hothang
05-17-2012, 11:27 AM
Một chuyên gia kĩ thuật đã có 15 năm kinh nghiệm trong nghề chia sẻ: “Nhiều người có thể chưa biết rằng những xe tay ga như SH, LX, SCR, Lead… còn có nguy cơ cháy nổ cao hơn các xe số như Dream”.
Thời gian gần đây, ở nước ta xảy ra hàng chục vụ xe hơi bốc cháy. Việc này không chỉ đe dọa tính mạng và gây thiệt hại cho chủ xe, mà còn ảnh hưởng tới tâm lý sử dụng xe của rất nhiều người. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này?
Đa dạng các nguyên nhân cháy, nổ
Kỹ sư Nguyễn Văn Tiến, làm việc tại Trung tâm sửa chữa xe máy Đức Toàn (Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội), cho hay, có rất nhiều nguyên nhân khiến xe máy bốc cháy khi đang vận hành như: cháy do hở đường dẫn nhiên liệu, cháy do chập điện, do chế xăng bị lỗi, ống dẫn xăng bị dò rỉ hoặc do bộ dây điện kém dễ dẫn đến chập cháy.
“Về cơ bản, giống như mọi hiện tượng cháy trong tự nhiên khác, cháy xe xảy ra khi xuất hiện hai yếu tố là mồi lửa và vật cháy”, anh Tiến cho biết.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/12/03/14/20111203142054_anh6.jpg
Ông Trần Tiến Sỹ, chuyên gia tư vấn về kĩ thuật với 15 năm kinh nghiệm trong nghề
Theo cựu cận vệ của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng – ông Trần Tiến Sỹ, chuyên gia tư vấn về kĩ thuật với khoảng 15 năm kinh nghiệm trong nghề đồng thời cũng là Giám đốc Công ty Cổ phần dịch vụ và thương mại Sỹ Hùng, có 7 nguyên nhân chính dẫn tới việc cháy nổ xe.
Một là do giắc sạc của các dòng xe như Dylan, SH… sau lâu ngày sử dụng, chúng bị môve chân sạc. Khi đó, sẽ xảy ra hiện tượng đánh tia lửa điện ra ngoài, gây cháy ngay tại điểm giắc sạc và do giắc sạc đó bằng nhựa nên lửa sẽ dễ bén ra xung quanh gây cháy.
Hai là do dây điện dùng lâu ngày, chất lượng giảm hoặc bị chuột cắn dẫn tới hiện tượng chập cháy. Đây là nguyên nhân khách quan. Đối với xe tay ga, thường thì là do bị chuột cắn đứt, còn với xe số chủ yếu là do dùng lâu ngày, dây trở nên kém chất lượng nếu không được thay thế định kì. Ngoài ra, việc nhà sản xuất cung cấp dây kém chất lượng hoặc việc chủ sở hữu xe lâu ngày không thay thế dây cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới chuyện xe bùng cháy.
Ba là do chủ sở hữu xe lắp đặt một số thiết bị như báo động chống trộm…lên xe của mình không đúng quy cách, hoặc sử dụng thiết bị không rõ nguồn gốc cũng có thể dẫn tới hiện tượng chập cháy.
Bốn là do hỏng ống dẫn xăng. Nhất là đối với các xe Lead, SCR hay Air Blade của Honda do bình xăng của chúng được đặt ở vị trí thấp. Mặc dù chúng sử dụng công nghệ phun xăng điện tử là rất tân tiến, nhưng do ống dẫn xăng được làm từ chất liệu mà …chuột rất yêu thích nên bọn chuột thường gặm nhấm loại ống này khiến chúng bị thủng, rò rỉ xăng ra ngoài. Trong trường hợp trên, chỉ cần chủ xe đề một cái mà gặp phải dòng điện bị đánh ra ngoài là xe có thể trở thành món đồ chơi của “bà hoả” ngay.
Năm là do khoá xăng bị hỏng. Những xe có khoá xăng tự động như LX, chỉ khi bạn đề ga, nổ máy lên xăng mới bắt đầu được bơm thường rất an toàn cho người sử dụng, nhưng khi khoá xăng bị hỏng cũng có thể dẫn tới hiện tượng cháy nổ.
Sáu là do hở mobin thuộc hệ thống đánh lửa điện.
Bảy là do đầu bọc bugi bị vỡ hoặc bị nứt khiến tia lửa điện bị đánh cả ra ngoài.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/12/03/14/20111203142054_1_9.jpg
Phân tích chi tiết về trường hợp được ghi nhận là thường dẫn đến hiện tượng cháy nổ nhất là cháy do hở đường dẫn nguyên liệu, anh Tiến cho hay: Cháy do hở đường dẫn nhiên liệu là nguyên nhân có khả năng gây rủi ro với tỷ lệ lớn nhất. Nhiên liệu từ bình chứa tới được buồng đốt là phải qua một hệ thống đường ống phức tạp với rất nhiều điểm nối và tiếp xúc.
Các đường ống dẫn nhiên liệu qua năm tháng sẽ bị lão hóa và rạn nứt, han gỉ làm hở các đầu nối giữa các điểm tiếp xúc ống với nhau. Nhiên liệu theo các khe hở đó chảy ra ngoài gặp tia lửa điện phát ra do chập hoặc hở các dây điện sẽ dẫn đến xe bị bốc cháy.
Mặt khác, trong điều kiện bộ chế hòa khí bị thấm ướt xăng, xe lại đang vận hành trong thời gian dài khiến nhiệt độ tăng cao quá ngưỡng gặp hơi xăng cũng sẽ dẫn đến cháy.
Cũng có trường hợp, bản thân bộ chế hòa khí không kín làm ngấm xăng ra. Nếu tẩu bugi không tốt, tia lửa điện cao áp rò rỉ khi gặp xăng bị thấm ra ngoài bộ chế hòa khí cũng dễ dàng bắt lửa và gây cháy. Các trường hợp này rất khó phát hiện trong quá trình vận hành xe.
Bên cạnh đó, việc sử dụng dây dẫn và các thiết bị không đạt chuẩn như: lắp thêm còi, đèn cao áp với các dây dẫn chất lượng kém, không đạt tiêu chuẩn về công suất cũng là nguyên nhân dẫn đến các sự cố cháy xe.
Đa số các loại bóng siêu sáng này có công suất rất lớn và tỏa nhiệt rất cao, trong khi hệ thống dây dẫn và chóa đèn được thiết kế theo bóng chuẩn với công suất thấp.
Ngoài ra, dây cao áp của hệ thống đánh lửa cũng là bộ phận nhạy cảm trong khoang xe và cũng rất dễ gặp sự cố nếu sử dụng lâu ngày hoặc do thay thế loại chất lượng không đảm bảo.
Xe tay gas dễ cháy nổ
Khi được hỏi về vụ xe Honda Dream phát nổ ở Bắc Ninh vào hôm 1/12 vừa qua, ông Tiến Sỹ cho hay, theo quan điểm của ông, không có chuyện xăng đầy bình quá dẫn tới hậu quả thương tâm đó như lời một số cư dân mạng bàn tán.
Theo ông Tiến Sỹ, trường hợp đổ đầy bình xăng, rồi xăng bị tràn ra ngoài, bén lửa gây cháy rất ít xảy ra do các hãng đã thiết kế nắp bình xăng rất kín và khá chắc chắn. Do vậy, không thể xảy ra chuyện cháy ở trên nắp bình xăng được.
Tuy nhiên, ông Tiến Sỹ khẳng định, hiện tượng chập, cháy, nổ xảy ra với nhiều loại xe của các hãng, đặc biệt là những dòng tay ga, có thể kể đến như Honda Lead, Honda SCR, SH, Dylan …, LX Cũng theo ông, hiếm khi xe số phát nổ và nổ với sức công phá mạnh như vụ việc thương tâm vừa xảy ra ở Bắc Ninh vừa qua là điều không thể.
Về trường hợp của chị Quỳnh, ông nói: “Tôi cũng nghi là có kẻ cài bom. Đối với một chiếc xe số, khi vừa đề nổ mà bị nổ tung như vậy là điều khó xảy ra. Chắc hẳn phải có một yếu tố khách quan đặc biệt nào đó. Theo kinh nghiệm của tôi, trước khi bị nổ tung, xe phải bốc cháy và phải gây ra áp suất lớn với bình xăng. Đằng này vừa đề một cái đã nổ ngay, chứng tỏ xe đã bị cài thêm một thiết bị có khả năng phát nổ nào đó. Nhiều xe máy cháy rụi cả xe, nhưng không phát nổ như vậy”.
Người sử dụng nên thường xuyên kiểm tra xe
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cháy nổ khi xe đang vận hành có rất nhiều. Thậm chí, theo anh Tiến, có nhiều trường hợp không tìm ra được nguyên nhân. Tuy nhiên, việc ngăn chặn rủi ro là việc không quá phức tạp và nằm trong tầm tay của chủ xe. Đôi khi, sự việc trở nên trầm trọng và nguy cơ rủi ro cao lại bắt nguồn từ chính nhận thức cũng như hiểu biết hạn chế của người sử dụng xe gây ra.
Vì thế, tốt nhất là người sử dụng xe nên thường xuyên chú ý kiểm tra tình trạng an toàn xe, để phát hiện các nguy cơ rò rỉ xăng, bộ chế hòa khí ẩm ướt, có mùi xăng bốc ra.
Khi thấy xe có những biểu hiện nghi vấn thì ngay lập tức phải tới các trung tâm sửa chữa và bảo hành xe.
Ngoài ra, khi sử dụng xe trong một khoảng thời gian nhất định, thì phải mang xe đi bảo dưỡng định kỳ. Đây cũng là một cách sớm phát hiện ra những lỗi mà xe mắc phải cũng như giúp cho xe tăng được độ bền và tuổi thọ khi sử dụng.
Theo Vietnamnet
Thời gian gần đây, ở nước ta xảy ra hàng chục vụ xe hơi bốc cháy. Việc này không chỉ đe dọa tính mạng và gây thiệt hại cho chủ xe, mà còn ảnh hưởng tới tâm lý sử dụng xe của rất nhiều người. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này?
Đa dạng các nguyên nhân cháy, nổ
Kỹ sư Nguyễn Văn Tiến, làm việc tại Trung tâm sửa chữa xe máy Đức Toàn (Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội), cho hay, có rất nhiều nguyên nhân khiến xe máy bốc cháy khi đang vận hành như: cháy do hở đường dẫn nhiên liệu, cháy do chập điện, do chế xăng bị lỗi, ống dẫn xăng bị dò rỉ hoặc do bộ dây điện kém dễ dẫn đến chập cháy.
“Về cơ bản, giống như mọi hiện tượng cháy trong tự nhiên khác, cháy xe xảy ra khi xuất hiện hai yếu tố là mồi lửa và vật cháy”, anh Tiến cho biết.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/12/03/14/20111203142054_anh6.jpg
Ông Trần Tiến Sỹ, chuyên gia tư vấn về kĩ thuật với 15 năm kinh nghiệm trong nghề
Theo cựu cận vệ của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng – ông Trần Tiến Sỹ, chuyên gia tư vấn về kĩ thuật với khoảng 15 năm kinh nghiệm trong nghề đồng thời cũng là Giám đốc Công ty Cổ phần dịch vụ và thương mại Sỹ Hùng, có 7 nguyên nhân chính dẫn tới việc cháy nổ xe.
Một là do giắc sạc của các dòng xe như Dylan, SH… sau lâu ngày sử dụng, chúng bị môve chân sạc. Khi đó, sẽ xảy ra hiện tượng đánh tia lửa điện ra ngoài, gây cháy ngay tại điểm giắc sạc và do giắc sạc đó bằng nhựa nên lửa sẽ dễ bén ra xung quanh gây cháy.
Hai là do dây điện dùng lâu ngày, chất lượng giảm hoặc bị chuột cắn dẫn tới hiện tượng chập cháy. Đây là nguyên nhân khách quan. Đối với xe tay ga, thường thì là do bị chuột cắn đứt, còn với xe số chủ yếu là do dùng lâu ngày, dây trở nên kém chất lượng nếu không được thay thế định kì. Ngoài ra, việc nhà sản xuất cung cấp dây kém chất lượng hoặc việc chủ sở hữu xe lâu ngày không thay thế dây cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới chuyện xe bùng cháy.
Ba là do chủ sở hữu xe lắp đặt một số thiết bị như báo động chống trộm…lên xe của mình không đúng quy cách, hoặc sử dụng thiết bị không rõ nguồn gốc cũng có thể dẫn tới hiện tượng chập cháy.
Bốn là do hỏng ống dẫn xăng. Nhất là đối với các xe Lead, SCR hay Air Blade của Honda do bình xăng của chúng được đặt ở vị trí thấp. Mặc dù chúng sử dụng công nghệ phun xăng điện tử là rất tân tiến, nhưng do ống dẫn xăng được làm từ chất liệu mà …chuột rất yêu thích nên bọn chuột thường gặm nhấm loại ống này khiến chúng bị thủng, rò rỉ xăng ra ngoài. Trong trường hợp trên, chỉ cần chủ xe đề một cái mà gặp phải dòng điện bị đánh ra ngoài là xe có thể trở thành món đồ chơi của “bà hoả” ngay.
Năm là do khoá xăng bị hỏng. Những xe có khoá xăng tự động như LX, chỉ khi bạn đề ga, nổ máy lên xăng mới bắt đầu được bơm thường rất an toàn cho người sử dụng, nhưng khi khoá xăng bị hỏng cũng có thể dẫn tới hiện tượng cháy nổ.
Sáu là do hở mobin thuộc hệ thống đánh lửa điện.
Bảy là do đầu bọc bugi bị vỡ hoặc bị nứt khiến tia lửa điện bị đánh cả ra ngoài.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/12/03/14/20111203142054_1_9.jpg
Phân tích chi tiết về trường hợp được ghi nhận là thường dẫn đến hiện tượng cháy nổ nhất là cháy do hở đường dẫn nguyên liệu, anh Tiến cho hay: Cháy do hở đường dẫn nhiên liệu là nguyên nhân có khả năng gây rủi ro với tỷ lệ lớn nhất. Nhiên liệu từ bình chứa tới được buồng đốt là phải qua một hệ thống đường ống phức tạp với rất nhiều điểm nối và tiếp xúc.
Các đường ống dẫn nhiên liệu qua năm tháng sẽ bị lão hóa và rạn nứt, han gỉ làm hở các đầu nối giữa các điểm tiếp xúc ống với nhau. Nhiên liệu theo các khe hở đó chảy ra ngoài gặp tia lửa điện phát ra do chập hoặc hở các dây điện sẽ dẫn đến xe bị bốc cháy.
Mặt khác, trong điều kiện bộ chế hòa khí bị thấm ướt xăng, xe lại đang vận hành trong thời gian dài khiến nhiệt độ tăng cao quá ngưỡng gặp hơi xăng cũng sẽ dẫn đến cháy.
Cũng có trường hợp, bản thân bộ chế hòa khí không kín làm ngấm xăng ra. Nếu tẩu bugi không tốt, tia lửa điện cao áp rò rỉ khi gặp xăng bị thấm ra ngoài bộ chế hòa khí cũng dễ dàng bắt lửa và gây cháy. Các trường hợp này rất khó phát hiện trong quá trình vận hành xe.
Bên cạnh đó, việc sử dụng dây dẫn và các thiết bị không đạt chuẩn như: lắp thêm còi, đèn cao áp với các dây dẫn chất lượng kém, không đạt tiêu chuẩn về công suất cũng là nguyên nhân dẫn đến các sự cố cháy xe.
Đa số các loại bóng siêu sáng này có công suất rất lớn và tỏa nhiệt rất cao, trong khi hệ thống dây dẫn và chóa đèn được thiết kế theo bóng chuẩn với công suất thấp.
Ngoài ra, dây cao áp của hệ thống đánh lửa cũng là bộ phận nhạy cảm trong khoang xe và cũng rất dễ gặp sự cố nếu sử dụng lâu ngày hoặc do thay thế loại chất lượng không đảm bảo.
Xe tay gas dễ cháy nổ
Khi được hỏi về vụ xe Honda Dream phát nổ ở Bắc Ninh vào hôm 1/12 vừa qua, ông Tiến Sỹ cho hay, theo quan điểm của ông, không có chuyện xăng đầy bình quá dẫn tới hậu quả thương tâm đó như lời một số cư dân mạng bàn tán.
Theo ông Tiến Sỹ, trường hợp đổ đầy bình xăng, rồi xăng bị tràn ra ngoài, bén lửa gây cháy rất ít xảy ra do các hãng đã thiết kế nắp bình xăng rất kín và khá chắc chắn. Do vậy, không thể xảy ra chuyện cháy ở trên nắp bình xăng được.
Tuy nhiên, ông Tiến Sỹ khẳng định, hiện tượng chập, cháy, nổ xảy ra với nhiều loại xe của các hãng, đặc biệt là những dòng tay ga, có thể kể đến như Honda Lead, Honda SCR, SH, Dylan …, LX Cũng theo ông, hiếm khi xe số phát nổ và nổ với sức công phá mạnh như vụ việc thương tâm vừa xảy ra ở Bắc Ninh vừa qua là điều không thể.
Về trường hợp của chị Quỳnh, ông nói: “Tôi cũng nghi là có kẻ cài bom. Đối với một chiếc xe số, khi vừa đề nổ mà bị nổ tung như vậy là điều khó xảy ra. Chắc hẳn phải có một yếu tố khách quan đặc biệt nào đó. Theo kinh nghiệm của tôi, trước khi bị nổ tung, xe phải bốc cháy và phải gây ra áp suất lớn với bình xăng. Đằng này vừa đề một cái đã nổ ngay, chứng tỏ xe đã bị cài thêm một thiết bị có khả năng phát nổ nào đó. Nhiều xe máy cháy rụi cả xe, nhưng không phát nổ như vậy”.
Người sử dụng nên thường xuyên kiểm tra xe
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cháy nổ khi xe đang vận hành có rất nhiều. Thậm chí, theo anh Tiến, có nhiều trường hợp không tìm ra được nguyên nhân. Tuy nhiên, việc ngăn chặn rủi ro là việc không quá phức tạp và nằm trong tầm tay của chủ xe. Đôi khi, sự việc trở nên trầm trọng và nguy cơ rủi ro cao lại bắt nguồn từ chính nhận thức cũng như hiểu biết hạn chế của người sử dụng xe gây ra.
Vì thế, tốt nhất là người sử dụng xe nên thường xuyên chú ý kiểm tra tình trạng an toàn xe, để phát hiện các nguy cơ rò rỉ xăng, bộ chế hòa khí ẩm ướt, có mùi xăng bốc ra.
Khi thấy xe có những biểu hiện nghi vấn thì ngay lập tức phải tới các trung tâm sửa chữa và bảo hành xe.
Ngoài ra, khi sử dụng xe trong một khoảng thời gian nhất định, thì phải mang xe đi bảo dưỡng định kỳ. Đây cũng là một cách sớm phát hiện ra những lỗi mà xe mắc phải cũng như giúp cho xe tăng được độ bền và tuổi thọ khi sử dụng.
Theo Vietnamnet