PDA

View Full Version : Vấn đề lựa chọn bơm chữa cháy?



Jindo
04-26-2012, 03:35 PM
Bác nào có thể chỉ cho mình cách tính các thông số H&Q của máy bơm, rồi từ đó có thể chọn máy bơm cho phù hợp. Lâu nay mình thường quen chọn máy bơm theo kinh nghiệm, chưa có công thức nào cụ thể :D

PhuThoTech
04-26-2012, 04:04 PM
Thông số Q và H là 2 thông số quan trọng của máy bơm:

Q: lưu lượng của bơm, đảm bảo cho vòi phun chủ đạo (vị trí cao và xa nhất) đảm bảo được lưu lượng theo yêu cầu
H: tổn thất cột áp của máy bơm, bao gồm tổn thất dọc đường, tổn thất cục bộ trong đường ống, cột áp của vòi phun chủ đạo, đường kính van, độ cao đặt bơm, ...

Sau khi có các thông số Q và H chúng ta có thể dựa vào đường đặc tính của bơm để chọn bơm có công suất phù hợp, hoặc dựa vào công thức tính cụ thể: N= K.1000.n.Q.H/(102n1.n2)
Trong đó K là hệ số dự trữ; n1: hệ số truyền động; n2: hiệu suất của bơm.

Bạn có thể tham khảo bảng tính mẫu tại đây (http://www.mediafire.com/?gvd2bgy4kybcl1m)

katsuka
04-27-2012, 02:13 PM
Bơm thì phụ thuộc 3 yếu tố chính: Độ nhớt, cột áp và lưu lượng .

1. Trong đó độ nhớt thì khỏi tính (cứ báo bên bán bơm là để bơm nước thì được rồi), mấy cái này trong trường hợp đặc biệt như dầu thì độ nhớt cao hơn, hay các loại bơm dùng trong thực phẩm .v.v.

2. Lưu lượng:
Theo TCVN 7336-2003 cần xác định công trình thuộc loại gì, nguy cơ cháy thế nào ???. Giả sử nhà xưởng thuộc loại có nguy cơ cháy trung bình, vậy:
Mật độ lưu lượng bao phủ sprinkler là : 0,12 l/s/m2
Giả sử mặt bằng cần bảo vệ là 240 m2
Diện tích bảo vệ trên một đầu chữa cháy trung bình là 12m2 trên một sprinkler.
Ta có số lượng sprinkler cho mặt bằng là 240/12 = 20 đầu phun sprinkler

Như vậy lưu lượng cần cung cấp cho một hệ thống sprinkler 240 m2 là:
Q = 0,12x240 = 28,8 l/s = 104 m3/h.

Tính đường kính ống chính nối vào sprinkler (tiền đề cho tính toán cột áp).


http://i1193.photobucket.com/albums/aa353/o0hawkbit0o/sprinklerdungkuenling.jpg

3. Cột áp:

H = H1 + H2 +H3 (tính theo kinh nghiệm :hehe:)

H1: là tổng của cột áp xa nhất ( tức là áp lực nước theo độ cao từ vị trí đặt bơm đến nơi xa nhất của hệ thống sprinkler (đầu phun sprinkler xa nhất đó). Kinh nghiệm 5 mét ngang bằng 1 mét cao.
H2: cột áp để phun nước tại sprinkler (thường lấy sprinkler phun xa 5 mét).
H3: tổn thất áp tại co cút tê trên đường ống (tổn thất cục bộ).

Giả sử: khoảng cách từ bơm sprinkler đến đầu phun sprinkler độ cao là 40 m, ống đi ngang 20 m => cột áp cao H1 = 40+4 = 44 mét cao.
H2 lấy bằng 5 mét
H3 = Ha + Hb = A x L x QxQ(bình phương nên mình nhân vậy) + 10%*Ha
Q: lưu lượng nước qua ống (l/s)
L: chiều dài của đoạn ống (m)
Với A là sức cản ma sát từ ống (mỗi ống lại có sức cản khác nhau). A lấy theo TCVN 4513-1988. => như ví dụ trên đường kính ống là DN150 => A = 0,00003395
=> H3 = 0,00003395x(40+20)x28,8x28,8 +10%*Ha = 2 mét nước

Vậy H = 44 + 5 + 2 = 51 mét nước.
Ghi chú: mới tính thử nghiệm một cái kích cở ống H3 là toát mồ hôi rồi, vì tòa nhà có một ống chính lớn, và nối vào nhiều ống chính nhỏ hơn (mỗi ống lại phải cộng thêm vào tổn thất H3 cục bộ nên thiết kế tính toán thường dùng phần mềm là chính yếu).

