PDA

View Full Version : Ứng dụng hệ thống chữa cháy phun sương áp lực cao cho công trình



Khanh114
04-25-2012, 03:53 PM
ỨNG DỤNG HỆ THỐNG CHỮA CHÁY
PHUN SƯƠNG ÁP LỰC CAO CHO CÔNG TRÌNH


1. Tổng quan

Các công trình dàn khoan khai thác dầu khí xa bờ thường được xem như các thành phố độc lập trên đại dương. Công nhân sống trong các khu sinh hoạt như các khách sạn cao tầng với thức ăn được chế biến sẵn, nước ngọt được làm từ nước biển và hầu hết chất thải đều được đưa qua máy xử lý chất thải. Hoạt động chính của dàn khoan là hút dầu lên, xử lý và vận chuyển về nhà máy bằng thùng hoặc đường ống dẫn dầu. Năng lượng cho mọi hoạt động của công trình được lấy từ máy phát turbine hoặc diesel do đó dàn khoan có các yêu cầu chữa cháy rất đặc biệt.


http://img.photobucket.com/albums/v612/criticalstrike01/offshore.jpg


2. Các biện pháp chữa cháy truyền thống

Các khu vực khác nhau của dàn khoan có các yêu cầu chữa cháy khác nhau. Khu vực nhân viên điều hành yêu cầu hệ thống sprinkler thông thường; khu nấu ăn được bảo vệ bởi hệ thống chữa cháy bằng chất hóa học (wet chemical); khu vực sản xuất, phòng bơm, phòng máy lại đòi hỏi hệ thống chữa cháy bằng tác nhân sạch (khí), hệ thống sprinkler hồng thủy, hoặc hệ thống bọt (foam); kho chứa chất lỏng dễ cháy sử dụng hệ thống hóa chất khô (dry chemical) hoặc hệ thống chữa cháy bằng tác nhân sạch (khí). Việc sử dụng nhiều hệ thống chữa cháy trong một công trình sẽ đảm bảo các khu vực khác nhau đều được bảo vệ an toàn. Tuy nhiên điều này cũng làm cho việc vận hành hệ thống chữa cháy trở nên phức tạp, công việc bảo trì sẽ rất tốn kém.

3. Hệ thống chữa cháy phun sương áp lực cao Hi-Fog

3.1 Giải pháp đồng bộ

Hệ thống chữa cháy phun sương áp lực cao Hi-Fog của Marioff (Phần Lan) có thể được sử dụng để bảo vệ tất cả các khu vực của dàn khoan, bao gồm khu vực chứa các vật liệu gây cháy thông thường và ngay cả khu vực có chứa chất lỏng dễ cháy. Song song với NFPA 750 - Tiêu chuẩn hệ thống chữa cháy phun sương, các phương pháp thử nghiệm hệ thống được phát triển bởi Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) đã thiết lập nên chuẩn mực cho việc thiết kế hệ thống chữa cháy phun sương áp lực cao. Cho đến hiện nay, HI-FOG của Marioff đã thực hiện trên 6000 cuộc thử nghiệm toàn diện và đạt được rất nhiều các chứng chỉ của các tổ chức khác nhau cũng như đã chứng minh được hiệu quả chữa cháy của mình trong các công trình cả trên đất liền, lẫn trên biển.


http://img.photobucket.com/albums/v612/criticalstrike01/approval.jpg

http://img.photobucket.com/albums/v612/criticalstrike01/untitled-1.jpg


3.2 Bảo vệ máy móc

Trong quá khứ, khu vực ngoài khơi đầu tiên được bảo vệ bởi hệ thống phun sương là các máy phát điện. Động cơ turbine và diesel của máy phát điện đóng vai trò rất quan trọng cho mọi hoạt động của công trình nên hỏa hoạn xảy ra có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng. Hệ thống phun sương Hi-Fog có hiệu quả chữa cháy cho các máy phát điện rất cao, không gây shock nhiệt cho các động cơ turbine hay diesel và yêu cầu rất ít không gian trên các công trình ngoài khơi. Với việc giá thành các turbine hiện đại lên đến hàng triệu đô la, việc ngăn chặn các hư hại cho turbine trở thành một vấn đề lớn đáng quan tâm khi lựa chọn hệ thống chữa cháy.


http://img.photobucket.com/albums/v612/criticalstrike01/ind2.jpg


3.3 Hiệu quả sử dụng nước

Hi-Fog sử dụng nước, chất chữa cháy thông dụng nhất và có tính chất làm mát tốt nhất, làm chất chữa cháy. Đặc biệt nước khi chuyển sang dạng hơi là một chất chữa cháy rất hiệu quả. Bên cạnh đó, các hạt sương bay hơi sẽ tạo ra hơi nước đẩy oxy cục bộ ra khỏi ngọn lửa và dập tắt đám cháy. Hệ thống phun sương cũng có tác dụng ngăn chặn bức xạ nhiệt, cách li đám cháy khỏi môi trường xung quanh, giảm tối thiểu các thiệt hại. Cùng 1 đơn vị nước tạo ra 1 giọt nước từ hệ sprinkler truyền thống, hệ thống phun sương áp lực cao có thể tạo ra 8000 giọt. Số lượng lớn các hạt nước nhỏ làm tăng tốc độ bay hơi gấp 400 lần so với các hạt nước từ đầu sprinkler truyền thống. Như vậy, hệ thống phun sương áp lực cao có hiệu quả sử dụng nước cao hơn hệ thống sprinkler truyền thống.


http://img.photobucket.com/albums/v612/criticalstrike01/drop.jpg


3.4 An toàn cho con người và môi trường

Một vấn đề đặc biệt quan trọng khi lựa chọn hệ thống chữa cháy là tính an toàn cho con người. Hệ thống phun sương không gây nguy hiểm cho con người. Sự hô hấp dưới hơi sương trong khu vực bảo vệ là hoàn toàn an toàn cho con người, đây là ưu điểm lớn của Hi-Fog so với hệ thống chữa cháy sử dụng CO2. Trong nhiều năm, hệ thống CO2 được dùng để bảo vệ các turbine và máy phát điện, tuy nhiên con người ở trong khu vực bảo vệ sẽ bị tổn thương nghiêm trọng nếu không kịp thoát ra ngoài trước khi hệ thống phun. Hơn nữa, Hi-Fog có khả năng hút khói khá tốt và làm giảm tối đa tác động gây ngạt của khói, hơn hẳn so với tất cả các hệ thống khác.


http://img.photobucket.com/albums/v612/criticalstrike01/untitled-2.jpg


Không giống như nhiều chất khí chữa cháy hoặc foam khác, hơi sương không gây ô nhiễm mỗi trường, không phá huỷ tầng ozone cũng như môi trường sống. Hệ thống phun sương là một giải pháp thay thế sạch cho các hệ thống khác.


3.5 Giảm thời gian ngưng hoạt động của công việc

Công tác dọn dẹp sau khi cháy đối với hệ thống phun sương cũng rất đơn giản. Thông thường một hệ thống được thiết kế chữa cháy cho các máy phát trong thời gian 10 phút. Một module turbine thường yêu cầu chỉ 150 lít nước cho thời gian 10 phút chữa cháy. Các thiệt hại gây ra do cháy được giảm tối thiểu, thiệt hại do nước cũng rất thấp, do đó việc dọn dẹp sau cháy rất dễ dàng và nhanh chóng. Hệ thống Hi-Fog cũng nhanh chóng thiết lập lại trạng thái ban đầu bằng cách đổ đầy các bồn chứa nước (bơm điện) hoặc thay thế các bình nitơ và đổ đầy các bình nước (bơm khí nén), không cần phải gửi các thiết bị về đất liền để bảo dưỡng do đó giảm tối thiểu thời gian ngưng trệ công việc. Với những ưu điểm tuyệt đối của mình, hệ thống phun sương áp lực cao Hi-Fog đã và đang dần dần thay thế các hệ thống chữa cháy khác trên các công trình ngoài khơi.


Theo diendanxaydung.vn