cây cảnh để bàn amply karaoke jarguar Video chi tiết hướng dẫn cách mua thẻ zing bằng sms giá rẻ, chiết khấu cao, ưu đãi khủng. Bơm hỏa tiễn Ví da bò nam Túi nilon HDPE cong ty in poster camera quan sát xưởng bàn ghế cafe
Triết lí kinh doanh theo Phật pháp của Chủ tịch Tôn Hoa Sen
+ Trả lời Chủ đề
Kết quả 1 đến 3 của 3

Chủ đề: Triết lí kinh doanh theo Phật pháp của Chủ tịch Tôn Hoa Sen

  1. #1
    Administrator decomoto's Avatar
    Thành viên thứ
    1
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    399
    Thanks
    61
    Thanked 110 Times in 67 Posts

    Triết lí kinh doanh theo Phật pháp của Chủ tịch Tôn Hoa Sen

    Phương châm kinh doanh của ông Lê Phước Vũ là làm ăn chân chính, mang lại những hạnh phúc căn bản nhất cho con người.


    Ông Lê Phước Vũ bắt đầu tìm hiểu đạo Phật sau nhưng biến cố trong cuộc đời.


    Bên cạnh tinh thần làm việc hết mình và không nản chí trước mọi khó khăn, ông Lê Phước Vũ (Chủ tịch Tôn Hoa Sen) đã giác ngộ, đưa triết lý nhà Phật vào cuộc sống với suy nghĩ: "Sống và làm việc không phải cho mình mà là cho tất cả mọi người".

    Ông Vũ cho hay, ông bắt đầu tìm hiểu đạo Phật sau những biến cố trong cuộc đời. Ông khởi tâm đi tìm bản chất thật của đời sống hiện tại, cũng như bản chất của những cảnh giới khác tương tác vào đời sống con người.

    Sau một thời gian khá dài tìm hiểu Phật pháp, ông đã có một cái nhìn tỏa ngộ từ các trạng thái tâm thức và sự chuyển hóa tâm thức. Biến chuyển lớn nhất từ khi theo đạo Phật của ông Vũ chính là sự thay đổi hoàn toàn về lối sống tâm linh, về nhận thức, suy nghĩ và cách hành động như thế nào cho phù hợp.

    Triết lý đạo Phật có ảnh hưởng lớn đến đường lối kinh doanh của Hoa Sen. Có hai tính cách đối lập trong con người ông, đó là sự khát khao mãnh liệt của một nhà kinh doanh và đức điềm tĩnh của một nhà sư. Phương châm kinh doanh của Chủ tịch Lê Phước Vũ là làm ăn chân chính, tạo công ăn việc làm chính đáng cho người lao động, mang lại những hạnh phúc căn bản nhất cho con người.

    Trước sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều đối thủ có tiềm lực tài chính mạnh, ông luôn nhất quán với nguyên tắc kinh doanh trung thực của nhà Phật, phát triển Hoa Sen dựa trên 3 nền tảng giá trị cốt lõi: Trung thực - Cộng đồng - Phát triển.

    Ông khẳng định, nhân lực là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Ở Hoa Sen, tính trung thực và tính cộng đồng là hai tiêu chí được đặt lên hàng đầu và trở thành nét văn hóa của công ty.

    “Do hệ quả của thời kỳ bao cấp để lại, ngoài thu nhập chính thống nhiều vị cũng kiếm thêm, riết thành quen, nên khi bắt tay xây dựng một văn hóa mới, nhận thức mới cho người lao động cực kỳ khó. Nhưng chúng tôi nhất quyết không có chuyện huê hồng, không chấm mút hành, tiêu, tỏi, mắm. Có lòng trung thực mới có sự tin cậy. Có tin cậy mới xây dựng cuộc sống tốt hơn”, ông chia sẻ.

    Đứng mũi chịu sào trước doanh nghiệp quy mô hàng ngàn người, ông Vũ kể có dạo nguyên một tuần ông gần như không ngủ. “Trên cương vị người đứng đầu doanh nghiệp, mối quan tâm đầu tiên phải là công ăn việc làm, cuộc sống của hàng ngàn nhân viên và đằng sau đó là hàng ngàn gia đình. Nhu cầu cuộc sống phải được nâng lên và đó là điều chính đáng”, ông nói.

    Trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, để giữ vững hoạt động kinh doanh, theo ông Vũ: “Kinh doanh là bài toán dòng tiền. Quản lý dòng tiền tốt phải quản lý từ khâu bán hàng, đó là hệ thống phân phối và thương hiệu. Ta không đua được với thương hiệu lớn về chi phí tiếp thị nên phải bắt đầu từ việc nhỏ nhất, gần gũi khách hàng qua hệ thống bán lẻ.

    Sau đó mới đầu tư thương hiệu, nhà máy với công nghệ cao dần, hoàn thiện chất lượng liên tục với chi phí thấp nhất. Và sau khi ổn định thị trường nội địa, chúng tôi vươn ra xuất khẩu. Đến giờ tôi có thể khẳng định, tập đoàn Hoa Sen là doanh nghiệp đứng đầu trong ngành tôn ở Việt Nam và có vị thế ngày càng mạnh trên thị trường khu vực”.

    Khi được hỏi về sự khác biệt giữa một doanh nhân bình thường và một doanh nhân là phật tử, ông Vũ chia sẻ: “Phật tử là một doanh nhân ngược lại thì điều đầu tiên phải tin sự vô nhân quả. Phải hiểu rằng tất cả những của cải chúng ta tạo ra đều từ phước báu đã gieo trồng nhiều đời trước. Phước báu này do nhân quả đời trước chúng ta biết bố thí, cúng dường, đời nay chúng ta thành công, thuận lợi trong mọi việc làm ăn, ít gặp chướng ngại.

    Quan trọng nhất khi doanh nhân là Phật tử và ngược lại là làm sao giữ được phương pháp hành trì Bát chánh đạo. Tin chắc nhân quả, nghiệp báo, luân hồi và thấy mình vì mọi người nhiều hơn để mọi người vì mình”.


    Ông cho hay, ông thường xuyên ăn chay để kiềm chế tâm mình, bớt dục vọng, bớt dần những ý niệm không tốt trong tâm, phần khác cũng là thanh lọc cơ thể, là cách để thể hiện lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh.

    “Chúng ta không thể nào sống trong tinh thần của Phật pháp khi chúng ta giàu còn mọi người thiếu thốn, không có tiền uống thuốc hoặc không có nhà để ở. Nếu tôi làm Phật sự, cũng đi bố thí mà không bố thí ngay nhân viên Hoa Sen thì tôi thấy bản thân chúng tôi cũng không chân thật. Cho nên trong vai trò đầu tàu, nhiệm vụ của chúng ta là phải làm sao để mọi người làm việc hết mình”, ông cho biết thêm.

    Theo Thanh Thảo
    Soha/Trí thức trẻ

  2. The Following 2 Users Say Thank You to decomoto For This Useful Post:

    Ỉn Con (10-13-2013), Ngoc Thuy (10-13-2013)

  3. #2
    Administrator decomoto's Avatar
    Thành viên thứ
    1
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    399
    Thanks
    61
    Thanked 110 Times in 67 Posts
    Bát chánh đạo của Phật tử Lê Phước Vũ



    “Sống trong thế gian, để giữ được bát chánh đạo phải cố gắng bằng mọi giá tốt nhất không rơi rớt một nghiệp thiện nào. Đó là cái tôi luôn hướng đến và cố làm cho bằng được”.


    Chủ tịch HĐQT CTCP Tôn Hoa Sen Lê Phước Vũ – Phật tử điều hành doanh nghiệp trở thành một trong những công ty lớn mạnh nhất Việt Nam trong ngành tôn – thép chia sẻ trong chương trình Phật pháp nhiệm màu do chùa Hoằng Pháp tổ chức.

    Ông Lê Phước Vũ (sinh năm 1963), pháp danh Hoằng Lược, nguyên quán Quảng Nam hiện sống tại Quận II, TP Hồ Chí Minh. Dù công việc kinh doanh nhiều bộn bề, ông vẫn ăn chay trường và khéo léo áp dụng Phật pháp vào công việc để vừa hoàn thành nhiệm vụ với xã hội, mà vẫn dành thời gian nuôi dưỡng, thăng tiến lộ trình tâm linh của mình.

    Trong bài nói chuyện, ông có đề cập đến ba từ “bát chánh đạo”, phương pháp sống và tu tập của Phật giáo hướng đến sự giác ngộ, cao thượng và hạnh phúc. Để hiểu rõ hơn, mời độc giả CafeBiz lắng nghe chia sẻ của người trong cuộc kinh doanh theo tinh thần phật pháp.

