hothang
07-06-2014, 10:51 PM
Để đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa ngày một gia tăng theo cơ chế thị trường giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế thế giới, số lượng chợ, trung tâm thương mại (TTTM), siêu thị ở Thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung ngày càng tăng về số lượng và quy mô. Đi kèm theo sự gia tăng này là nguy cơ cháy, nổ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra càng ngày một gia tăng trong những năm gần đây.
Theo thống kê của Sở Cảnh sát PC&CC Thành phố Hà Nội trong 3 năm gần đây (2011, 2012, 2013), tính trung bình mỗi năm trên địa bàn Thủ đô xảy ra từ 2-3 vụ cháy chợ, TTTM, siêu thị (chiếm từ 1% đến 1,5% tổng số vụ cháy), thiệt hại về tài sản 4-5 tỷ đồng (chiếm từ 10% đến 15% tổng thiệt hại). Tính riêng vụ cháy Chợ Nhà Xanh, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội xảy ra hồi 6 giờ 37 phút ngày 16/12/2013 gây thiệt hại về tài sản 11 tỷ đồng (chiếm 25% tổng thiệt hại trong năm 2013).
Chợ, TTTM, siêu thị là nơi tập trung khối lượng lớn về hàng hóa, đa dạng về chủng loại sản phẩm; chất cháy tồn tại ở nhiều dạng rắn, lỏng, khí trong đó chủ yếu là các vật liệu dễ cháy như: quần áo, bông, vải, giấy, mút, đồ nhựa... Hàng hóa được bố trí, sắp xếp chồng chất, sát nhau, lấn chiếm các hành lang, lối đi nên khi xảy ra cháy dễ dẫn đến cháy lan nhanh và tỏa ra nhiều khói khí độc, gây khó khăn cho công tác tổ chức chữa cháy, thoát nạn. Bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt như: đun nấu, hút thuốc, thắp hương, thờ cúng, đốt vàng mã... không đúng nơi quy định vẫn còn tồn tại; việc tự ý câu mắc, đấu nối, sử dụng thêm các thiết bị điện ngoài thiết kế, đường dây dẫn điện cũ nát, các thiết bị tiêu thụ điện (bóng đèn chiếu sáng, quạt...) bố trí sát hàng hóa, các vật liệu dễ cháy dễ dẫn đến quá tải, chạm, chập gây cháy và nguy cơ cháy to, cháy lớn.
Theo số liệu điều tra khảo sát của Sở Cảnh sát PC&CC Thành phố Hà Nội, trên địa bàn Thủ đô hiện có 227 cơ sở thuộc loại hình chợ, siêu thị, TTTM (trong đó, có 112 cơ sở có quy mô từ 300 hộ buôn bán trở lên hoặc có tổng diện tích gian hàng từ 1.200m2 trở lên, 115 cơ sở có quy mô dưới 300 hộ kinh doanh hoặc tổng diện tích gian hàng dưới 1.200m2). Nhiều cơ sở được xây dựng từ nhũng năm 90 của thế kỷ trước, không được trang bị đầy đủ các hệ thống phương tiện PCCC theo quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định.
Số lượng các chợ, TTTM, siêu thị bố trí độc lập chiếm tỷ lệ thấp, phần lớn là các TTTM, siêu thị được bố trí kết hợp trong các tòa nhà, công trình cao tầng với các công năng khác như văn phòng, chung cư, một số TTTM được bố trí dưới tầng hầm (như Times City, Royal City) với diện tích và quy mô rất lớn.
An toàn PCCC đối với chợ, siêu thị, TTTM được quy định trong nhiều quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam như QCVN 06:2010/BXD, TCVN 6160:1996, TCVN 2622:1995... Tuy nhiên, các quy chuẩn và tiêu chuẩn của Việt Nam chưa quy định việc bố trí các TTTM, siêu thị dưới tầng hầm và phải vận dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn của nuớc ngoài. Theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành thì chợ, TTTM, siêu thị được xây dựng độc lập hay nằm trong một phần của các công trình có công năng hỗn hợp đều phải đảm bảo giới hạn chịu lửa tối thiểu và diện tích giới hạn tối đa cho một khoang cháy. Tuy nhiên, trên thực tế đối với TTTM hiện nay phần lớn đều vượt quá diện tích một khoang cháy (diện tích một khoang cháy tối đa là 4.400m2) và đều phải sử dụng các giải pháp kỹ thuật để ngăn chia các khoang cháy là hệ thống các màn ngăn Drencher hay cửa sập ngăn cháy. Trong trường hợp xảy ra cháy, nổ, nếu một trong các hệ thống kỹ thuật này gặp trục trặc, không hoạt động hoặc hoạt động không theo cài đặt, lập trình sẽ dẫn đến nguy cơ cháy lan, khói lan tràn trên không gian rộng lớn. Đối với các chợ, các siêu thị độc lập trên địa bàn hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều công trình khung thép, mái tôn không đảm bảo giới hạn chịu lửa và diện tích khoang cháy theo quy định dễ dẫn đến nguy cơ sụp đổ công trình gây khó khăn rất lớn cho công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
Theo TCVN 6160:1996 quy đinh thì chiều rộng các lối đi chính trong khu vực kinh doanh đối với chợ, siêu thị, TTTM ở thành phố, thị xã tối thiểu từ 2,8m đến 4,2m (ở huyện, thị trấn tối thiểu từ 2,0m đến 3,4m). Các lối đi khác giữa các quầy hàng, gian hàng hóa có chiều rộng tối thiểu từ 1,2m đến 1,8m. Tuy nhiên, thực tế khi các công trình đuợc đưa vào sừ dụng tình trạng bố trí hàng hóa lấn chiếm các lối đi, lối thoát loạn vẫn diễn ra khá phổ biến.
Theo TCVN 2622:1995, QCVN 06:2010/BXD quy định thì đường giao thông xung quanh chợ, siêu thị, TTTM phải đảm bảo có chiều rộng tối thiểu 3,5m đồng thời phải có các bãi đỗ xe, quay đầu xe đủ rộng để các xe có thể trách nhau, quay đầu, thuận tiện trong quá trình tổ chức chữa cháy. Nhưng trên thực tế, nhiều cơ sở không có đường giao thông xung quanh, chỉ tiếp cận được từ một phía đến hai phía đối với công trình, lòng đường, vỉa hè bố trí chiếm dụng để trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô nên khi xảy ra sự cố cháy, nổ xe chữa cháy rất khó để tiếp cận.
Theo quy định (TCVN 3890:2009) đối với chợ, siêu thị, TTTM phải được trang bị hệ thống báo cháy tự động, họng nuớc chữa cháy trong và ngoài nhà, trang bị bình chữa cháy, phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn. Đối với các chợ, siêu thị có tổng diện tích mặt bằng kinh doanh các tầng từ 1.200m2 trở lên phải được trang bị cả hệ thống chữa cháy tự động. Tuy nhiên, số cơ sở được trang bị các hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy tự động còn chiếm tỷ lệ rất thấp. Do đó. khi xảy ra sự côa cháy, nổ phát hiện muộn dễ dẫn đến cháy to, cháy lớn.
Tại mỗi cơ sở phải có bể nước dự trữ chữa cháy đảm bảo cấp nước liên tục trong 3 giờ đối với hệ thống họng nước vách tường và tối thiểu 1 giờ đối với hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler. Nhưng thực tế hiện nay có rất ít cơ sở có bể nước dự trữ đủ lượng nước chữa cháy theo quy định (TCVN 2622:1995 và TCVN 7336:2003).
Kết quả tổng kiểm tra cho thấy, 100% cơ sở có thành lập đội PCCC cơ sở, phần lớn lực lượng PCCC cơ sở là do lực lượng bảo vệ chuyên trách của cơ sở hoặc lực lượng thuê của các công ty dịch vụ bảo vệ kiêm nhiệm. Số lượng này không nhiều lại phân công theo các ca trực nên rất mỏng, việc duy trì công tác học tập, tập luyện không thường xuyên, việc nắm bắt, sử dụng các trang thiết bị PCCC của cơ sở còn yếu nên khi xảy ra cháy còn lúng túng không đáp ứng được với yêu cầu chữa cháy ban đầu.
Từ thực trạng về nhũng khó khăn, bất cập trong công tác PCCC và đặc điểm tính chất nguy hiểm cháy, nổ của chợ, TTTM, siêu thị; căn cứ vào điều lệnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát PCCC và thực tiễn tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Cảnh sát PCCC Thành phố Hà Nội đối với các vụ cháy chợ, TTTM, siêu thị trong những năm qua, để chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ có hiệu quả, đấu tranh ngăn chặn nguy cơ cháy to, cháy lớn đối với chợ, TTTM, siêu thị đòi hỏi lực lượng PCCC phải vận dụng thật tốt kỹ chiến thuật chữa cháy, cúu nạn, cúu hộ, đồng thời phải khắc phục những khó khăn bất cập khi tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cúu hộ tại các cơ sở này.
Để khắc phục những khó khăn, bất cập trong công tác tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cẩn phải lưu ý làm tốt một số vấn đề sau:
Về xử lý thông tin: Khi xác nhận thông tin cháy chợ, TTTM, siêu thị phải căn cứ vào đơn vị gần nhất (có thể là đơn vị quản lý địa bàn trực tiếp hoặc đơn vị lân cận) để điều động trước, sau đó mới điều động các đơn vị tăng cường nhằm giảm thiểu thời gian cháy tự do của đám cháy; lực lượng, phương tiện phải huy động tối đa để khắc phục tình trạng thiếu nước đề phòng cháy to, cháy lớn (chiến thuật ruồi bâu). Rà soát ngay nguồn nước trong và ngoài khu vực cháy thông báo cho chỉ huy chữa cháy biết để quyết định các biện pháp cấp nước phục vụ chữa cháy. Thường xuyên giữ liên lạc để nắm bắt tình hình diễn biến của đám cháy, các yêu cầu của chỉ huy chữa cháy về tăng cường lực lượng, phương tiện chữa cháy, Công an phường, quận, huyện, điện lực, kinh doanh nước sạch... để huy dộng phối hợp.
Khắc phục tình trạng thiếu nước chữa cháy. Huy động cấp nước chữa cháy của công ty kinh doanh nước sạch bằng cách tăng lưu lượng và áp lực. Huy động xe của Công ty Môi trường đô thị Thành phố và Công ty Môi trường quận, huyện tiếp nước. Sử dụng các bể chứa nước, trụ cấp nuớc của các đơn vị xung quanh cũng như ao, hồ, kênh mương tự nhiên gần khu vực cháy. Nếu nguồn nước gần, dồi dào thì phải bố trí xe chữa cháy hút nước chữa cháy và cấp nước cho các xe khác. Nếu nguồn nước xa nên bố trí xe, máy bơm chữa cháy hút nuớc để cấp cho các xe tiếp nước con thoi hoặc dùng xe chữa cháy và xe trạm bơm cấp nước theo đường truyền để đảm bảo chữa cháy lâu dài có hiệu quả. Xuất phát từ thực tế của công trình chợ, TTTM, siêu thị bị cháy mà triển khai kỹ chiến thuật chữa cháy cho phù hợp nhưng nhiều lúc phải áp dụng tổng hợp biện pháp, hình thức kỹ chiến thuật chữa cháy, cứu nạn, cúu hộ như: Chữa cháy trong điều kiện thiếu nước; Chữa cháy trong điều kiện nhiều khói; Chữa cháy trong nhà cao tầng; Chữa cháy dưới tầng hầm; Chữa cháy trong điều kiện thiếu ánh sáng.
