PDA

View Full Version : Danh mục cơ sở có nguy hiểm cháy, nổ



hothang
05-11-2012, 04:11 PM
Danh mục cơ sở có nguy hiểm cháy, nổ theo quy định tại Nghị định 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ:

1. Cơ sở sản xuất vật liệu nổ, cơ sở khai thác, chế biến dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cơ sở sản xuất, chế biến hàng hóa khác cháy được có khối tích từ 5000m3 trở lên.
2. Kho vật liệu nổ, kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt hoá lỏng; cảng xuất nhập vật liệu nổ, cảng xuất nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, cảng xuất nhập khí đốt hoá lỏng.
3. Các cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt hoá lỏng.
4. Nhà máy điện; trạm biến áp từ 110KV trở lên.
5. Chợ kiên cố, bán kiên cố thuộc thẩm quyền quảng lý trực tiếp của Uỷ ban nhân dân cấp huyện trở lên; các chợ kiên cố, bán kiên cố khác, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hoá có tổng diện tích các gian hàng từ 300m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1000m3 trở lên.
6. Nhà ở tập thể, nhà chung cư, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5000m3 trở lên.
7. Bệnh viện tỉnh, bộ ngành; các cơ sở y tế khám chữa bệnh khác có từ 50 giường trở lên.
8. Rạp hát, rạp chiếu phim, hội trường, nhà văn hóa, nhà thi đấu thể thao trong nhà có thiết kế từ 200 chỗ ngồi trở lên, vũ trường, câu lạc bộ trong nhà, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí và phục vụ công cộng khác trong nhà có diện tích từ 200m2 trở lên; sân vận động 5000 chỗ ngồi trở lên.
9. Nhà ga, cảng hàng không; cảng biển, cảng sông, bến tàu thủy, bến xe khách cấp tỉnh trở lên; bãi đỗ xe có 200 xe oto trở lên; nhà ga hành khách đường sắt loại 1, loại 2 và loại 3; ga hàng háo đường sắt loại 1 và loại 2.
10. Cơ sở lưu trữ, thư viên, bảo tàng, di tích lịch sử, nhà hội chợ, triển lãm thuộc thẩm quyền quảng lý trực tiếp của Bộ, tỉnh thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
11. Cơ sở phát thanh, truyền hình, cơ sở bưu chính viễn thông cấp tỉnh trở lên.
12. Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển với quy mô khu vực quốc gia thuộc mọi lĩnh vực.
13. Kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được có khối tích từ 5000m3 trở lên.
14. Trụ sở cơ quan, văn phòng làm việc, cơ sở nghiên cứu từ 6 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 25.000m3 trở lên.
15. Hẩm mỏ khai thác than và các khoáng sản khác cháy được; công trình giao thông ngầm có chiều dài từ 400m trở lên; công trình trong hang hầm trong hoạt động có sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có khối tích từ 1000m3 trở lên.
16. Cơ sở và công trình có hạng mục hay bộ phận chính nếu xảy ra cháy, nổ ở đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ cơ sở, công trình hoặc có tổng diện tích hay khối tích của hạng mục, bộ phận chiếm từ 25% tổng diện tích trở lên hoặc khối tích toàn bộ cơ sở, công trình mà các hạng mục hay bộ phận đó trong quá trình hoạt động thường xuyên có số lượng chất nguy hiểm cháy, nổ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Khí cháy với khối lượng có thể tạo thành hỗ hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích không khí trong phòng trở lên hoặc có từ 70kg khí cháy trở lên;
b) Chất lỏng có nhiệt độ bùng cháy đến 610C với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích không khí trong phòng trở lên hoặc các chất lỏng cháy khác có nhiệt độ bùng cháy cao hơn 610C với khối lượng từ 1.000 lít trở lên.
c) Bụi hay sơ cháy được có giới hạn nổ dưới bằng hoặc nhỏ hơn 65g/m3 với khối lượng có thể tạo thành hốn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích không khí trong phòng trở lên; các chất rắn, hàng hóa, vật tư chất rắn cháy được với khối lượng trung bình từ 100kg trên một mét vuông san trở lên;
d) Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nhau với tổng khối lượng từ 1.000 kg trở lên;
đ) Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nước hay vói ôxy trong không khí với khối lượng từ 500 kg trở lên.