóm tắt các văn bản cần thiết liên quan đến buổi bảo vệ, đồng chí Đinh Công Hưng đã báo cáo kết quả nghiên cứu luận án, trả lời toàn bộ các câu hỏi của thành viên Hội đồng, các phản biện và cơ quan phản biện. Trong quá trình bảo vệ, những kết quả đạt được của luận án đã được trao đổi và nhận được sự đồng thuận trên các diễn đàn tại các hội thảo giữa các trường ĐH, các tạp chí khoa học chuyên ngành PCCC. Cụ thể, tác giả đã công bố 8 công trình khoa học bao gồm: 5 bài báo khoa học, 3 báo cáo khoa học…

    Hội đồng đã tiến hành thảo luận và bỏ phiếu kín đánh giá luận án – kết quả 100% thành viên Hội đồng đã bỏ phiếu tán thành, đề nghị Bộ Giáo dục và Khoa học Nga công nhận học vị và cấp bằng tiến sỹ chuyên ngành PCCC cho đồng chí Thượng úy Đinh Công Hưng.


    Đinh Công Hưng và Thầy giáo hướng dẫn


    Kết thúc phần bảo vệ, Chủ tịch Hội đồng cùng nhiều thành viên Hội đồng đã chúc mừng và khen ngợi về buổi bảo vệ xuất sắc của đồng chí Thượng Úy Đinh Công Hưng và hy vọng sẽ có dịp hợp tác trao đổi thêm về các kết quả nghiên cứu của đề tài, nhằm phát triển và ứng dụng những kết quả đó vào việc bảo vệ an toàn cháy cho các nhà và công trình cao tầng.

  2. #12
    Senior Member
    Thành viên thứ
    20
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    210
    Thanks
    6
    Thanked 30 Times in 27 Posts
    Hai nghiên cứu sinh Trường ĐH PCCC bảo vệ thành công Luận án Tiến sỹ tại Học viện PCCC Liên Bang Nga


    Ngày 11/12/2013, tại Hội đồng bảo vệ luận án Tiến sĩ Học viện PCCC quốc gia Liên Bang Nga, đã diễn ra lễ bảo vệ Luận án tiến sỹ của 2 nghiên cứu sinh.

    Nghiên cứu sinh Trung tá Vũ Văn Thủy - Phó rưởng khoa Cứu nạn, cứu hộ, trường Đại học PCCC nghiên cứu với đề tài: “Nghiên cứu hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý cho lực lượng PCCC và cứu nạn, cứu hộ tại Việt Nam” Đây là đề tài thuộc chuyên ngành khoa học kỹ thuật, mã số: 05.13.10 do GS, TSKH Semikov Vladimir Leontievich hướng dẫnkhoa học.

    Hội đồng bảo vệ luận án Tiến sỹ Học viện PCCC quốc gia Liên Bang Nga có 19 thành viên gồm các giáo sư đầu ngành về an toàn cháy của Học việnPCCC và các viện nghiên cứu. Chủ tịch hội đồng là GS,TSKHTapolsky Nhikolai Grigorevich.


    Luận án của đồng chí Vũ Văn Thủy đã được các tổ chức và các nhà khoa học phản biện bao gồm: Cơ quan phản biện – Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật PCCC, Bộ tình trạng khẩn cấp Liên bang Nga; Phản biện thứ nhất – Trung tướng, GS,TSKH Mesakin Evgenhi Alexandrovich, Phó Chủ tịch hiệp hội khoa học "Pulse"Liên bang Nga; Phản biện thứ hai - PGS,TS Butcinskaya Tatiana Anatolieva, Học viện PCCC quốc gia Liên Bang Nga.

    Đến dự buổi bảo vệ luận án còn có các nhà khoa học quan tâm đến đề tài,các thầy cô giáo của Học viện PCCC liên bang Nga và các bạn đồng nghiệp của đồng chí Thủy đang nghiên cứu sinh tại Liên bang Nga.

    Sau khi nghe thư ký hội đồng báo cáo tóm tắt các văn bản cần thiết liên quan đến buổi bảo vệ, đồng chí Vũ Văn Thủy đã báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứucủaluận án, trả lời toàn bộ các câu hỏi của thành viêntrong hội đồng, các phản biện và cơ quan phản biện.