Sau đó báo cho bên cung cấp bơm sprinkler 2 thông số chính là cột áp 51 mét nước và lưu lượng 28,8 l/s. Từ đó bên bán bơm sẻ tra đồ thị nhà cung cấp và chọn bơm cho bạn.
Ngoài hệ sprinkler ra còn thêm một số loại khác như màng ngăn nước drencher, bơm bù jockey sprinkler và drencher, hệ thống bơm nước trụ chửa cháy ngoài (OUTDOOR HYDRANT), chữa cháy vách tường (INDOOR HYDRANT).

Khanh114
04-27-2012, 02:51 PM
Mình thì góp ý đơn giản thế này thôi :hehe:

Để tính toán hệ thống Sprinkler phải dựa vào tiêu chuẩn 7336:2003. Đầu tiên xác định nguy cơ cháy của công trình. Lấy ví dụ thường gặp là nhà có tầng hầm để xe, nguy cơ cháy trung bình nhóm II.
Cường độ phun yêu cầu là 0.24l/m2s. Diện tích yêu cầu để tính lưu lượng nước là 240m2 (họ bắt 1 đám cháy rộng 240m2) tức là lưu lượng yêu cầu là 240 x 0.24 = 57.5 l/s

Ví dụ sử dụng loại đầu phun Tyco, 68 độ C, lưu lượng 1.33l/s. Vậy đối với 1 diện tích 240m2 sẽ phải dùng 57.6/1.33 = 44 đầu phun.
Tính bơm: lưu lượng bơm = lưu lượng cho khu vực có nguy cơ cháy cao nhất.
Cột áp = chiều cao từ vị trí đặt bơm đến đầu phun cao nhất + 10m áp suất yêu cầu ở đầu phun + tổn hao áp suất trên đường ống.
Cái tổn hao này = tổn thất dọc đường ống (do ma sát) + tổn thất cục bộ (chỗ cút, tê) + tổn thất trên các van điều khiển.
Tổn thất cục bộ tính khá phức tạp nhưng ta thường ước lượng bằng 10% tổn thất dọc đường ống.

Tính xong 2 cái đấy là ra bơm rồi, công suất bơm thì tuỳ hệ số của từng loại bơm, lúc mua bơm mấy bác bán bơm sẽ tính, nếu mình phải tính thì cứ tính hệ số bằng khoảng 65% cho chắc, thừa còn hơn thiếu mà :haha:

decomoto
04-27-2012, 03:06 PM
Phần mềm tính toán ống nước và cột áp bơm. Sưu tầm từ diễn đàn hvacr.vn

Download tại đây (http://hvacr.vn/diendan/_oldforum/files/dP.zip)

katsuka
08-14-2012, 05:16 PM
Mình thì góp ý đơn giản thế này thôi :hehe:

Để tính toán hệ thống Sprinkler phải dựa vào tiêu chuẩn 7336:2003. Đầu tiên xác định nguy cơ cháy của công trình. Lấy ví dụ thường gặp là nhà có tầng hầm để xe, nguy cơ cháy trung bình nhóm II.
Cường độ phun yêu cầu là 0.24l/m2s. Diện tích yêu cầu để tính lưu lượng nước là 240m2 (họ bắt 1 đám cháy rộng 240m2) tức là lưu lượng yêu cầu là 240 x 0.24 = 57.5 l/s

Ví dụ sử dụng loại đầu phun Tyco, 68 độ C, lưu lượng 1.33l/s. Vậy đối với 1 diện tích 240m2 sẽ phải dùng 57.6/1.33 = 44 đầu phun.
Tính bơm: lưu lượng bơm = lưu lượng cho khu vực có nguy cơ cháy cao nhất.
Cột áp = chiều cao từ vị trí đặt bơm đến đầu phun cao nhất + 10m áp suất yêu cầu ở đầu phun + tổn hao áp suất trên đường ống.
Cái tổn hao này = tổn thất dọc đường ống (do ma sát) + tổn thất cục bộ (chỗ cút, tê) + tổn thất trên các van điều khiển.
Tổn thất cục bộ tính khá phức tạp nhưng ta thường ước lượng bằng 10% tổn thất dọc đường ống.