Do vậy, người chỉ huy chữa cháy phải nắm vững và tùy cơ ứng biến, áp dụng cho phù hợp với từng vụ nhưng ta có thể tổng hợp các nhiệm vụ, chiến thuật chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đối với chợ, TTTM, siêu thị khi đến hiện trường như sau:
Đối với các đám cháy lực lượng Cảnh sát PCCC phối hợp với lực lượng chữa cháy cơ sở có thể chữa cháy thành công ngay từ giai đoạn ban đầu: Chỉ huy chữa cháy phải nắm tình hình vụ cháy và các vấn đề liên quan từ người chỉ huy chữa cháy của cơ sở (khu vực cháy, cắt điện khu vực cháy, chất cháy, nguồn nước, lực lượng và phương tiện đã triển khai cho công tác chữa cháy, hướng dẫn tổ chức thoát nạn và cứu người bị nạn...). Tổ chức trinh sát nhanh và thông qua quan sát thực tế để đưa ra các quyết định phù hợp. Tổ chức hướng dẫn sơ tán người và cứu người bị nạn trong đám cháy (nếu có). Trong trường hợp đường thoát nạn bị ngăn chặn do cháy, khói khí độc thì phân công lực lượng, phương tiện giải quyết mở lối thoát nạn, cứu người bị nạn. Huy động và phân công lực lượng cơ sở, dân phòng... cứu tài sản, chống cháy lan, bảo vệ khu vực cháy.
Tổ chức cắt điện khu vực cháy (nếu chưa cắt). Phân công lực lượng PCCC cơ sở và lực lượng hiện có để tổ chức các mũi bao vây dập tắt đám cháy. Người chỉ huy khi phân công nhiệm vụ phải làm rõ nhiệm vụ của các tổ, tiểu đội và lực lượng tại chỗ (nguồn nước ở đâu, đội hình chữa cháy nào, nhiệm vụ và hướng chữa cháy, trang bị bảo hộ...). Chỉ huy chữa cháy lúc này là người có chức vụ cao nhất của lực lượng Cảnh sát PCCC có mặt tại hiện trường, người chỉ huy căn cứ vào tình hình thực tế để chỉ định người làm tham mưu giúp việc và chiến sỹ thông tin.
Đối với các vụ cháy lớn phải huy động lực lượng để chi viện: Khi đến đám cháy, qua thực tế tại hiện trường xét thấy phải yêu cầu chi viện thì người chỉ huy chữa cháy phải thông báo ngay cho Trung tâm Thông tin Chỉ huy chữa cháy 114 về yêu cầu chi viện, đồng thời triển khai phân công lực lượng hướng dẫn thoát nạn, chữa cháy và các công tác khác. Thường xuyên nắm bắt tình hình diễn biến của vụ cháy để báo cáo cấp trên và phân công nhiệm vụ cho các đơn vị khi đến chi viện. Người chỉ huy phải nêu rõ yêu cầu chi viện về lực lượng phương tiện phục vụ công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, công tác bảo vệ, phân luồng giao thông, cung cấp nước chữa cháy, phương tiện phá dỡ... để Trung tâm Thông tin Chỉ huy 114 triển khai huy động. Thành lập Ban Chỉ huy chữa cháy, Ban Tham mưu chữa cháy ngay tại hiện trường (theo quy định của Điều lệnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát PCCC và quyết định của Giám đốc Sở Cảnh sát PC&CC Thành phố Hà Nội). Ban Chỉ huy chữa cháy có nhiệm vụ:
Tiếp tục tổ chức nắm thông tin qua các mũi báo cáo, qua công tác trinh sát về các yêu cầu: Trong sơ tán người và cứu người bị nạn (sơ tán người qua hệ thống thang bộ, các đường thoát nạn khác như thế nào). Khả năng cháy lan trong công trình, ra công trình liền kề xung quanh, các chất nguy hiểm cháy, nổ khác có trong công trình, có cần phải phá dỡ cấu kiện xây dựng? Khả năng lan tràn của khói, nhiệt trong công trình, hệ thống thông gió thoát khói kỹ thuật của công trình có hoạt động không (điều khiển tự động hay điều khiển bằng tay), có phải mở lỗ thoát khói không, có phải áp dụng các quyết định để ngăn chặn sự lan truyền của khói, khí nóng không? Khả năng cung cấp nước chữa cháy tại chỗ, cấp nước của các đơn vị chi viện để đáp ứng công tác chữa cháy lâu dài. Khả năng tiếp cận công trình để tổ chức chữa cháy và dự kiến bố trí lực lượng, phương tiện đến chi viện theo các hướng và các khu vực tấn công.