    Hội đồng đã tiến hành thảo luận, bỏ phiếu kín đánh giá luận án,qua đó Hội đồngđánh giá cao các kết quả đã đạt được của luận án, cũng như báo cáo trình bày của NCS,và coi đây là một trong những công trình khoa học có ý nghĩa về lý luận, thực tiễn và có thể áp dụng để hoàn thiện, phát triển cho lực lượng PCCC và CNCH tại Việt Nam. Kết quả 100% thành viên hội đồng đã bỏ phiếu tán thành, đề nghị Bộ Giáo dục và Khoa học Nga công nhận học vị và cấp bằng tiến sỹ chuyên ngành PCCC cho đồng chí Trung tá Vũ Văn Thủy .

    Trong quá trình nghiên cứu, những kết quả chính của luận án đã được trao đổi và nhận được sự đồng thuận trên các diễn đàn tại 4 hội thảo quốc tế, các tạp chí khoa học chuyên ngành PCCC. Cụ thể, tác giả đã công bố 8 công trình khoa học bao gồm: 4 bài báo khoa học và 4 báo cáo khoa học.


    Nghiên cứu sinh Đại úy Nguyễn Quang Thắng - cán bộ phòng Quản lý khoa học & Đào tạo sau đại học, trường Đại học PCCC nghiên cứu với đề tài: “Mô hình và thuật toán hệ hỗ trợ ra quyết định trong quản lý hệ thống tổ hợp an toàn cho nhà cao tầng đa chức năng” Đây là đề tài thuộc chuyên ngành khoa học kỹ thuật, mã số: 05.13.10do GS,TSKH. Tapolsky Nhikolai Grigorevich hướng dẫnkhoa học.

    Luận án của đồng chí Nguyễn Quang Thắng đã được các tổ chức và các nhà khoa học phản biện bao gồm: Cơ quan phản biện - Viện nghiên cứu khoa học PCCC&CNCH, Bộ tình trạng khẩn cấp Liên bang Nga; Phản biện thứ nhất GS,TSKH Sokolov Sergey Viktorovich - Học viện PCCC quốc gia Liên Bang Nga; Phản biện thứ hai - TSKH Poroshin Alexander Alexseevich Butcinskaya, giám đốc trung tâm nghiên cứu quản lý khoa học và công nghệ thông tin PCCC&CNCH- Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật PCCC&CNCH, Bộ tình trạng khẩn cấp Liên bang Nga.

    Đồng chí Nguyễn Quang Thắng trình bày một cách khoa học, mạch lạc những nội dung chính của luận án. Các thành viên trong hội đồng đã chỉ ra những đóng góp tích cực về mặt khoa học và thực tiễn, cũng như những điều cần bổ sung để luận án hoàn thiện hơn. Theo đánh giá của Hội đồng, đây là một công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc, có giá trị khoa học có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn, phù hợp chuyên ngành. Luận án đã được các thành viên trong Hội đồng đánh giá cao. Kết quả 100% thành viên Hội đồng đã bỏ phiếu tán thành, đề nghị Bộ Giáo dục và Khoa học Nga công nhận học vị và cấp bằng Tiến sỹ chuyên ngành PCCC cho đồng chí Nguyễn Quang Thắng.


    Các đồng chí nghiên cứu sinh Trường Đại học PCCC, Việt Nam tại Học viện PCCC Liên Bang Nga tới chúc mừng cho 2 đồng chí


    Sau khi kết thúc phần bảo vệ, Chủ tịch hội đồng cùng nhiều thành viên trong hội đồng đã trực tiếp chúc mừng và giành nhiều lời khen ngợi về buổi bảo vệ đề tài xuất sắc của 2 nghiên cứu sinh Việt Nam.

    Theo Trường ĐH PCCC

  3. #13
    Senior Member
    Thành viên thứ
    26
    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    894
    Thanks
    6
    Thanked 27 Times in 21 Posts
    Hội thảo đề tài khoa học cấp bộ



    Ngày 22/4/2014 tại Trường Đại học PCCC, dưới sự chủ trì của đồng chí Đại tá, TS. Vũ Văn Bình - Phó hiệu trưởng nhà trường đã diễn ra buổi hội thảo một trong số các chuyên đề nhánh thuộc đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng phần mềm mô hình hóa đám cháy và các hoạt động dập tắt đám cháy tại kho bể chứa sản phẩm dầu mỏ” do đồng chí TS. Nguyễn Minh Khương - Trưởng Khoa 3 làm chủ nhiệm.