    Kẻ “bố thí” chân thật

    Đứng mũi chịu sào trước doanh nghiệp quy mô hàng ngàn người, ông Vũ kể có dạo nguyên một tuần ông gần như không ngủ. “Trên cương vị người đứng đầu doanh nghiệp, mối quan tâm đầu tiên phải là công ăn việc làm, cuộc sống của hàng ngàn nhân viên và đằng sau đó là hàng ngàn gia đình. Nhu cầu cuộc sống phải được nâng lên và đó là điều chính đáng”, ông nói.

    “Chúng ta không thể nào sống trong tinh thần của Phật pháp khi chúng ta giàu còn mọi người thiếu thốn, không có tiền uống thuốc hoặc không có nhà để ở. Nếu tôi làm Phật sự, cũng đi bố thí mà không bố thí ngay nhân viên Hoa Sen thì tôi thấy bản thân chúng tôi cũng không chân thật. Cho nên trong vai trò đầu tàu, nhiệm vụ của chúng ta là phải làm sao để mọi người làm việc hết mình”, ông cho biết thêm.

    Mới đây, ông Vũ vinh dự nằm trong danh sách 50 Người Tiên phong 2012 do báo Vnexpress bình chọn. Điều này chứng tỏ bản thân người đứng đầu Hoa Sen phải tự hoàn thiện mình và từng bước đưa công ty phát triển hơn. Nhưng “rõ ràng với cách điều hành hiện nay tôi nhận thấy bắt đầu có sự không phù hợp. Cũng như một cơ thể đã đến lúc trưởng thành, cái áo bắt đầu chật. Nếu không thay áo mắc, chắc chắn cái áo cũ sẽ rách”, ông nói.

    Trăn trở với thực tế trên, ông Vũ liên tục thay đổi, làm mới, đưa công ty lớn lên để làm sao nhà đầu tư quan tâm và hài lòng về Hoa Sen. Năm 2011, khi thành lập một công ty mới hoàn toàn với vốn điều lệ 700 tỷ đồng, công ty ông Vũ thu hút nhiều người mua cổ phiếu. Thực chất, họ bỏ ra từ vài trăm đến vài tỷ đồng mua để mua lòng tin của ông.

    Câu chuyện nhiều nhà đầu tư có hoàn cảnh khó khăn tích lũy được số tiền vài chục đến vài trăm triệu đóng tiền mua cổ phiếu càng khiến ông nhiều đêm trăn trở. “Đây là điều thuộc về lòng tin. Thú thực tôi không muốn tạo nghiệp xấu. Nếu thấy làm được tôi mới nhận tiền của bà con, còn nếu thấy không được thì tôi dừng ở đây, không làm nữa. Cái tâm chúng ta nó lung tung lắm. Nếu làm việc gì đó mà không giữ chánh, thì đó là nhân của một nghiệp báo xấu về sau”.

    Hiện tướng... ông ác khi cần

    Với tâm niệm “đã đi phải đến, đã đào đất lên phải trồng cây và ra được trái”, ông quyết tâm làm đến cùng để không phụ lòng tin của mọi người. Ông tâm sự: “Không thể người ta gửi gắm, mình đào lưng chừng rồi bỏ. Sống như vậy là trái với tinh thần bát chánh đạo”.

    Ông khẳng định nhân lực là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Ở Hoa Sen, tính trung thực và tính cộng đồng là hai tiêu chí được đặt lên hàng đầu và trở thành nét văn hóa của công ty. “Do hệ quả của thời kỳ bao cấp để lại, ngoài thu nhập chính thống nhiều vị cũng kiếm thêm nhưng riết thành quen nên khi bắt tay xây dựng một văn hóa mới, nhận thức mới cho người lao động cực kỳ khó. Nhưng chúng tôi nhất quyết không có chuyện huê hồng, không chấm mút hành, tiêu, tỏi, mắm. Có lòng trung thực mới có sự tin cậy. Có tin cậy mới xây dựng cuộc sống tốt hơn”, ông chia sẻ.

    “Cho nên đôi khi tôi phải hiện tướng ông ác ra là vậy. Đôi lúc tôi gầm dữ lắm. Khi gầm xong, tâm ma chạy mất rồi, còn tâm phật tôi vẫn cười”, ông vui vẻ nói.


    Ông Lê Phước Vũ trong lần thăm và vấn an sức khỏe Hòa thượng Thích Pháp Chiếu, Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Lâm Đồng.


    Hoa Sen cũng chú trọng xây dựng tính cộng đồng thông qua các chính sách quan tâm đến đời sống nhân viên và coi đó là trách nhiệm, bổn phận công ty phải thỏa mãn ngày càng tốt nhất. Sau công ty là cộng đồng ngoài xã hội, qua các hoạt động từ thiện. Ông khẳng định nếu xây dựng được tính trung thực và làm tốt được tinh thần cộng đồng, chắc chắn công ty sẽ phát triển bền vững.

    Làm trong ngành thép, có thời điểm từ 6 tháng đến 1 năm giá cả có thể giảm tới 50%, nên một lô hàng nhập hàng chục tỷ đồng nếu để sơ sẩy có thể gây thiệt hại lớn. Ông Vũ kể các văn phòng nước ngoài bán hàng cho Hoa Sen thường nói “làm với ông Vũ chua”. “Khi đàm phán tôi kỹ lắm giống như sàng lúa sàng tới sàng lui, chắc chắn rồi mới mua vì mua phải giữ lời hứa”, ông lý giải.

    “Sống trong thế gian, để giữ được bát chánh đạo phải cố gắng bằng mọi giá tốt nhất để không rơi rớt một nghiệp thiện nào”. Đó là điều ông luôn hướng đến và cố làm cho bằng được.

    Theo kinh nghiệm tâm linh của ông, khi ta luôn hướng về Phật pháp, quy y Tam Bảo, muốn thực sự được sự gia hộ của chư Phật,… những mong cầu thanh tịnh và chân thật của bản thân sẽ luôn được cảm ứng.

    Diệp Vi

  4. The Following User Says Thank You to decomoto For This Useful Post:

    Ngoc Thuy (10-13-2013)

  5. #3
    Administrator decomoto's Avatar
    Thành viên thứ
    1
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    399
    Thanks
    61
    Thanked 110 Times in 67 Posts
    Phật tử Lê Phước Vũ: Từ những lời tiên tri đến vị trí thống lĩnh ngành tôn thép



    Trên thương trường hiện có không ít những phật tử là những doanh nhân thành đạt như ông Trầm Bê, Phạm Nhật Vũ, Lê Phước Vũ...


    "Giàu nhưng phải chân chính, tài giỏi nhưng phải trung thực và thành công phải chia sẻ với cộng đồng"


    Nhân ngày doanh nhân Việt Nam 13/10, CafeBiz xin giới thiệu chân dung một doanh nhân - phật tử rất thành công trên thương trường đó là ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen.

    Ông Lê Phước Vũ khởi nghiệp kinh doanh từ một cơ sở bán lẻ tôn vào năm 1994. Năm 2001, sau 7 năm tích lũy vốn và kinh nghiệm kinh doanh, ông sáng lập Công ty Cổ phần Hoa Sen với vốn điều lệ 30 tỷ đồng.

    Vận dụng những kinh nghiệm tích lũy được trong ngành kinh doanh tôn - thép, chỉ trong vòng 10 năm, Ông đã phát triển Hoa Sen thành một trong những doanh nghiệp lớn nhất ngành thép.
    Từ tháng 4/2011, ông Vũ thôi kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc để tập trung vào nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Hoa Sen (HSG).

    Với gần 42,9 triệu cổ phiếu HSG đang nắm giữ - có giá trị 754 tỷ đồng tính theo giá cổ phiếu ngày 27/11- ông Vũ hiện là người giàu thứ 19 trên TTCK Việt Nam. So với đầu năm, cổ phiếu HSG đã tăng hơn gấp đôi.

    Đến cuối tháng 11/2012, vợ chồng ông Vũ đã thực hiện mua vào thêm 7,78 triệu cổ phiếu.

    Năm sinh: 28/5/1963 (49 tuổi)
    Địa chỉ thường trú: 19 Giang Văn Minh, phường An Phú, quận 2, Tp.HCM
    Trình độ chuyên môn: Trung học chuyên nghiệp
    Chức vụ: Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hoa Sen (Hoa Sen Group).
    Gia đình:
    Cha: Lê Hoàng
    Mẹ: Trần Thị Nga
    Vợ: Hoàng Thị Xuân Hương
    Con: Lê Hoàng Vũ Trí
    Con: Lê Hoàng Diệu Tâm
    Con: Lê Hoàng Diệu Thiện
    Tài sản: Ông Vũ cùng vợ sở hữu 49,59triệu cổ phiếu HSG, tương đương 49,2% cổ phần của Hoa Sen Group.

    Quá trình công tác:

    2001 - 10/2006: Sáng lập viên - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc CTCP Hoa Sen.

    11/2006 - 02/2007: Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc CTCP Hoa Sen; Chủ tịch Hội đồng Quản trị CTCP Tôn Hoa Sen.
    03/2007 - 12/2007: Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc CTCP Hoa Sen; Chủ tịch Tôn Hoa Sen và VLXD Hoa Sen.

    1/2008 - 4/2011: Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Hoa Sen

    Từ tháng 4/2011 – nay: Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hoa Sen.

    -------------------------------------------------------------------------------------------

    Con đường đến với thế giới tâm linh

    Cha mẹ ông Vũ quê ở Điện Bàn, Quảng Nam nhưng ông sinh ra ở Bình Định. Ông kể rằng thuở nhỏ hay lên chùa nhưng khi đó ông chưa có đức tin. Tuy nhiên, nhiều biến cố sau này đã làm ông bước vào con đường Phật pháp.


    Ông Vũ không tin vào chuyện coi bói nhưng vợ ông lại rất tin. Một lần khi ông Vũ 28 tuổi, hai vợ chồng đến coi bói tại nhà một thầy bói mù, thầy bói nói rằng "Năm 28 tuổi cậu không được đi đâu nếu không sẽ không còn gì".

    Không nghe theo, ông Vũ vẫn quyết ra đi làm ăn và chưa đầy một năm sau thì hai vợ chồng ông không còn lại tài sản gì.

    Sau đó, ông chuyển về sống tại Sài Gòn, gia cảnh rất cơ cực, ông Vũ đi làm lái xe cho một công ty tại Gò Vấp. Một lần ông lại cùng vợ đi xem bói, bà thầy bói "phán" chính xác về gia cảnh ông khiến ông Vũ rất ngạc nhiên. Sau đó có một số sự kiện làm ông tin rằng có một thế giới tâm linh khác đang đồng hành với thế giới của mình. Ông bắt đầu quan tâm đến Phật pháp.

    Một lần, ông Vũ tình cờ gặp một người ăn xin. Người này nói rằng: "Trong vòng 3 năm nữa, cậu nam - ý chỉ ông Vũ - sẽ có một số vốn nước ngoài để làm ăn". Ông Vũ rất băn khoăn khi gia cảnh đang nghèo khó, gia đình lại không có ai đi nước ngoài.

    Rồi ba năm sau (năm 1994) , "lời tiên tri" quả đã thành hiện thực khi ông Vũ đã tận dụng được vốn từ công ty liên doanh tôn NippoVina. Ông Vũ bắt đầu gặt hái những thành công từ hoạt động kinh doanh tôn và ông cũng tin hơn vào những điều nhiệm mầu.



    Tập đoàn Hoa Sen

    Năm 2001, Công ty Hoa Sen được thành lập với vốn điều lệ ban đầu là 30 tỷ đồng, doanh thu năm đầu tiên đạt 3 tỷ đồng.

    Đến nay, vốn điều lệ của Hoa Sen đã tăng lên 1.008 tỷ đồng; doanh thu niên độ tài chính 2011-2012 có thể đạt trên 10.000 tỷ đồng.

    Tôn Hoa Sen hiện chiếm thị phần áp đảo trong lĩnh vực tôn mạ với thị phần năm 2011 là 37,2% và đứng trong top 5 về ống thép với 10,3% thị phần.

    Tính chung trong số các doanh nghiệp tư nhân ngành thép, quy mô của Hoa Sen hiện chỉ đứng sau Hòa Phát và Pomina. Tuy nhiên, 2 doanh nghiệp này chủ yếu thiên về thép xây dựng.

    Tự phát triển hệ thống phân phối

    Một trong những nét đặc trưng của Hoa Sen là đầu tư hệ thống phân phối sản phẩm rộng khắp cả nước thông qua các chi nhánh. Đến nay, công ty đã có hơn 100 chi nhánh trên khả nước.

    Ngay từ những ngày đầu thành lập, Tập đoàn Hoa Sen đã thực hiện chiến lược "mua tận gốc, bán tận ngọn" thông qua hệ thống chi nhánh phân phối – bán lẻ, qua đó kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm đến tận tay người dùng cuối cùng đồng thời nhanh chóng đưa các sản phẩm mới đến thị trường.

    Trong niên độ tài chính 2010-2011, hệ thống chi nhánh phân phối - bán lẻ của công ty vẫn là kênh bán hàng chính, đóng góp 49% doanh thu. Kênh xuất khẩu đóng góp 26% doanh thu.

    Theo Trí Thức Trẻ

+ Trả lời Chủ đề

Bookmarks

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình