decomoto
05-20-2012, 11:09 PM
Chuyện của một sĩ quan Công an luôn ao ước mình "thất nghiệp"
Vào nghề chữa cháy từ năm 19 tuổi, trận "thử lửa" đầu tiên trong đời chữa cháy của Thiếu tướng Đỗ Văn Sơn (Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy & Cứu nạn cứu hộ) diễn ra ngay khi anh vừa mới được học động tác vác vòi, chưa biết thế nào là chữa cháy, thậm chí còn chưa được phát quần áo bảo hộ, phải đầu đội mũ lá, chân đi dép cao su đi chữa cháy.
Với một sự chuẩn bị đơn sơ từ trong ra ngoài như vậy, anh bắt đầu dấn thân vào nghiệp chữa cháy bằng một trận đấu ác liệt đã đi vào lịch sử của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Việt Nam.
Lực lượng mà từ những ngày đầu thành lập, Bác Hồ chỉ mong họ sẽ thất nghiệp dài dài. Là người đã kinh qua nhiều "cuộc chiến" khốc liệt với "giặc lửa", Thiếu tướng Đỗ Văn Sơn cũng luôn có một ao ước lớn nhất: không bao giờ nghe thấy tiếng còi báo cháy trên khắp các nẻo đường, ao ước những người lính PCCC như các anh sẽ luôn được "thất nghiệp".
http://cand.com.vn/Uploaded_CANDONLINE/thanhbinh1/2_dai46-400.jpg
Thiếu tướng Đỗ Văn Sơn (đứng thứ 3 từ trái sang), được ông Trần Duy Hưng - cố Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội - trao tặng Huy hiệu Bác Hồ năm 1973.
Bản thân các kho xăng dầu luôn là mục tiêu quan trọng của máy bay địch, nhưng còn một điều khác mà thời điểm đó ít người biết đến, là ngay cạnh kho xăng chính là tổng kho Đức Giang, nơi tập trung hàng hóa chi viện của các nước bạn. Ngay sau khi bị đánh bom, cả tổng kho đã trở thành một vùng lửa, khói đen rực trời. Vừa mới chân ướt chân ráo về, chàng trai Đỗ Văn Sơn đội mũ lá, chân đi dép cao su, cấp tốc cùng các đồng nghiệp đi chữa cháy.
Cái buổi chiều ngày 16/4 năm đó, khi lực lượng cứu hỏa đến, kho xăng dầu đã là một biển lửa khổng lồ, bom bi rơi vãi, có thể nổ bất cứ lúc nào. Không chỉ bể chứa, téc xăng mà những đường ống dẫn ở khu vực này cũng bị cháy do bị bom bi và những mảnh bom găm thủng. Từ lỗ thủng, xăng phun lên gặp lửa rồi bốc cháy thành vòi.
Dù bị "choáng" trước đám cháy khổng lồ lần đầu tiên trong đời mới được thấy, nhưng khi ấy, có một hình ảnh nhỏ bé mà ấn tượng đã in sâu mãi mãi trong trí óc Thiếu tướng Đỗ Văn Sơn: "Trong đám cháy, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt tôi là một "ông" Trung úy bé nhỏ, chạy thoăn thoắt trong đám cháy, băng qua khói lửa lấy giẻ ướt nút vào những lỗ thủng trên va gông tàu chở xăng để lửa khỏi bén vào. Lúc đó trong lòng tôi bỗng dâng lên một sự khâm phục vô cùng. Hình ảnh đó đã cho tôi rất nhiều sức mạnh trong lần đầu tiên tham gia một trận đánh lớn như thế. Sau này thực sự bước vào "cuộc chiến" của những người lính PCCC, đúng là mình cũng quên hết, thấy khói lửa ở đâu là lao vào chữa, không kể đến bom đạn, hi sinh gì cả".
Lần chữa cháy kho xăng dầu Đức Giang hôm đó thực sự là một thử thách nhớ đời đối với một anh lính mới chân ướt chân ráo rời khỏi Trường Cảnh sát Nhân dân. Nhưng nó cũng để lại cho Thiếu tướng Đỗ Văn Sơn những ký ức không bao giờ quên.
Anh kể, hôm đó có những lúc lửa nó đuổi mình, thấy đường ống bục ra một chút, mải tiếp tục công việc, đến lúc nó loang ra chỉ trong nháy mắt lửa đã bao vây. Phương tiện thì thô sơ, hầu hết là dùng áp vòi nước áp lực cao để dập lửa, trong khi nguyên tắc chữa cháy xăng là phải dùng bọt. Nhưng lúc đó máy trộn bọt lại bị hỏng, phải dùng tay pha bọt để dập lửa. Vì chữa cháy bằng nước, nên không triệt để, chỉ cần ngừng phun nước, xăng dầu từ các ngóc ngách ở trong lớp đá chân bể xăng lại loang ra và tiếp tục cháy. Cứ chiến đấu như thế cho đến sáng hôm sau thì sức người đã thắng. Đám cháy kho xăng Đức Giang và kho hàng hóa được dập tắt.
Lửa thử "vàng"
Mũ lá bay vào lửa, chân bị thụt, rút chân lên được thì dép nằm lại dưới bùn, ướt nhẹp và tơi tả từ đầu đến chân, trận chiến đầu tiên của đời chữa cháy vô cùng khốc liệt đã trở thành bài học quí giá, khiến anh trở nên bản lĩnh và dạn lửa rất nhanh.
Sau đó, anh được phân về đội chữa cháy Giảng Võ, rồi về "trung đội mạnh" Phan Chu Trinh - nơi tập trung những người có thành tích tiêu biểu nhất, có sức khỏe, có nhiệt huyết để sẵn sàng chi viện cho miền Nam ruột thịt. "Được chọn để chi viện cho miền Nam thấy thiêng liêng lắm, dù biết là sẽ gặp nhiều nguy hiểm hơn". Trong những năm đó, anh cũng liên tục tham gia các trận chữa cháy lớn như Nhà máy Thuốc lá Thăng Long, nhà máy điện Yên Phụ, chữa cháy trận địa tên lửa ở Chèm, khu dân cư Lương Yên...
Một trận đáng nhớ khác đối với Thiếu tướng Đỗ Văn Sơn là chữa cháy tại Nhà máy dệt 8-3. Tiểu đội anh lúc đó được phân công chữa cháy kho, nhưng không biết là kho gì mà chỉ thấy khói đỏ bay ra. Sau mới biết đó là kho thuốc nhuộm. Khói thuốc nhuộm rất độc, anh em lại trang bị sơ sài, không có kính bảo hộ, không có mặt nạ, chỉ có quần áo và ủng. Khói thuốc nhuộm cộng với bụi nước vào, anh em lại dụi mắt làm xước hết giác mạc, mắt sưng đỏ, không nhìn thấy gì.
"Nhưng lúc đó mình còn trẻ nên hăng lắm. Hôm sau thấy tiểu đội tiếp tục đi chữa cháy, cũng đòi đi theo. Anh em hỏi: Mắt có nhìn thấy gì đâu, đi làm gì? Thì bảo: Tớ đi trông máy bơm chữa cháy, nghe tiếng máy nổ xem có vấn đề gì không, còn xử lý cho kịp".
Chân đất, mũ lá chữa cháy ở Tổng kho xăng dầu Đức Giang
Năm 1972, trong một đợt leo thang mới đánh phá khốc liệt miền Bắc, mà trọng điểm là Thủ đô Hà Nội, một lần nữa máy bay Mỹ lại lựa chọn mục tiêu là Tổng kho xăng dầu Đức Giang. "Khoảng 15 giờ ngày 16/4/1972, Mỹ ném bom vào hai mục tiêu trọng điểm là kho xăng Đức Giang và tổng kho kim khí hóa chất Đức Giang. Sau khi bị trúng bom, các mục tiêu này bốc cháy ngùn ngụt, đặc biệt là kho xăng Đức Giang, vì so với kim khí hóa chất, xăng dầu bắt lửa nhanh hơn và lan rộng chỉ trong chớp mắt.
Ngày kho xăng bốc cháy, Thiếu tướng Đỗ Văn Sơn vừa được điều động từ Trường Cảnh sát Nhân dân trên Suối Hai cùng 120 học viên cùng khóa về tăng cường cho lực lượng PCCC Hà Nội được khoảng chục ngày. Lúc đó, như lời Đại tá Đỗ Văn Sơn thì anh mới "đang học những bài vỡ lòng về chữa cháy". Thế nhưng ngay khi bắt đầu học "bài học vỡ lòng" đó, anh đã tham gia vào một trong những "trận chiến" với "giặc lửa" ác liệt nhất trong lịch sử của lực lượng.
Oanh liệt nhất là 12 ngày đêm Mỹ đánh phá Hà Nội. Cả 12 ngày đêm đó, đội Phan Chu Trinh trực chiến liên tục. Máy bay đánh bom xong là mình xuất kích ngay, chỗ nào cháy thì chữa. Thiếu tướng Đỗ Văn Sơn vẫn nhớ, năm đó mùa đông rất rét, quần áo mỗi người lại chỉ có 1 bộ, bằng vải bạt của Liên Xô, không hôm nào kịp khô. Xong trận này, quần áo ướt hết, cởi ra treo lên ráo nước lại mặc để vào ngay trận khác.
Sau liên tục những chiến công đó, đến năm 1973, anh lính chữa cháy Đỗ Văn Sơn, khi đó mới 20 tuổi, được bình chọn để nhận Huy hiệu Bác Hồ. Cả lực lượng PCCC Hà Nội khi đó chỉ có 3 đồng chí có vinh dự này. Hai người còn lại là Nguyễn Văn Miện ở đội Lộc Hà anh hùng, đã chiến đấu ngoan cường trong trận chữa cháy ga Yên Viên và Nguyễn Văn Nhân người liên tục bám trụ ở cao điểm Trần Quang Khải trong suốt những ngày bom Mỹ đánh phá. Dù chỉ trong quãng thời gian không dài, khoảng 1 năm rưỡi, anh Đỗ Văn Sơn đã trải qua rất nhiều trận đấu oanh liệt. "Nghĩ lại thời gian đó, tôi rất tự hào vì mình đúng là một người lính chữa cháy thực thụ".
Vào nghề chữa cháy từ năm 19 tuổi, trận "thử lửa" đầu tiên trong đời chữa cháy của Thiếu tướng Đỗ Văn Sơn (Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy & Cứu nạn cứu hộ) diễn ra ngay khi anh vừa mới được học động tác vác vòi, chưa biết thế nào là chữa cháy, thậm chí còn chưa được phát quần áo bảo hộ, phải đầu đội mũ lá, chân đi dép cao su đi chữa cháy.
Với một sự chuẩn bị đơn sơ từ trong ra ngoài như vậy, anh bắt đầu dấn thân vào nghiệp chữa cháy bằng một trận đấu ác liệt đã đi vào lịch sử của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Việt Nam.
Lực lượng mà từ những ngày đầu thành lập, Bác Hồ chỉ mong họ sẽ thất nghiệp dài dài. Là người đã kinh qua nhiều "cuộc chiến" khốc liệt với "giặc lửa", Thiếu tướng Đỗ Văn Sơn cũng luôn có một ao ước lớn nhất: không bao giờ nghe thấy tiếng còi báo cháy trên khắp các nẻo đường, ao ước những người lính PCCC như các anh sẽ luôn được "thất nghiệp".
http://cand.com.vn/Uploaded_CANDONLINE/thanhbinh1/2_dai46-400.jpg
Thiếu tướng Đỗ Văn Sơn (đứng thứ 3 từ trái sang), được ông Trần Duy Hưng - cố Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội - trao tặng Huy hiệu Bác Hồ năm 1973.
Bản thân các kho xăng dầu luôn là mục tiêu quan trọng của máy bay địch, nhưng còn một điều khác mà thời điểm đó ít người biết đến, là ngay cạnh kho xăng chính là tổng kho Đức Giang, nơi tập trung hàng hóa chi viện của các nước bạn. Ngay sau khi bị đánh bom, cả tổng kho đã trở thành một vùng lửa, khói đen rực trời. Vừa mới chân ướt chân ráo về, chàng trai Đỗ Văn Sơn đội mũ lá, chân đi dép cao su, cấp tốc cùng các đồng nghiệp đi chữa cháy.
Cái buổi chiều ngày 16/4 năm đó, khi lực lượng cứu hỏa đến, kho xăng dầu đã là một biển lửa khổng lồ, bom bi rơi vãi, có thể nổ bất cứ lúc nào. Không chỉ bể chứa, téc xăng mà những đường ống dẫn ở khu vực này cũng bị cháy do bị bom bi và những mảnh bom găm thủng. Từ lỗ thủng, xăng phun lên gặp lửa rồi bốc cháy thành vòi.
Dù bị "choáng" trước đám cháy khổng lồ lần đầu tiên trong đời mới được thấy, nhưng khi ấy, có một hình ảnh nhỏ bé mà ấn tượng đã in sâu mãi mãi trong trí óc Thiếu tướng Đỗ Văn Sơn: "Trong đám cháy, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt tôi là một "ông" Trung úy bé nhỏ, chạy thoăn thoắt trong đám cháy, băng qua khói lửa lấy giẻ ướt nút vào những lỗ thủng trên va gông tàu chở xăng để lửa khỏi bén vào. Lúc đó trong lòng tôi bỗng dâng lên một sự khâm phục vô cùng. Hình ảnh đó đã cho tôi rất nhiều sức mạnh trong lần đầu tiên tham gia một trận đánh lớn như thế. Sau này thực sự bước vào "cuộc chiến" của những người lính PCCC, đúng là mình cũng quên hết, thấy khói lửa ở đâu là lao vào chữa, không kể đến bom đạn, hi sinh gì cả".
Lần chữa cháy kho xăng dầu Đức Giang hôm đó thực sự là một thử thách nhớ đời đối với một anh lính mới chân ướt chân ráo rời khỏi Trường Cảnh sát Nhân dân. Nhưng nó cũng để lại cho Thiếu tướng Đỗ Văn Sơn những ký ức không bao giờ quên.
Anh kể, hôm đó có những lúc lửa nó đuổi mình, thấy đường ống bục ra một chút, mải tiếp tục công việc, đến lúc nó loang ra chỉ trong nháy mắt lửa đã bao vây. Phương tiện thì thô sơ, hầu hết là dùng áp vòi nước áp lực cao để dập lửa, trong khi nguyên tắc chữa cháy xăng là phải dùng bọt. Nhưng lúc đó máy trộn bọt lại bị hỏng, phải dùng tay pha bọt để dập lửa. Vì chữa cháy bằng nước, nên không triệt để, chỉ cần ngừng phun nước, xăng dầu từ các ngóc ngách ở trong lớp đá chân bể xăng lại loang ra và tiếp tục cháy. Cứ chiến đấu như thế cho đến sáng hôm sau thì sức người đã thắng. Đám cháy kho xăng Đức Giang và kho hàng hóa được dập tắt.
Lửa thử "vàng"
Mũ lá bay vào lửa, chân bị thụt, rút chân lên được thì dép nằm lại dưới bùn, ướt nhẹp và tơi tả từ đầu đến chân, trận chiến đầu tiên của đời chữa cháy vô cùng khốc liệt đã trở thành bài học quí giá, khiến anh trở nên bản lĩnh và dạn lửa rất nhanh.
Sau đó, anh được phân về đội chữa cháy Giảng Võ, rồi về "trung đội mạnh" Phan Chu Trinh - nơi tập trung những người có thành tích tiêu biểu nhất, có sức khỏe, có nhiệt huyết để sẵn sàng chi viện cho miền Nam ruột thịt. "Được chọn để chi viện cho miền Nam thấy thiêng liêng lắm, dù biết là sẽ gặp nhiều nguy hiểm hơn". Trong những năm đó, anh cũng liên tục tham gia các trận chữa cháy lớn như Nhà máy Thuốc lá Thăng Long, nhà máy điện Yên Phụ, chữa cháy trận địa tên lửa ở Chèm, khu dân cư Lương Yên...
Một trận đáng nhớ khác đối với Thiếu tướng Đỗ Văn Sơn là chữa cháy tại Nhà máy dệt 8-3. Tiểu đội anh lúc đó được phân công chữa cháy kho, nhưng không biết là kho gì mà chỉ thấy khói đỏ bay ra. Sau mới biết đó là kho thuốc nhuộm. Khói thuốc nhuộm rất độc, anh em lại trang bị sơ sài, không có kính bảo hộ, không có mặt nạ, chỉ có quần áo và ủng. Khói thuốc nhuộm cộng với bụi nước vào, anh em lại dụi mắt làm xước hết giác mạc, mắt sưng đỏ, không nhìn thấy gì.
"Nhưng lúc đó mình còn trẻ nên hăng lắm. Hôm sau thấy tiểu đội tiếp tục đi chữa cháy, cũng đòi đi theo. Anh em hỏi: Mắt có nhìn thấy gì đâu, đi làm gì? Thì bảo: Tớ đi trông máy bơm chữa cháy, nghe tiếng máy nổ xem có vấn đề gì không, còn xử lý cho kịp".
Chân đất, mũ lá chữa cháy ở Tổng kho xăng dầu Đức Giang
Năm 1972, trong một đợt leo thang mới đánh phá khốc liệt miền Bắc, mà trọng điểm là Thủ đô Hà Nội, một lần nữa máy bay Mỹ lại lựa chọn mục tiêu là Tổng kho xăng dầu Đức Giang. "Khoảng 15 giờ ngày 16/4/1972, Mỹ ném bom vào hai mục tiêu trọng điểm là kho xăng Đức Giang và tổng kho kim khí hóa chất Đức Giang. Sau khi bị trúng bom, các mục tiêu này bốc cháy ngùn ngụt, đặc biệt là kho xăng Đức Giang, vì so với kim khí hóa chất, xăng dầu bắt lửa nhanh hơn và lan rộng chỉ trong chớp mắt.
Ngày kho xăng bốc cháy, Thiếu tướng Đỗ Văn Sơn vừa được điều động từ Trường Cảnh sát Nhân dân trên Suối Hai cùng 120 học viên cùng khóa về tăng cường cho lực lượng PCCC Hà Nội được khoảng chục ngày. Lúc đó, như lời Đại tá Đỗ Văn Sơn thì anh mới "đang học những bài vỡ lòng về chữa cháy". Thế nhưng ngay khi bắt đầu học "bài học vỡ lòng" đó, anh đã tham gia vào một trong những "trận chiến" với "giặc lửa" ác liệt nhất trong lịch sử của lực lượng.
Oanh liệt nhất là 12 ngày đêm Mỹ đánh phá Hà Nội. Cả 12 ngày đêm đó, đội Phan Chu Trinh trực chiến liên tục. Máy bay đánh bom xong là mình xuất kích ngay, chỗ nào cháy thì chữa. Thiếu tướng Đỗ Văn Sơn vẫn nhớ, năm đó mùa đông rất rét, quần áo mỗi người lại chỉ có 1 bộ, bằng vải bạt của Liên Xô, không hôm nào kịp khô. Xong trận này, quần áo ướt hết, cởi ra treo lên ráo nước lại mặc để vào ngay trận khác.
Sau liên tục những chiến công đó, đến năm 1973, anh lính chữa cháy Đỗ Văn Sơn, khi đó mới 20 tuổi, được bình chọn để nhận Huy hiệu Bác Hồ. Cả lực lượng PCCC Hà Nội khi đó chỉ có 3 đồng chí có vinh dự này. Hai người còn lại là Nguyễn Văn Miện ở đội Lộc Hà anh hùng, đã chiến đấu ngoan cường trong trận chữa cháy ga Yên Viên và Nguyễn Văn Nhân người liên tục bám trụ ở cao điểm Trần Quang Khải trong suốt những ngày bom Mỹ đánh phá. Dù chỉ trong quãng thời gian không dài, khoảng 1 năm rưỡi, anh Đỗ Văn Sơn đã trải qua rất nhiều trận đấu oanh liệt. "Nghĩ lại thời gian đó, tôi rất tự hào vì mình đúng là một người lính chữa cháy thực thụ".