    Tại buổi hội thảo, Ban chủ nhiệm đã trình bày nội dung và sản phẩm khoa học của chuyên đề là phần mềm mô hình hóa các tình huống cháy và các dạng đám cháy trên bể chứa sản phẩm dầu mỏ. Các nhà khoa học tham gia buổi hội thảo đã đóng góp rất nhiều ý kiến khách quan và nghiêm túc về mặt chuyên môn như chiến thuật chữa cháy, công nghệ thông tin… để đề tài đạt được hàm lượng khoa học cao hơn.

    Cuối buổi hội thảo, đồng chí chủ tịch Hội đồng kết luận: Đối chiếu với hợp đồng nghiên cứu đã ký với cơ quan chủ quản, hiện nay các nội dung nghiên cứu của đề tài đang được thực hiện vượt tiến độ đề ra. Tuy nhiên, để sản phẩm cuối cùng của đề tài đạt được các yêu cầu khoa học như đã đăng ký trong thuyết minh và hợp đồng thì Ban chủ nhiệm đề tài cần tiếp tục đầu tư thêm về cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu, cần xây dựng kịch bản cụ thể, chi tiết, bám sát thực tế để phần mềm mô phỏng các tình huống cháy đạt hiệu quả cao, tăng tính thuyết phục, đáp ứng yêu cầu của một đề tài khoa học cấp bộ.

    Với sự cố gắng, nỗ lực cũng như trình độ chuyên môn của Ban chủ nhiệm, sản phẩm khoa học của đề tài chắc chắn sẽ được nghiên cứu thành công và có thể ứng dụng vào thực tiễn công tác giảng dạy, học tập các môn học chuyên ngành của Trường Đại học PCCC, đồng thời hỗ trợ công tác xử lý sự cố cháy, nổ tại các bể chứa sản phẩm dầu mỏ.

  4. #14
    Senior Member
    Thành viên thứ
    20
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    210
    Thanks
    6
    Thanked 30 Times in 27 Posts
    Hội thảo tập bài giảng cao học “Tổ chức công tác ở 1 đơn vị Cảnh sát PCCC”



    Thực hiện kế hoạch công tác năm học, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo bậc Cao học PCCC, ngày 11/4/2014, Phòng Quản lý khoa học và đào tạo sau đại học, tổ chức hội thảo tập bài giảng “Tổ chức công tác ở 1 đơn vị Cảnh sát PCCC” do đồng chí Phó giáo sư, Tiến sỹ Ngô Văn Xiêm biên soạn.

    Đồng chí Đại tá, Tiến sỹ Vũ Văn Bình – Phó hiệu trưởng nhà trường đến dự và chủ trì buổi hội thảo. Đến dự hội thảo còn có nhiều chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực PCCC. Tập bài giảng “Tổ chức công tác ở 1 đơn vị Cảnh sát PCCC” được biên soạn thành 3 phần chính: Phần 1 “Những căn cứ khoa học để tổ chức 1 đợn vị Cảnh sát PCCC ”; Phần 2 “ Các phương pháp xác định lực lượng và phương tiện cần thiết cho 1 đơn vị Cảnh sát PCCC” và phần 3 “Tổ chức công tác ở 1 đơn vị PCCC”. Nội dung tập bài giảng phục vụ cho giảng dạy môn “Tổ chức công tác ở 1 đơn vị Cảnh sát PCCC” ở bậc cao học, với mục tiêu trang bị những kiến thức cơ bản cho học viên về khoa học tổ chức, phương pháp tính toán lực lượng cần thiết cho đơn vị công tác hay phương pháp thực hiện công tác quản lý 1 đơn vị - mà cụ thể là đơn vị Cảnh sát PCCC. Qua đó, học viên có thể áp dụng những kiến thức được học để có kỹ năng xây dựng đề án tổ chức công tác PCCC.


    Sau khi nghe đồng chí PGS, Tiến sỹ Ngô Văn Xiêm - chủ biên tập bài giảng trình bày nội dung tập bài giảng ““Tổ chức công tác ở 1 đơn vị Cảnh sát PCCC”, đồng chí chủ tọa đề nghị các thành viên trình bày ý kiến đánh giá và đóng góp cho tập bài giảng. Các ý kiến đóng góp trong buổi hội thảo tập trung chủ yếu vào nội hàm các vấn đề về tổ chức công tác ở đơn vị PCCC, những vấn đề cần bổ sung cho sát với yêu cầu thực tiễn chiến đấu của lực lượng PCCC… Đồng chí chủ tọa tóm tắt các ý kiến đóng góp và thống nhất một số nội dung cần bổ sung, chỉnh sửa. Tác giả tập bài giảng trình bày và giải thích một số vấn đề xung quanh các ý kiến đóng góp. Tại buổi hội thảo đã thống nhất được các nội dung cơ bản và bố cục của tập bài giảng. Kết thúc hội thảo, đồng chí chủ tọa yêu cầu tác giả hoàn thiện trước tháng 5/2014 để phòng chức năng kịp thời in ấn, đưa tài liệu vào giảng dạy và học tập.

  5. #15
    Senior Member
    Thành viên thứ
    20
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    210
    Thanks
    6
    Thanked 30 Times in 27 Posts
    Khoa Tự động và PTKT PCCC: Hội thảo chuyên đề nghiên cứu khoa học năm học 2013 – 2014.



    Thực hiện kế hoạch công tác năm học và kiểm tra, đánh giá tiến độ nghiên cứu các chuyên đề khoa học của giáo viên, ngày 28/4/2014, Khoa Tự động & PTKT PCCC, tổ chức hội thảo 02 chuyên đề NCKH do giáo viên Khoa Tự động và phương tiện kỹ thuật PCCC thực hiện.

    Đồng chí Thiếu tá, ThS. Nguyễn Đức Ánh, Phó trưởng Khoa - phụ trách chủ trì buổi hội thảo. Đến dự hội thảo có toàn thể các giáo viên của Khoa tham gia. Hai chuyên đề NCKH do các giáo viên trong Khoa đảm nhiệm bao gồm: Chuyên đề “Nghiên cứu xây dựng bộ ký hiệu các thiết bị sử dụng trong bản vẽ thiết kế hệ thống báo cháy vàc hữa cháy tự động” do nhóm tác giả KS. Hoàng Đức Hạnh và KS. Nguyễn Thị Quỳnh Phương, thuộc tổ Báo cháy và chữa cháy tự động thực hiện. Chuyên đề “Mô phỏng một số hệ thống đặc chủng của xe và máy bơm chữa cháy trên máy tính” do nhóm tác giả KS Nguyễn Tiến Sơn và ThS Nguyễn Tiến Thành, thuộc tổ Ô tô và máy bơm chữa cháy thực hiện.


    Các thành viên dự hội thảo đóng góp ý kiến về các nội dung nghiên cứu. Về chuyên đề thứ nhất, do tổ Báo cháy và chữa cháy tự động thực hiện, các ý kiến đóng góp tập trung chủ yếu vào nội dung chương 3, về cơ sở xây dựng nên bộ ký hiệu của các thiết bị báo cháy và chữa cháy tự động, đồng thời cũng đóng góp về việc sử dụng các ký hiệu trên sau khi đề tài hoàn thành. Chuyên đề thứ hai, các ý kiến đóng góp chủ yếu vào chương 2, mô tả các công việc xây dựng các hệ thống đặc chủng trên máy tính, đồng thời đề nghị nhóm tác giả bổ sung thêm phần hoạt động của các mô hình trên máy tính. Các nhóm nghiên cứu đã tiếp thu và giải trình các vấn đề liên quan đến chuyên đề.

    Căn cứ theo hợp đồng nghiên cứu, các chuyên đề NCKH sẽ hoàn thành trong tháng 5 năm 2014, theo đánh giá của đồng chí chủ trì hội thảo, đến nay các chuyên đề đã cơ bản hoàn thành, các nhóm nghiên cứu cần chỉnh sửa một số nội dung đã được thống nhất trong buổi hội thảo để sớm nghiệm thu đề tài đúng theo tiến độ đề ra.

  6. #16
    Senior Member
    Thành viên thứ
    26
    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    894
    Thanks
    6
    Thanked 27 Times in 21 Posts

    Trường Đại học PCCC tổ chức họp thành viên nhóm Nghiên cứu khoa học chuyên sâu

    Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu, ngày 4/6/2014, trường Đại học PCCC tổ chức họp thành viên nhóm Nghiên cứu khoa học chuyên sâu do đồng chí Đại tá,Tiến sĩ Vũ Văn Bình – Phó hiệu trưởng làm chủ trì.

    Tới dự cuộc họp còn có đồng chí Thiếu tướng, PGS. TS Đỗ Ngọc Cẩn – Hiệu trưởng; đồng chí Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Việt – Trưởng phòng Quản lý khoa học và đào tạo sau Đại học; các đồng chí trong phòng chức năng và các thành viên nhóm Nghiên cứu khoa học chuyên sâu.


