PDA

View Full Version : Chợ - những tiềm ẩn về nguy cơ phát sinh cháy, nổ



hothang
05-17-2012, 10:42 AM
Chợ là loại hình kinh doanh có tự lâu đời. Chợ tồn tại dưới nhiều hình thức: chợ tạm, chợ phiên, chợ đầu mối, chợ kiên cố và bán kiên cố, Mặc dù các hình thức kinh doanh như siêu thị các cửa hành bán lẻ chuyên nghiệp đang ngày một số phổ biến nhưng chợ truyền thống không vì thế mà giảm cả về quy mô và số lượng.

Chợ là nơi tập trung một khối lượng lớn hàng hóa, đa dạng về chủng loại và sản phẩm là nơi nguyên vật liệu là thể rắn trong đó có nhiều hàng hóa dễ cháy như: vải, quần áo, len dạ, giấy, mút…những hàng hóa này có nhiệt độ bốc cháy từ (300 – 4000)0C khi cháy sẽ lan với tốc độ rất nhanh và tạo ra thành đám cháy lớn. Ngoài ra, việc bố trí, sắp xếp hàng hóa chồng chất, chiếm cả lối đi lại và do cấu trúc của các công trình này thường thông thoáng, rộng nên khi cháy ngọn lửa dễ dàng lan từ gian hàng này sang gian hàng khác. Mặt khác đã được các hộ tiểu thương tận dụng và sử dụng tối đa thiết bị điện, ánh sáng trần…Đây là những nguồn nhiệt nếu gặp sự cố sẽ nhanh chóng dẫn đến cháy, nổ. Thực tế trong thời gian qua tình hình cháy, nổ ở các chợ mà cụ thể là ở các hộ tiểu thương có liên quan đến hoạt động mua bán, kinh doanh đã và đang diễn biến rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng, gây thiệt hại không nhỏ đến tính mạng, tài sản, ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân, trật tự an toàn xã hội. Điển hình như vụ cháy chợ Đồng Xuân vào đêm 14/7/1994, lửa đã thiêu rụi toàn bộ chợ Đồng Xuân mới được xây dựng lại trước đó ba năm, thiệt hại ước tính hơn 300 tỉ đồng. "Thủ phạm" trực tiếp thiêu rụi cả chợ Đồng Xuân chỉ là chiếc quạt MD ở kiốt bán tạp hóa và quần áo số 293. Khi chủ kiốt về nhà, vì bất cẩn đã không tắt quạt, thậm chí còn để hàng hoá đè lên cánh quạt. Trong hơn 4 tiếng đồng hồ cánh quạt không thể quay, điện năng không biến thành cơ năng mà ngược lại đã tích tụ thành nhiệt năng làm nóng chảy cuộn dây, gây cháy.

Vào khoảng 20 giờ 5 phút ngày 16/12/2006, một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng đã xảy ra tại khu vực Chợ Lớn Quy Nhơn (Bình Định). Đây là trung tâm mua sắm hình thành từ hàng chục năm qua, có quy mô lớn nhất ở địa phương này. Chợ Lớn - Trung tâm thương mại lớn nhất tỉnh Bình Định với gần 1.000 gian hàng (trong một toà nhà lớn 3 tầng; xung quanh là nhiều gian nhỏ bán hàng tạp hóa, đồ điện, vải vóc, quần áo, vàng bạc…). Đám cháy đã làm thiệt hại hơn 120 tỷ đồng, chưa kể cơ sở vật chất (toàn bộ diện tích chợ với tổng mặt bằng phục vụ kinh doanh 7.874m2).


http://hanoimoi.com.vn/Uploads/chiennv/2012/3/10/chaycho.jpg


Chợ Quảng Ngãi bị thiêu rụi ngày 09/2/2012.

Gần đây nhất vào rạng sáng ngày 09/02/2012 chợ Quảng Ngãi ở phường Nguyễn Nghiêm, TP. Quãng Ngãi đã bốc cháy dữ dội thiêu rụi các quầy, sạp trong chợ. Thiệt hại do cháy gây ra ước tính thành tiền khoảng 200 tỷ đồng. Nguyên nhân đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

Tại các thành phố lớn đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh do nhu cầu tiêu dùng nên tại các chợ đều tồn trữ một lượng lớn các mặt hàng để phục vụ cho nhu cầu mua sắm của người dân và từ đây hình thành nên một lượng lớn các chất cháy. Một thực trạng hiện nay ở một số tuyến đường đã và đang hình thành nên các dãy “phố chợ”. Đây vừa là nơi sản xuất, kinh doanh vừa là nơi ăn, ở, sinh hoạt của hộ gia đình. Do mặt bằng chật hẹp, nên tại các dãy “phố chợ” trên một diện tích rất nhỏ, có nơi chỉ vài m2, nhưng chồng chất một khối lượng hàng hoá có giá trị lớn và dễ cháy. Hệ thống điện không đảm bảo an toàn; thiết bị điện, bóng điện sát với hàng hoá dễ cháy; việc thắp hương thờ cúng cẩu thả. Hơn nữa việc mua sắm trang thiết bị, chuẩn bị những dụng cụ chữa cháy hầu như chưa được thực hiện. Từ những thực trạng trên cần phải có những biện pháp cụ thể để kiềm chế sự gia tăng về số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra ở các chợ hiện nay.


http://www.pccc.hochiminhcity.gov.vn/image/image_gallery?uuid=c88ee287-0631-45b0-9ffb-af4409328109&groupId=10217&t=1330358940672


Hàng hóa lấn chiếm lòng đường hình thành một dãy “phố chợ”

Trong khuôn khổ bài viết này, xin đưa ra một số biện pháp cụ thể nhằm đảm bảo an toàn PCCC trong các chợ hiện nay.

Các hoạt động kinh doanh gắn liền với việc sử dụng các thiết bị, dụng cụ tiêu thụ điện năng vì vậy nên lưu ý:

- Hệ thống điện trong chợ phải được phân thành ba hệ thống riêng biệt: Điện cho kinh doanh; điện chiếu sáng, bảo vệ và điện cho PCCC.
Nên đặt áptômát hoặc cầu dao điện tổng cho đường dây điện chính cho từng gian hàng và từng thiết bị điện có công suất lớn. Nên đặt cầu chì trước từng ổ cắm điện, dây chảy cầu chì phải phù hợp với công suất sử dụng. Không dùng giấy bạt hoặc dây kim loại khác không phù hợp để thay thế dây chảy cầu chì bị hỏng. Trước khi ra về phải kiểm tra lại và tắt điện và cầu dao tổng.

- Lắp đặt các thiết bị chiếu sáng phải đúng theo quy định không treo trực tiếp bằng dây dẫn và không dùng vật liệu cháy được như giấy, vải, nilon…để bao che bóng điện. Không treo các thiết bị chiếu sáng sát vách ngăn, trần làm bằng vật liệu dễ cháy.

- Hàng hóa trong chợ phải được sắp xếp gọn gàng theo từng dãy đảm bảo không gây cản trở lối thoát nạn và cách ly hệ thống điện. Nghiêm cấm xếp hàng hóa gây lấn chiếm lối đi, khoảng cách giữa các gian hàng trong chợ tạo điều kiện cho cháy lan, cháy lớn, gây khó khăn cho công tác chữa cháy khi có sự cố xảy ra.

- Quy định những khu vực được sử dụng ngọn lửa trần nhưng phải khoanh vùng và có các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC. Phải có các giải pháp giảm tải trọng trong chợ, có các biện pháp ngăn cháy, chống cháy lan.

- Khi xảy ra cháy do sự cố điện, nhanh chóng cắt cầu dao điện tổng, báo mọi người xung quanh biết, báo CSPCCC “114” và dùng phương tiện chữa cháy tại chỗ dập lửa. Cấm dùng nước dập lửa khi chưa cắt điện.

- Mỗi gian hàng cần trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy tại chỗ như: bình chữa cháy xách tay, xô, chậu để khi có cháy có thể nhanh chóng sử dụng để chữa cháy.

- Không lập bàn thờ và đun nấu trong khu vực kinh doanh. Nên sắp xếp xen kẽ các lô hàng hoá, vật tư dễ cháy với những lô hàng hóa khó hoặc không cháy, đồng thời không để hàng hóa gần với nguồn nhiệt, nguồn lửa (bóng đèn, bàn là, bếp…).

- An toàn về PCCC của mỗi gia đình, mỗi cá nhân là cơ sở đảm bảo cho xã hội phát triển bền vững. Đảm bảo an toàn PCCC ngay trong mỗi gia đình chính là góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội và góp phần đảm bảo tình hình an ninh trật tự nói chung và công tác PCCC riêng./.


Sở CS PCCC TP.HCM