Tính xong 2 cái đấy là ra bơm rồi, công suất bơm thì tuỳ hệ số của từng loại bơm, lúc mua bơm mấy bác bán bơm sẽ tính, nếu mình phải tính thì cứ tính hệ số bằng khoảng 65% cho chắc, thừa còn hơn thiếu mà :haha:

Chỉ bổ sung thêm tí xíu nữa thôi là thêm 1 cột áp hút cho bơm.

huyuce
10-16-2012, 03:45 PM
Hiện mình đang có thắc mắc này, mong mọi người giúp đỡ nhé.
Khi tính cột áp bơm, trước đây tổn thất dọc đường mình vẫn tính theo công thức như trong giáo trình Cấp thoát nước : H = 0,00107 * V ^2 / D^(1.3) ( cho V > 1,2m/s)
Nhưng theo TCVN 4513 , thì mình thấy công thức tính tổn thất theo đơn vị dài i = A x Q x Q. Mình có tính theo công thức này mà thấy chênh lệch giữa 2 công thức là khá lớn ( khoảng 30-40 mH) .
Các bro giải thích giúp mình nhé. Thanks

Khanh114
10-17-2012, 10:45 AM
Hiện mình đang có thắc mắc này, mong mọi người giúp đỡ nhé.
Khi tính cột áp bơm, trước đây tổn thất dọc đường mình vẫn tính theo công thức như trong giáo trình Cấp thoát nước : H = 0,00107 * V ^2 / D^(1.3) ( cho V > 1,2m/s)
Nhưng theo TCVN 4513 , thì mình thấy công thức tính tổn thất theo đơn vị dài i = A x Q x Q. Mình có tính theo công thức này mà thấy chênh lệch giữa 2 công thức là khá lớn ( khoảng 30-40 mH) .
Các bro giải thích giúp mình nhé. Thanks

Tính theo giáo trình là chuẩn hơn đấy bạn ơi, TCVN 4513 là tiêu chuẩn về cung cấp nước bên trong, không phải là chuyên về cấp nước cho hệ thống PCCC nên nó không tính đến chiều cao hút của máy bơm, tổn thất máy, chiều cao đến họng nước ở điểm cao nhất. Phải cộng thêm các thông số này nữa thì mới ra được cột áp cần thiết tối thiểu cho máy bơm chữa cháy.

huyuce
10-17-2012, 03:17 PM
2 công thức này chỉ tính cho tổn thất áp lực theo chiều dài thôi mà Khanh114????
Mình chỉ đang muốn nói đến phần tổn áp theo chiều dài khi tính theo 2 công thức trên thôi.

Khanh114
10-18-2012, 11:34 PM
2 công thức này chỉ tính cho tổn thất áp lực theo chiều dài thôi mà Khanh114????
Mình chỉ đang muốn nói đến phần tổn áp theo chiều dài khi tính theo 2 công thức trên thôi.

Đó là mình phân tích thêm thôi mà :hehe: Tóm lại là dùng giáo trình chuẩn hơn đấy bạn ơi!

huyuce
10-19-2012, 08:21 AM
THeo như mình nghĩ thì dùng công thức trong giáo trình áp dụng các công thức theo như sách của Liên Xô cũ trước đây. Thường tính cho 1 mạng lưới vùng ( có thể là rất lớn) nên tổn thất theo ống mới cao như vậy ( áp dụng cho ống thép, gang "cũ" ).
Ý kiến cá nhân của mình thì h nên thiết kế theo TCVN 4513 ( có tính pháp lý cao hơn là giáo trình ) . :D

Khanh114
10-19-2012, 09:43 AM
THeo như mình nghĩ thì dùng công thức trong giáo trình áp dụng các công thức theo như sách của Liên Xô cũ trước đây. Thường tính cho 1 mạng lưới vùng ( có thể là rất lớn) nên tổn thất theo ống mới cao như vậy ( áp dụng cho ống thép, gang "cũ" ).
Ý kiến cá nhân của mình thì h nên thiết kế theo TCVN 4513 ( có tính pháp lý cao hơn là giáo trình ) . :D

Chính xác, giáo trình áp dụng theo phương pháp tính của các tiêu chuẩn về PCCC của Nga. Nhưng giáo trình hiện đại hiện nay của Trường Đại học PCCC là tính toán dựa trên hệ thống cung cấp nước cộng với tổn hao trên đường theo công thức, do vậy mang tính chính xác cao hơn vì như đã nói ở trên, TCVN 4513 chỉ đơn thuần về hệ thống cung cấp nước bên trong.

huyuce
10-19-2012, 10:48 AM
Chính xác, giáo trình áp dụng theo phương pháp tính của các tiêu chuẩn về PCCC của Nga. Nhưng giáo trình hiện đại hiện nay của Trường Đại học PCCC là tính toán dựa trên hệ thống cung cấp nước cộng với tổn hao trên đường theo công thức, do vậy mang tính chính xác cao hơn vì như đã nói ở trên, TCVN 4513 chỉ đơn thuần về hệ thống cung cấp nước bên trong.

Khanh114 có thể scan hay up chính xác phần tính bơm này theo giáo trình của Trường Đại học PCCC ko?
Cảm ơn bạn nhiều

Khanh114
10-19-2012, 01:00 PM
Ok thôi, nhưng bạn chờ mình vài ngày nhé. Hiện giờ mình đang đi công tác xa.

huyuce
10-20-2012, 01:42 PM
thanks. Chờ tin bạn. :D

PhuThoTech
05-23-2013, 09:18 AM
Em đọc Tiêu chuẩn 7336-2003 rồi mà vẫn chưa xác định được nhà khách sạn cao 9 tầng rộng 300m2 không có tầng hầm để xe là thuộc đám cháy loại gì. Xin giúp em với ạ,em xin cảm ơn!

Công trình của em được xếp vào loại Nhóm I, cơ sở có nguy cơ cháy trung bình, lấy cường độ phun tối thiểu là 0,12 l/m2.s.

thanhhapccc
07-04-2013, 04:58 PM
chẳng cái nào chuẩn hơn cả, cả 2 tài liệu đều đúng hết

minhthang.pccc
08-14-2013, 09:55 AM
các anh ơi,vd hệ thống nhà mình co 5 nhà,các nhà có trục chính dẫn ra là 114,vậy chọn ống liên kết tòa nhà sẽ như thế nào hả các anh!em mới bước vao nghề nên chưa rõ!

thanhhapccc
08-14-2013, 04:15 PM
Bạn cần chú ý như sau:theo TCVN 2622-1995
+ chỉ có 1 đám cháy xảy ra, nghĩa là chỉ tính toán cháy đối với 1 trong 5 tòa nhà.
+ phải có 2 đường ống cấp nước đến.
như vậy có thể sử dụng đường ống liên kết >= 114, và phải có 02 đường ống cấp vào.

thanhhapccc
08-14-2013, 05:22 PM
Tính theo giáo trình là chuẩn hơn đấy bạn ơi, TCVN 4513 là tiêu chuẩn về cung cấp nước bên trong, không phải là chuyên về cấp nước cho hệ thống PCCC nên nó không tính đến chiều cao hút của máy bơm, tổn thất máy, chiều cao đến họng nước ở điểm cao nhất. Phải cộng thêm các thông số này nữa thì mới ra được cột áp cần thiết tối thiểu cho máy bơm chữa cháy.


Hiện mình đang có thắc mắc này, mong mọi người giúp đỡ nhé.
Khi tính cột áp bơm, trước đây tổn thất dọc đường mình vẫn tính theo công thức như trong giáo trình Cấp thoát nước : H = 0,00107 * V ^2 / D^(1.3) ( cho V > 1,2m/s)
Nhưng theo TCVN 4513 , thì mình thấy công thức tính tổn thất theo đơn vị dài i = A x Q x Q. Mình có tính theo công thức này mà thấy chênh lệch giữa 2 công thức là khá lớn ( khoảng 30-40 mH) .
Các bro giải thích giúp mình nhé. Thanks


Chính xác, giáo trình áp dụng theo phương pháp tính của các tiêu chuẩn về PCCC của Nga. Nhưng giáo trình hiện đại hiện nay của Trường Đại học PCCC là tính toán dựa trên hệ thống cung cấp nước cộng với tổn hao trên đường theo công thức, do vậy mang tính chính xác cao hơn vì như đã nói ở trên, TCVN 4513 chỉ đơn thuần về hệ thống cung cấp nước bên trong.


THeo như mình nghĩ thì dùng công thức trong giáo trình áp dụng các công thức theo như sách của Liên Xô cũ trước đây. Thường tính cho 1 mạng lưới vùng ( có thể là rất lớn) nên tổn thất theo ống mới cao như vậy ( áp dụng cho ống thép, gang "cũ" ).
Ý kiến cá nhân của mình thì h nên thiết kế theo TCVN 4513 ( có tính pháp lý cao hơn là giáo trình ) . :D

EM có ý kiến thế này:
+cách tính toán trong giáo trình và theo tiêu chuẩn cơ bản là giống nhau, vì giáo trình cũng viết theo tiêu chuẩn, cụ thể hơn, nên không có gì phải bàn
+ các công thức mọi người tính ra kết quả chênh lệch nhau thì cần xem lại: giá trị hệ số sức cản lưu lượng mà các bạn đang sử dụng có phù hợp với độ nhám của ống mà bạn đang thi công, và có phù hợp với vận tốc dòng nước trong ống. lưu ý là hệ thống chữa cháy tự động thì vận tốc dòng nước cho phép đến 10 m/s,chứ không phải là cứ 2,5 m/s, và ở vận tốc càng lớn thì hệ số sức cản lưu lượng càng biến thiên tỉ lệ nghịch, nghĩa là nước chảy càng nhanh thì lưu lượng càng lớn và tổn thất cột áp càng nhỏ. các bạn cần có bảng tra hoặc công thức tính tỉ lệ nghịch này.
+ giá trị cột áp tại đầu phun chủ đạo (tối thiểu) cần được tính toán theo công thức đối với tùng loại đầu phun (khi biết hệ số lưu lượng k)

vanngeonhuxua
09-26-2013, 06:02 PM
Mình thì không học pccc nên không biết công thức cách tính toán trong giáo trình thế nào nge nói theo công thức của Nga, nhưng tính tổn thất theo cách Mỹ và Nhật tính thì mình biết. Ai ở SG nếu quan tâm liên hệ chầu cafe mình chỉ cho. Mình thấy lấy như các bạn không biết có đủ áp không nhưng thực tế bên mình tính toán thì tổn thất dọc đường ống là rất lớn, lúc đầu mình cũng không nghỉ nó lớn vậy, sau khi thi công xong và test ở đầu xa nhất thì gần đúng như tính toán (chênh 0,5 đến 1m) cái này là do đường ống đi thực khác chút ít so với thiết kế. Tính toán khá nhanh bằng exel lập trình sẳn, tính cụ thể từng đoạn ống cái co tê.
Chọn bơm là rất quan trọng nếu chọn không đủ cột áp thì hệ thống sẽ hoạt động không hiệu quả, đầu tư bao nhiêu tiền của vào mà chỉ chọn bơm không đủ là coi như mất nửa rồi.
Ai cần tính xin liên hệ với mình mình tính cho, nếu công trình lớn mất 2,3 tiếng để tính chỉ xin ae tý cafe với vài điếu mèo thôi.

thanhhapccc
09-27-2013, 06:03 PM
Đúng, thực tế là tính theo kiểu nào thì áp dụng đúng bài, tổn thất cột áp sẽ rất lớn

vanngeonhuxua
09-27-2013, 08:06 PM
Đúng, thực tế là tính theo kiểu nào thì áp dụng đúng bài, tổn thất cột áp sẽ rất lớn
uh, mình đã tính thử mấy công trình tính theo kinh nghiệm mà mình đã từng thi công có công trình thì thiếu, có công trình thừa quá nhiều.

Quốc An
12-18-2013, 01:34 PM
Mình thường tính theo công thức này các AE cho ý kiến
Để tính toán áp lực cần thiết của máy bơm chữa cháy ta áp dụng công thức sau:
H¬ = ZC + a. Hđ + HHọng + HHút + HVan + HVòi
Trong đó:
H: Áp lực cần thiết của máy bơm chữa cháy.
ZC: Độ cao chênh giữa trục máy bơm chữa cháy và họng chữa cháy bất cao nhất và xa nhầ, ZC = ???????????
a: Hệ số tổn thất cột áp, a = 1,2 (Có tính đến tổn thất cục bộ bằng 20% tổn thất dọc đường)
Hđ: Tổn thất áp lực dọc đường ống, Hđ được tính theo công thức:
Hđ = i * L = Q2 * A * L
Trong đó:
Q: Lưu lượng nước chảy qua trong ống (l/s)
A: Đơn vị sức cản của đường ống (Tra bảng 14 TCVN 4513:1988)
L: Chiều dài đường ống.
HHọng: Áp lực cần thiết tại đầu lăng phun để phun được cột nước ≥6m đông đặc, HHọng = 21m
HHút: Chiều cao ống hút máy bơm, HHút = 3m
HVan: Tổn thất cột áp ở van kiểm tra mở máy, HVan được tính theo công thức:
HVan = S * Q2
Trong đó:
S: Hệ số đặc tính của van; S = 0,00368
Q: Lưu lượng nước chảy qua van (l/s)
HVan = Tra TCVN7336:2003
HVòi: Áp lực tổn thất qua cuộn vòi chữa cháy D50 dài 20m, HVòi = 1,5m.
* Tổn thất áp lực dọc đường ống phụ thuộc vào lưu lương, đường kính ống và chiều dài đoạn ống. Để tính toán được tổn thất áp lực dọc đường ống ta lập bảng tính toán thủy lực áp dụng công thức trên

vanngeonhuxua
12-19-2013, 07:21 PM
Mình thì tính thế này:
Cột áp của bơm
H=Hp+Hh+Hcv+hv
trong đó:
- Hp là tổn thất dọc đường ống từ ống hút đển head (tủ cc) nào tổn thất bất lợi nhất. Tính cụ thể từng đoạn ống, từng co tê các loại valve (trừ alarm valve) theo công thức hazen-wiliam (theo phương pháp chiều dài tương đương)
- Hh là áp lực phun tối thiểu tại đầu phun.
- Hcv là tổn thất cuộn vòi + áp lực phun tối thiểu
- Hv là tổn thất tại alarm valve

Quốc An
12-22-2013, 08:16 PM
Nói thật sự để tính được tổn thất qua từng cái tê cái cút mình thấy rất kho bởi nếu tính từ bơm đến vị trí bất lợi nhất thì rất nhiều tê, côn, cút mà có nhiều đường kinh khác nhau:

vanngeonhuxua
12-25-2013, 07:03 PM
Nói thật sự để tính được tổn thất qua từng cái tê cái cút mình thấy rất kho bởi nếu tính từ bơm đến vị trí bất lợi nhất thì rất nhiều tê, côn, cút mà có nhiều đường kinh khác nhau:
Không có gì khó cả bạn, vễ sơ đồ không gian đo kích thước ghi vào, lập bảng sẵn rồi và nhập thôi.

Quốc An
12-28-2013, 09:45 AM
Tất nhiên là sẽ tính được nhưng đảm bảo vẫn có sai số vì khi bản vẽ thiết kế là 1 chuyện nhưng ra công trường thi công thực tế lại là chuyện khác đấy bác ạ.

vanngeonhuxua
12-30-2013, 12:30 PM
Đó là điều tất nhiên bác, thế nên tính ra mới có nhân thêm hệ số đó, mặc dù ra công trường nó có thể lên hoặc xuống nhưng tính toán vẫn đảm bảo.

kientruc2012
10-01-2014, 11:40 AM
Phiền bạn.Có vấn đề này mình rất băn khoăn
Khi thiết kê hệ thống sprinkler mình dùng theo 7336:2003.Nhưng trong đám cháy trung bình có 3 nhóm.Mình không hiếu phạm vi áp dụng của từng nhóm là như thế nào,và có tài liệu nào nói về phân rõ từng nhóm này không bạn

vanngeonhuxua
10-01-2014, 11:48 AM
Phiền bạn.Có vấn đề này mình rất băn khoăn
Khi thiết kê hệ thống sprinkler mình dùng theo 7336:2003.Nhưng trong đám cháy trung bình có 3 nhóm.Mình không hiếu phạm vi áp dụng của từng nhóm là như thế nào,và có tài liệu nào nói về phân rõ từng nhóm này không bạn
Bạn xem phụ lục A-trang 16 xem công trình bạn thuộc nhóm nào nhém

firesmile
10-01-2014, 11:53 PM
Chắc bác ấy định hỏi là có nhiều nhóm cháy cùng lúc thì áp dụng thế nào đấy bác?

vanngeonhuxua
10-02-2014, 08:26 PM
Chắc bác ấy định hỏi là có nhiều nhóm cháy cùng lúc thì áp dụng thế nào đấy bác?
Bạn ấy hỏi "phạm vi áp dụng của từng nhóm là như thế nào" thì phụ lục có liệt kê đó.

quocan
10-03-2014, 09:54 AM
Bạn ấy hỏi "phạm vi áp dụng của từng nhóm là như thế nào" thì phụ lục có liệt kê đó.

À. Thế trong trường hợp đó thì sao hả bác?

vanngeonhuxua
10-03-2014, 08:47 PM
À. Thế trong trường hợp đó thì sao hả bác?
Trường hợp nào hả bạn?

quocan
10-04-2014, 10:43 AM
Trường hợp nào hả bạn?

Trường hợp có nhiều nhóm cháy ở một tòa nhà xảy ra cùng lúc đó bác. Em cũng hay bị vướng chỗ này.

vanngeonhuxua
10-04-2014, 10:30 PM
Trường hợp có nhiều nhóm cháy ở một tòa nhà xảy ra cùng lúc đó bác. Em cũng hay bị vướng chỗ này.
Mình thì thiết kế theo từng nhóm nguy cơ cháy, ví dụ nếu trong 1 tòa nhà có khu nhà hàng và khu chiếu phim chẳng hạn. Nhà hàng thuộc nguy cơ cháy trung bình nhóm 1, khu chiếu phim thuộc nguy cơ cháy trung bình nhóm III. Mình sẽ thiết kế lưu lượng khu nhà hàng là 0.12l/m2.s khoảng cách giữa các đầu phun là 4m,diện tích tính lưu lượng 1 đám cháy là 240m2, khu chiếu phim tương ứng là 0.3l/m2.s-4m-360m2. Lưu lượng của bơm sẽ là lưu lượng lớn nhất (có thể đám cháy có nguy cơ cao hơn nhưng diện tích lại nhỏ=>lưu lượng lại nhỏ hơn của đám cháy có nguy cơ cháy thấp), còn cột áp thì phải tính toán, mình thường phán đoán trước đầu phun cuối cùng để tính như sau:
1. Trường hợp nhóm có nguy cơ cháy thấp nhưng lại nằm ở tầng cao hơn nhóm có nguy cơ cháy cao thì chỉ cần tính từ bơm đến đầu phun bất lợi nhất về thủy lực của nhóm này.
2. Nếu ở cùng 1 tầng mà khu vực có nguy cơ cháy cao nằm xa bơm hơn nhóm có nguy cơ cháy thấp thì tính đến nhóm này.
3. Ngược lại với trường hợp 2 thì tính cả 2 rồi so sánh.
4. Trường hợp khi đếm lùi lưu lượng từ đầu phun cần tính về bơm mà thuộc đầu phun trên nhánh đó thuộc 2 nhóm thì tính lưu lượng theo lưu lượng đầu phun đó.
ae góp ý nhé.

thanhhapccc
03-09-2015, 05:06 PM
Trường hợp có nhiều nhóm cháy ở một tòa nhà xảy ra cùng lúc đó bác. Em cũng hay bị vướng chỗ này.

- Quy định là chỉ có một đám cháy diễn ra đối với một khu đô thị (diện tích cụ thể TCVN 2622:1995)
- Để chọn bơm cho công trình hoặc nhóm công trình có nhiều công năng dẫn đến có nhóm nguy hiểm cháy, bạn tính như sau:
+ tính toán với tình huống cần cột áp cao nhất-> xác định cột áp
+ Tính toán với tình huống lưu lượng lớn nhất - > xác định lưu lượng
Từ đó chọn bơm có ĐIỂM LÀM VIỆC thoả mãn cả 2 điều kiện trên
Chúc bạn thành công