    Đồng chí chủ trì cuộc họp đã nêu rõ tầm quan trọng của công tác Nghiên cứu khoa học đối với mỗi cán bộ, giáo viên và học viên trong quá trình giáo dục bậc Đại học. Trường Đại học PCCC là cơ sở đào tạo cán bộ làm công tác PCCC - CNCH trên cả nước, với đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ chuyên môn cao. Bên cạnh đó, được sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng ủy Ban giám hiệu; cùng các trang thiết bị hiện đại sẵn có trong Nhà trường, thì việc thành lập ra các nhóm NCKH chuyên sâu là rất cần thiết nhằm tạo ra các sản phẩm nghiên cứu có hiệu quả và tính ứng dụng cao, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập trong Nhà trường; cũng như đóng góp hiệu quả thiết thực cho xã hội.

    Mục tiêu của việc thành lập các nhóm Nghiên cứu khoa học chuyên sâu là: nhằm tập hợp những cán bộ, giáo viên và học viên có trình độ chuyên môn và có tâm huyết với công việc nghiên cứu khoa học, qua đó tăng sức mạnh tổng hợp của các thành viên trong nhóm, tạo ra nhiều ý tưởng sáng tạo, góp phần mang lại hiệu quả cao cho công việc nghiên cứu. Ngoài ra, các nhóm nghiên cứu phải có trách nhiệm trong việc khai thác, sử dụng hiệu quả các trang thiết bị khoa học công nghệ hiện đại của Nhà trường (tránh sự lãng phí khi trên thực tế có nhiều trang thiết bị, phương tiện của trường chưa được sử dụng một cách triệt để).


    Đồng chí Hiệu trưởng phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp


    Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, đồng chí Hiệu trưởng nhấn mạnh: Trước thực trạng tình hình cháy nổ ngày càng gia tăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng, gây ra nỗi bức xúc lớn trong xã hội, thì yêu cầu nghiên cứu khoa học về lĩnh vực PCCC đã trở thành trách nhiệm, nhiệm vụ chính trị của mỗi cán bộ, giáo viên và học viên trong Nhà trường. Việc thành lập ra các nhóm NCKH chuyên sâu là để nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học, mang lại tính ứng dụng thực tiễn trước hết là trong công việc giảng dạy, học tập của Nhà trường, sau là áp dụng cho xã hội.
    Để các nhóm này hoạt động hiệu quả, đồng chí đưa ra một số gợi ý như:
    - Về cơ cấu tổ chức của các nhóm NCKH chuyên sâu: mỗi nhóm nên bầu ra một người lên làm trưởng nhóm (là người có khả năng NCKH vượt trội nhất trong nhóm), trưởng nhóm có trách nhiệm cùng bàn bạc với các thành viên và định hướng đưa ra các hoạt động nghiên cứu cụ thể cho nhóm. Số lượng thành viên trong nhóm không nên bó buộc trong giới hạn nhất định mà nên luôn tiếp tục phát triển, tuyên truyền để kêu gọi tất cả nhóm đối tượng (cán bộ, giáo viên, học viên, người ở các đơn vị địa phương, các trường Đại học khác…) có cùng đam mê, am hiểu trong lĩnh vực nghiên cứu tham gia.
    - Về nội dung hoạt động của các nhóm: có thể chia ra thành từng mảng nghiên cứu cụ thể như: Nhóm nghiên cứu cơ bản (nhóm này chuyên nghiên cứu các thông số cơ bản liên quan đến cháy nổ); nhóm nghiên cứu sâu về vật liệu (chuyên nghiên cứu để làm thế nào tăng khả năng chống cháy cho các vật liệu xây dựng trong điều kiện cháy); nhóm nghiên cứu về vấn đề kiểm định chất lượng của các trang thiết bị trong PCCC;nhóm chuyên nghiên cứu về công nghệ, các loại thiết bị hiện đại giúp hỗ trợ cho công tác PCCC và CNCH hiệu quả; nhóm nghiên cứu sâu về vấn đề thoát nạn trong các trường hợp xảy ra cháy nổ; nhóm chuyên nghiên cứu về ô tô máy bơm chữa cháy; hệ thống báo cháy chữa cháy tự động; hệ thống cung cấp nước chữa cháy; nhóm chuyên tìm hiểu về pháp luật để đưa ra các tình huống cụ thể trong công tác PCCC…
    - Về vấn đề sử dụng các phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu: Phòng Quản lý khoa học và đào tạo sau Đại học phối hợp với các phòng chức năng như: Hậu cần, Ban quản lý dự án… có nhiệm vụ lập ra danh mục và tình trạng hoạt động của các phương tiện, trang thiết bị hiện có trong Nhà trường để giới thiệu cho các nhóm NCKH nắm bắt được và đăng ký sử dụng với đơn vị chủ quản. Đơn vị này có trách nhiệm theo dõi và đảm bảo an toàn cho các trang thiết bị.
    - Về vấn đề kinh phí để duy trì hoạt động nghiên cứu cho các nhóm: Nhà trường sẽ cố gắng huy động kinh phí từ mọi nguồn khác nhau như: kêu gọi tài trợ từ các đơn vị làm kinh tế trong trường, các đơn vị địa phương, doanh nghiệp…; lấy kinh phí từ các đề tài khoa học các cấp… Tóm lại, Nhà trường sẽ cố gắng tạo điều kiện hết sức để ủng hộ cho hoạt động nghiên cứu khoa học của các nhóm.
    - Về việc cập nhật các kết quả nghiên cứu: Phòng Quản lý khoa học và đào tạo sau Đại học có nhiệm vụ tập hợp thông tin khoa học về các công trình nghiên cứu, phối hợp với các đơn vị chức năng để đăng tải thông tin lên mạng nội bộ, website, tạp chí của Nhà trường.

    Cuộc họp đã diễn ra sôi nổi với phần thảo luận mở rộng do đông đảo thành viên trong các nhóm NCKH phát biểu, đóng góp các ý kiến khác nhau nhằm xây dựng hiệu quả hoạt động NCKH trong Nhà trường như: làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhóm, tăng sự liên kết khoa học giữa các nhóm như thế nào; cách khắc phục về vấn đề kinh phí hoạt động; mở rộng sự phối hợp nghiên cứu của các nhóm với các đơn vị ngoài trường; làm thế nào để chọn các đề tài nghiên cứu phù hợp với thực tiễn xã hội….


    một số thành viên của các nhóm NCKH chuyên sâu phát biểu ý kiến đòng góp tại cuộc họp


    Kết luận tại cuộc họp, đồng chí Phó hiệu trưởng cho rằng: Xuất phát từ yêu cầu thực tế, việc thành lập ra các nhóm NCKH chuyên sâu là rất quan trọng. Đồng chí yêu cầu Phòng Quản lý khoa học và đào tạo sau Đại học tổng hợp danh mục chuyên môn nghiên cứu cho từng nhóm, đưa cho các đơn vị xem xét và có ý kiến phản hồi; qua đó chính thức thành lập hướng nghiên cứu cụ thể cho từng nhóm NCKH chuyên sâu trong tháng 6 này. Danh sách thành viên các nhóm; các ý tưởng nghiên cứu khoa học của nhóm; các trang thiết bị, phương tiện thí nghiệm của Nhà trường… đều được phòng chức năng tổng hợp và công khai đăng tải lên mạng nội bộ trong trường.

    Có thể coi cuộc họp thành viên các nhóm NCKH chuyên sâu lần này là bước mở đầu trong việc từng bước nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học trong Nhà trường; Thể hiện ý chí quyết tâm cao của lãnh đạo Nhà trường cùng toàn thể cán bộ, giáo viên trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng trường ta trở thành ngôi trường đại học kỹ thuật đầu ngành trong lĩnh vực đào tạo cán bộ có trình độ cao chuyên ngành PCCC – CNCH; là trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về PCCC – CNCH có uy tín trong cả nước.

    Theo Đại học PCCC

  7. #17
    Senior Member
    Thành viên thứ
    20
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    210
    Thanks
    6
    Thanked 30 Times in 27 Posts
    Đ/c Ngô Văn Anh bảo vệ thành công Luận án Tiến sỹ tại Học viện PCCC Liên Bang Nga



    Ngày 23/7/2014, tại Hội đồng bảo vệ luận án Tiến sĩ Học viện PCCC quốc gia Liên Bang Nga, đã diễn ra lễ bảo vệ Luận án tiến sỹ của nghiên cứu sinh Ngô Văn Anh.

    Nghiên cứu sinh Trường Đại học PCCC bảo vệ thành công Luận án Tiến sỹ tại Học viện PCCC Liên Bang Nga

    Ngày 23/7/2014, tại Hội đồng bảo vệ luận án Tiến sĩ Học viện PCCC quốc gia Liên Bang Nga, đã diễn ra lễ bảo vệ Luận án tiến sỹ của nghiên cứu sinh Ngô Văn Anh.


    Đồng chí Ngô Văn Anh báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu của luận án


    Nghiên cứu sinh Đại úy Ngô Văn Anh, cán bộ phòng Quản lý Đào tạo, Trường Đại học PCCC nghiên cứu đề tài: “Mô hình và thuật toán quản lý đào tạo thạc sỹ trong các trường chuyên môn kỹ thuật an toàn phòng cháy” Đây là đề tài thuộc chuyên ngành khoa học kỹ thuật, mã số: 05.13.10 do PGS,TSKH. Butuzov Stanislav Yurevich hướng dẫn khoa học.

    Hội đồng bảo vệ luận án Tiến sỹ Học viện PCCC quốc gia Liên Bang Nga có 21 thành viên gồm các giáo sư đầu ngành về an toàn cháy của Học viện PCCC và các viện nghiên cứu. Chủ tịch hội đồng là GS,TSKH Tapolsky Nhikolai Grigorevich.

    Luận án của đồng chí Ngô Văn Anh đã được các tổ chức và các nhà khoa học phản biện bao gồm: Cơ quan phản biện - Đại học tổng hợp quốc gia Moscow về phát thanh, truyền hình và tự động hóa, Bộ Giáo dục và Khoa học Liên bang Nga; Phản biện thứ nhất - TSKH Poroshin Alexander Alexseevich, giám đốc Trung tâm nghiên cứu quản lý khoa học và công nghệ thông tin PCCC&CNCH - Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật PCCC&CNCH, Bộ tình trạng khẩn cấp Liên bang Nga; Phản biện thứ hai - PGS,TS Mikhailov Vitali Vladislavovich - Phó Giáo sư phân viện Đại học tổng hợp quốc gia Moscow về Công nghệ và quản lý Razumovski, Bộ Giáo dục và Khoa học Liên bang Nga.

    Đến dự buổi bảo vệ luận án còn có các nhà khoa học quan tâm đến đề tài, các thầy cô giáo của Học viện PCCC Liên bang Nga và người thân của đồng chí Ngô Văn Anh đang học tập, nghiên cứu và làm việc tại Liên bang Nga.

    Sau khi nghe thư ký hội đồng báo cáo tóm tắt các văn bản cần thiết liên quan đến buổi bảo vệ, đồng chí Ngô Văn Anh đã báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu của luận án,.

    Đồng chí Ngô Văn Anh trình bày một cách khoa học, mạch lạc những nội dung chính của luận án, trả lời toàn bộ các câu hỏi của thành viên trong hội đồng, các phản biện và cơ quan phản biện. Các thành viên trong hội đồng đã chỉ ra những đóng góp tích cực về mặt khoa học và thực tiễn, cũng như những điều cần bổ sung để luận án hoàn thiện hơn. Hội đồng đã tiến hành thảo luận, bỏ phiếu kín đánh giá luận án. Theo đánh giá của Hội đồng, đây là một công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc, có giá trị khoa học có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn, phù hợp chuyên ngành. Luận án đã được các thành viên trong Hội đồng đánh giá cao. Kết quả 100% thành viên Hội đồng đã bỏ phiếu tán thành, đề nghị Bộ Giáo dục và Khoa học Nga công nhận học vị và cấp bằng Tiến sỹ chuyên ngành Khoa học kỹ thuật cho đồng chí Ngô Văn Anh.


    Đ/c Ngô Văn Anh chụp ảnh lưu niệm với thầy hướng dẫn khoa học PGS, TS Butuzov Stanislav Yurevich


    Trong quá trình nghiên cứu, những kết quả chính của luận án đã được trao đổi và nhận được sự đồng thuận trên các diễn đàn tại 11 hội thảo quốc tế, các tạp chí khoa học chuyên ngành PCCC. Cụ thể, tác giả đã công bố 26 công trình khoa học bao gồm: 7 bài báo khoa học và 19 báo cáo khoa học.


    Chủ tịch hội đồng GS, TS Tapolsky Nhikolai Grigovevich chúc mừng đồng chí Ngô Văn Anh


    Sau khi kết thúc phần bảo vệ, Chủ tịch hội đồng cùng nhiều thành viên trong hội đồng đã trực tiếp chúc mừng và giành nhiều lời khen ngợi về buổi bảo vệ đề tài xuất sắc của nghiên cứu sinh Ngô Văn Anh.

    Hoàng Đức

  8. #18
    Member OlymFire.,JSC's Avatar
    Thành viên thứ
    35744
    Ngày tham gia
    Jul 2014
    Đang ở
    Hà nội
    Bài viết
    55
    Thanks
    1
    Thanked 6 Times in 6 Posts
    Tuy không biết bạn là ai? nhưng cũng xin chúc mừng một chiến sỹ PCCC xuất sắc!
    Công ty Cổ Phần Giải Pháp Phòng Chống Cháy Nổ OLYM. Chuyên cung cấp bình chữa cháy, dây thoát hiểm nhà cao tầng, thiết bị pccc, thiết bị cứu nạn cứu hộ.
    Đ/c: P1703, Tòa CT2C2, Chung Cư VOV, Lương Thế Vinh, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
    SĐT: 04 3 2007 286
    Mail: info@olymfire.com - Website: www.OlymFire.com

  9. #19
    Member thanhhapccc's Avatar
    Thành viên thứ
    6379
    Ngày tham gia
    May 2013
    Bài viết
    86
    Thanks
    0
    Thanked 22 Times in 17 Posts
    chúc mừng các thầy, các cô.
    TƯ VẤN AN TOÀN VIỆT

    - Kinh doanh phương tiện PCCC các loại
    - Tư vấn Kiểm định PT PCCC; Thẩm duyệt hồ sơ PCCC
    - Tư vấn thiết kế, thi công PCCC

    ------------------------------------------------------------------------------
    Liên hệ:
    Sdt: 0918.464.405 - 0961.71.83.93
    Mail: tuvanatviet@gmail.com; giaiphappccc@gmail.com

  10. #20
    Senior Member
    Thành viên thứ
    20
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    210
    Thanks
    6
    Thanked 30 Times in 27 Posts
    Đồng chí Thiếu úy Đỗ Ngọc Bích - Bộ môn Khoa học cơ bản bảo vệ thành công xuất sắc Luận văn Thạc sỹ



    Ngày 05 tháng 11 năm 2014, tại Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, đồng chí Thiếu úy Đỗ Ngọc Bích - Bộ môn Khoa học cơ bản bảo vệ thành công xuất sắc Luận văn Thạc sỹ Khoa học Hóa học với đề tài “Phân tích hàm lượng một số kim loại nặng Cu, Pb, Cd, Zn trong rau và nước trồng rau tại khu vực ngoại thành Hà Nội bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (GF – AAS)”.


    Đến dự lễ bảo vệ Luận văn Thạc sỹ của đồng chí Đỗ Ngọc Bích có các đồng chí trong Bộ môn Khoa học cở bản, gia đình, bạn bè của đồng chí Bích.

    Hội đồng bảo vệ Luận văn của đ/c Bích do PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Nga làm Chủ tịch hội đồng, PGS.TS. Trần Văn Chung - Phản biện 1, TS. Đào Văn Bảy - Phản biện 2, PGS.TS. Lê Xuân Quế - Ủy viên, cùng các thành viên trong Hội đồng khoa học tại các trường, Viện nghiên cứu.


    Với đề tài “Phân tích hàm lượng một số kim loại nặng Cu, Pb, Cd, Zn trong rau và nước trồng rau tại khu vực ngoại thành Hà Nội bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (GF – AAS)”, Luận văn đã xây dựng quy trình phân tích để đánh giá được mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong các loại rau và nước trồng rau ở một số xã của huyện Thanh Trì và Đông Anh - Hà Nội, là vấn đề có tính cấp thiết và rất thiết thực đối với cuộc sống của người tiêu dùng, để có thể hiểu rõ hơn về thực trạng rau bị ô nhiễm và từ đó có những biện pháp cần thiết cho việc sản xuất rau an toàn phục vụ đời sống con người.


    Luận văn được Hội đồng khoa học đánh giá có ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhất là trong bối cảnh vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nông sản nhất là rau xanh đang được cả xã hội quan tâm. Luận văn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của một luận văn thạc sỹ, có chất lượng tốt, nội dung Luận văn đầy đủ, phù hợp với tên đề tài, không trùng lặp với các Luận văn được bảo vệ và các công trình khoa học được công bố.
    Hội đồng Khoa học đã nhất trí công nhận đồng chí Đỗ Ngọc Bích xứng đáng được nhận học vị Thạc sỹ khoa học Hóa học chuyên ngành Hóa Phân tích.


    Ánh Hồng

+ Trả lời Chủ đề
Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 1 2 3 CuốiCuối

Bookmarks

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình