PDA

View Full Version : Cuộc giải cứu ngoạn mục và bài học về sự chủ quan



Khanh114
03-01-2013, 09:34 AM
Như đã đưa tin, vụ nổ sau 0h ngày 24/2 gây sập 03 căn nhà liên kế tại địa chỉ số 384/7, 384/7A và 384/9 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 8, quận 3, TPHCM đã làm 10 người chết, 03 người bị thương.

Với con số thương vong này là một sự mất mát vô cùng lớn, nhưng là một kết cục không thể tránh khỏi khi thời điểm xảy ra nổ các nạn nhân đều đang chìm trong giấc ngủ. Tuy nhiên, việc cứu sống được 01 nạn nhân hơn 70 tuổi bị kẹt lại trong đống đổ nát dày hơn 2m với sức nặng khổng lồ hàng trăm tấn có thể cho là một đại kỳ tích!

Người may mắn được cứu sống trong tình trạng sức khoẻ tương đối tốt và đặc biệt là cơ thể hoàn toàn lành lặn đã thể hiện rõ sự nỗ lực và tính toán tài tình của những người làm công tác cứu nạn-cứu hộ.

Thiếu tướng Trần Triều Dương - Giám đốc Sở Cảnh sát PC&CC TPHCM đã tâm sự với chúng tôi rằng: Với vai trò trực tiếp chỉ đạo tối cao của lực lượng cứu nạn-cứu hộ tại hiện trường, áp lực từ những người thân nạn nhân và rất nhiều trọng trách khác phải thực hiện ngay lập tức mà phải đảm bảo các yêu cầu an toàn cho những người đang thực hiện công tác cứu nạn, những người xung quanh và có thể những nạn nhân còn sống đang bị mắc kẹt là vô cùng quan trọng. Vì vậy, mỗi một quyết định được đưa ra chỉ đạo CBCS thực hiện là một sự cân não lớn.


http://pccc.hochiminhcity.gov.vn/image/image_gallery?uuid=88fd38bf-02ae-43eb-8a40-617876d74953&groupId=10217&t=1361844859791


Thiếu tướng Trần Triều Dương - Giám đốc Sở Cảnh sát PC&CC TP.HCM đã có mặt tại hiện trường ngay từ những giây phút đầu tiên và đưa ra những chỉ đạo sáng suốt, chính xác, kịp thời mang tính quyết định sự thành công

Với tâm lý sốt ruột muốn được giải phóng nhanh bê tông, gạch vữa công trình sụp đổ cao đến hàng mét để mong muốn cứu được người thân của mình, những thân nhân nạn nhân đã hối thúc những người làm cứu nạn-cứu hộ khẩn trương dùng máy xúc để múc cho nhanh, cho nhiều! Nhưng đối với những người làm công tác cứu nạn lại là một điều tối kỵ, vì nếu làm vậy sẽ gây ra sự va chạm, dịch chuyển mạnh các khối bê tông dẫn đến đè chết người đang bị mắc kẹt hoặc làm cát có cơ hội tạo thành dòng chảy đến những khe hở, khoảng trống trong đống đổ nát làm lấp đầy dẫn đến hết oxi để thở.

Chính vì điều đó, khi chắc chắn thậm chí là nghi ngờ còn người bị mắc kẹt thì thao tác của lính CNCH vẫn phải làm thủ công bằng tay là chính. Điều này nhằm tránh gây sự dịch chuyển mạnh dẫn đến tiếp tục sụp đổ, lấp đầy các khoảng trống còn lại trong đống đổ nát. Chỉ có như vậy mới mong cứu được người còn mắc kẹt (nếu có).

Đó là những kiến thức chung tối thiểu đối với những người làm công tác CNCH, chứ ai chẳng muốn làm bằng máy móc cho nhanh, cho đỡ mệt người! Nhưng người dân thì không thuộc chuyên môn của họ, nên điều quan trọng nhất đối với họ chỉ là làm sao giải phóng cho nhanh đống đổ nát để mong tìm được thân nhân của mình. Trong những tình huống cấp bách đó, làm sao để giải thích cho dân hiểu ngay, trấn an được dư luận, lòng người, đảm bảo tâm lý vững vàng, tránh gây áp lực cao lên lính CNCH đang thực hiện nhiệm vụ cũng là cả một vấn đề.

Ông Nguyễn Ngọc Tốt, nhân viên cứu nạn-cứu hộ, người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cho biết: những người làm công tác cứu nạn-cứu hộ phải thực hiện công việc trên một tư thế vô cùng khó khăn, khoảng trống nhỏ hẹp, nơi đứng gồ ghề, cao thấp và chưa nói đến việc phải cảnh giác với những vật dụng có thể bất ngờ đổ xuống xung quanh. Các thao tác thủ công phải đảm bảo tính chính xác, tinh gọn sao cho lấy được lớp trên nhưng phải đảm bảo sự nguyên trạng của các lớp dưới. Với hàng tấm gạch đá, bê tông và một lưới sắt mắt cáo của sàn bê tông lầu 1 đổ úp xuống che kín đống đổ nát như một tấm bạt che khối đồ vậy. Cho nên, việc đầu tiên là phải cắt bỏ từng khúc, từng ô để lấy khoảng trống tiếp cận phía dưới cũng đã làm mất nhiều thời gian. Bản thân 3 căn nhà được xây dựng quá lâu (hàng nửa thế kỷ), với loại tường dày đến 30cm càng làm cho khối lượng gạch, bê tông nhiều hơn bình thường (kiến trúc xây dựng hiện nay phổ biến là khung bê tông, cốt thép chịu lực nên tường gạch chỉ dày trên 10cm).


http://pccc.hochiminhcity.gov.vn/image/image_gallery?uuid=2b0b9e51-c8fc-4fe4-9a07-427a94b6be39&groupId=10217&t=1361844872212


Đ/c Huỳnh Văn Tuấn - Đội trưởng Đội CNCH (bìa phải) & đ/c Nguyễn Ngọc Tốt (thứ 2 trái qua) là những “chuyên gia” hàng đầu tại Sở CS PC&CC TP.HCM hiện nay trong lĩnh vực CNCH

Khi lực lượng CNCH phát hiện khả năng có người còn sống đang bị kẹt phía dưới đã báo cáo Thiếu tướng Trần Triều Dương, ông lập tức chỉ đạo cho bơm ô xi xuống các khe hở của đống đổ nát nhằm cung cấp cho nạn nhân song song với việc khẩn trương tháo dỡ đống đổ nát. Thượng uý Huỳnh Văn Tuấn, Đội trưởng đội CNCH nhận sự chỉ đạo tiếp tục trinh sát, xác định vị trí nạn nhân. Với kinh nghiệm và sự phán đoán chuẩn xác, thượng uý Tuấn đã xác định được vị trí của người bị nạn. Việc còn lại là tập trung vào khu vực này để cứu người luôn là nhiệm vụ, công việc được ưu tiên hàng đầu.

Yêu cầu nhanh chóng, khẩn trương nhưng luôn đảm bảo tính chính xác, tránh gây các vật dụng phía dưới bị tác động sẽ đè nặng thêm lên người nạn nhân luôn được những người làm công tác CNCH ghi nhớ nằm lòng. Chỉ sau một thời gian rất ngắn kể từ khi phát hiện còn tồn tại sự sống dưới đống đổ nát khổng lồ ấy, CBCS CNCH đã bới tìm thấy được bàn tay của nạn nhân lòi ra và còn cử động. Rất may mắn khi bị kẹt hơn 4 tiếng đồng hồ dưới lòng đất, nạn nhân vẫn còn tỉnh táo và sẵn sàng hợp tác, phối hợp tốt theo sự hướng dẫn của lực lượng CNCH và đã được đưa lên mặt đất trong trạng thái sức khoẻ tốt, cơ thể lành lặn hoàn toàn.

Nếu nói đây là một đại kỳ tích có lẽ cũng không đến mức quá tự mãn! Với khối bê tông, sắt thép, gạch đá, đồ dùng trong nhà… chất cao có trọng lượng hàng 100 tấn, cái tủ đã đỡ cho nạn nhân tránh bị bê tông đè lên người cũng đã dập nát và với khoảng trống vừa đủ cho nạn nhân nằm như thể cái khuôn vẫn giúp nạn nhân thoát khỏi lưỡi hái của tử thần. Trong khi đó, nạn nhân là một bà già hơn 70 tuổi, sức khoẻ, sức đề kháng đã giảm đi rất nhiều so với những người khoẻ mạnh.


http://pccc.hochiminhcity.gov.vn/image/image_gallery?uuid=e2ac6863-e807-4dd2-9542-1a21bb298f64&groupId=10217&t=1361844888682


Sự quyết tâm, bản lĩnh nghề nghiệp, kinh nghiệm, lương tâm nghề nghiệp đã được đền đáp: Bà Lương Thị Rép đã được các CBCS CNCH “giành giật” từ tay thần chết mang trở về

Ngoài việc thần may mắn đã đến với bà Lương Thị Rép đúng lúc, thì việc thao tác chuẩn mực đến từng milimet của lực lượng CNCH để đưa được bà Rép ra nơi an toàn cũng là một kỳ tích đáng khâm phục. Với kinh nghiệm, bản lĩnh nghề nghiệp, sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của vị Giám đốc Sở đã đưa đến thành công vượt sự mong đợi. Vẫn biết rằng không cứu được nhiều hơn nữa là một điều đáng tiếc, nhưng những nạn nhân còn lại đã chết vì sức ép của vụ nổ, vì sự đè nặng của khối bê tông hàng 100 tấn trước khi lực lượng CNCH có mặt rồi.

Qua vụ nổ kinh hoàng này, sẽ có rất nhiều vấn đề được nêu lên, được nhắc tới như: quản lý vật liệu nổ; kiểm tra, giám sát địa bàn của các lực lượng chức năng. Bên cạnh đó, là bài học khắc cốt ghi tâm cho những ai đã và đang tàng trữ, sử dụng vật liệu nổ trái phép, thiếu hiểu biết, hạn chế kiến thức về thuốc nổ mà cứ làm bừa, làm ẩu sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Bên cạnh đó, nền điện ảnh Việt Nam cũng nên xem xét và làm cuộc cách mạng về khói lửa, tiếng động trong phim sao cho không phải sử dụng các súng, đạn thật mà chỉ cần hiệu ứng, hoá chất…, như các nước có nền điện ảnh phát triển tốt đã làm. Truyền hình, điện ảnh nước nhà cứ lạc hậu trăm bề mãi như thế thì đường tới Oscar, tới Cans sẽ còn bao nhiêu… thế kỷ?!

Người Việt ta luôn tự hào về tính lạc quan trong mọi hoàn cảnh khó khăn, thử thách. Nhưng nay, khi đất nước đã vượt qua được nhiều khó khăn, thử thách thì tính chủ quan đang dần dần chiếm lĩnh ý thức nhiều người. Đôi khi, đó là sự thờ ơ, vô cảm, bỏ ngoài tai những lời cảnh báo, chủ quan, tự mãn, tự tin với bản thân một cách quá đáng. Những hạn chế đó, là một trong những nguyên nhân dẫn đến những hậu quả đáng tiếc đến đau lòng.

Ngày hôm đó, là ngày rằm tháng giêng hay còn gọi là tết Nguyên tiêu. Tục ngữ có câu: “Đi lễ quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng”, hiện trường xảy ra vụ việc nằm đối diện Chùa Vĩnh Nghiêm - một ngôi chùa được coi là linh thiêng và lớn nhất, nổi tiếng nhất TPHCM. Vụ tai nạn thảm khốc cướp đi hàng chục mạng người, “xoá sổ” 3 ngôi nhà, cướp đi toàn mạng cả một gia đình tới 6 người và 4 người khác. Và ….giữa những ngày Xuân ấy: lá vàng còn ở trên cây, nhưng có rất nhiều lá xanh rụng vội. Đó là nốt trầm, là nỗi đau không chỉ của những người thân nạn nhân mà còn là của rất nhiều lương tri khi họ biết đến vụ tai nạn thương tâm này. Người viết bài này đã lặng lẽ cầm danh sách nạn nhân và có lẽ là người đầu tiên, sớm nhất đem qua bên kia đường, vào Chùa Vĩnh Nghiêm xin các sư thầy 1 lá sớ cầu siêu để thấy lòng mình thanh thản đi đôi chút, nhẹ nhàng đi đôi chút khi hình dung ra những linh hồn xấu số ấy nhanh chóng được siêu thoát…


Theo Sở CS PCCC TP.HCM

Khanh114
03-01-2013, 09:37 AM
Đêm trắng và công tác cứu nạn vụ nổ sập nhà


Lực lượng Cảnh sát PCCC & CNCH Sở Cảnh sát PC&CC Thành phố, lực lượng công binh, y tế... đã trắng đêm tham gia vụ cứu nạn, cứu hộ vụ nổ ở hẻm 384 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (TP HCM). 10 người thiệt mạng, 4 người được cứu xuống từ mái nhà, 3 người được cứu sống dưới đống đổ nát, trong đó có cụ bà mắc kẹt hơn 2 giờ.

Đến cuối giờ chiều ngày 24/2, Sở Cảnh sát PC&CC Thành phố đã có báo cáo chính thức gửi Chủ tịch UBND Thành phố về công tác cứu nạn cứu hộ tại vụ nổ trên. Theo đó, tổng lực lượng phương tiện được điều động gồm 12 xe chữa cháy và cứu nạn cứu hộ các loại cùng 164 cán bộ, chiến sĩ. Sau gần 12 giờ tích cực tìm kiếm, lực lượng cứu nạn cứu hộ đã tìm được các nạn nhân trong 3 ngôi nhà bị sập. 10 người thiệt mạng, 4 người được cứu xuống từ mái nhà, 3 người được cứu sống dưới đống đổ nát, trong đó có cụ bà Lê Thị Rép, sinh năm 1943, vợ ông Phạm Quang Minh là chủ nhà số 384/7 bị mắc kẹt dưới đống đổ nát hơn 2 giờ đồng hồ.


http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/be/1e/ab/canh_sat_a.jpg


Cảnh sát PCCC phải rinh từng miếng bêtông ra ngoài để tìm kiếm người bị chôn vùi



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/be/1e/ab/92467_canh_sat_a3.jpg


Ngay sau đó, lực lượng cứu nạn cứu hộ phát hiện một phụ nữ bị chôn vùi dưới đống đổ nát vẫn còn sống. Công tác cứu hộ nhanh chóng được tiến hành. 3h sáng cùng ngày, bà Lương Thị Rép (71 tuổi) được đưa lên mặt đất an toàn. Trước đó, ông Trịnh Chí Thạnh (50 tuổi), ông Hồ Sỹ Cường (81 tuổi), ông Phạm Quang Minh (81 tuổi) cũng được cứu sống.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/be/1e/ab/88526_canh_sat_a2.jpg


Sáng 24/2, cảnh sát cứu hộ tiếp tục đào bới tìm kiếm những nạn nhân còn lại.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/be/1e/ab/8.jpg


Vụ nổ khiến 3 căn nhà bị sập đổ, nhiều người mắc kẹt bên trong



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/be/1e/ab/12.jpg


Để cứu hộ nạn nhân dưới đống đổ nát quá lớn, cảnh sát huy động nhiều vật dụng cứu hộ chuyên nghiệp như máy khoan cắt bêtông, những chiếc xe cẩu vật nặng.



http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/be/1e/ab/11.jpg


Xe cứu thương túc trực để chờ chở nạn nhân đi cấp cứu. Tất cả hết sức khẩn trương với hy vọng cứu được nạn nhân

phuongminh217A3
03-01-2013, 01:54 PM
Thật khủng khiếp. Đúng là vụ nổ lịch sử.