Phân công nhiệm vụ cho các đơn vị khi đến chi viện và các đồng chí trong Ban Chỉ huy chữa cháy, Ban Tham mưu chũa cháy (căn cứ từ các nguồn thông tin đã có) vào các nhiệm vụ sau: Phân công lực lượng, phương tiện hỗ trợ công tác tổ chức thoát nạn, cứu người bị nạn. Phân công lực lượng, phương tiện tổ chức công tác thoát khói, thoát nhiệt qua hệ thống thông gió thoát khói của công trình hoặc phá dỡ bộ phận công trình để thoát khói và chống cháy lan. Phân công lực lượng, phương tiện tổ chức tiếp, truyền nước phục vụ chữa cháy lâu dài. Phân công lực lượng, phương tiện hình thành các mũi, các khu vực chữa cháy để bao vây tấn công, từng bước dập tắt đám cháy. Phân công các đồng chí trong Ban Chỉ huy chữa cháy trực tiếp phụ trách các khu vực chữa cháy để chỉ đạo và cập nhật tình hình, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ huy chữa cháy để có các quyết định tiếp theo. Phân công lực lượng phương tiện làm tốt công tác hậu cần phục vụ chiến đấu (như: xăng dầu, phương tiện, chất chữa cháy sơ cấp cứu ban đầu, đồ ăn, nước uống phục vụ chữa cháy lâu dài).
Các đồng chí trong Ban Chỉ huy chữa cháy, cán bộ, chiến sỹ các đơn vị được phân công nhiệm vụ phải áp dụng thật tốt các kỹ, chiến thuật chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, các yêu cầu kỹ thuật để nâng cao hiệu quả các trang thiết bị , phương tiện được huy động. Để đảm bảo an toàn tối đa cho lực lượng và phương tiện tham gia, động viên cán bộ, chiến sỹ vượt qua những khó khăn, bất cập, phát huy sang kiến, toàn tâm, toàn lực để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được phân công với mục tiêu nhanh chóng dập tắt đám cháy
Ban Chỉ huy chữa cháy phải thường xuyên cập nhật nắm tình hình để ra các quyết định phù hợp trong suốt quá trình tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đảm bảo an toàn cho cán bộ, chiến sỹ và các trang thiết bị. Mệnh lệnh của người chỉ huy phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, cụ thể. Nếu chữa cháy kéo dài phải chuẩn bị lực lượng, phương tiện dự bị, thay thế đảm bảo cho công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ được duy trì liên tục cho đến khi đám cháy được dập tắt hoàn toàn.
Phương pháp và chiến thuật chữa cháy chợ, TTTM, siêu thị cũng như các đối tượng cháy, nổ khác đã được các nhà khoa học, các chuyên gia PCCC thế giới và Việt Nam nghiên cứu tổng kết, xây dựng thành giáo trình đào tạo và quy định thành Điều lệnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát PCCC từ nhiều năm. Để đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn PCCC phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước trong giai đoạn cách mạng hiện nay đòi hỏi lực lượng Cảnh sát PCCC vừa phải tiếp tục kế thừa có hiệu quả những kinh nghiệm, bài học quý báu của những người đi trước, đồng thời phải tiến hành nghiên cứu tổng kết để xây dựng những kinh nghiệm, bài học bổ sung vào phương pháp kỹ chiến thuật chữa cháy phù hợp với yêu cầu PCCC, cứu nạn, cứu hộ trong điều kiện hiện nay và tương lai.
Đại tá Nguyễn Văn Sơn
Phó Giám đốc Sở Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội
Theo thống kê của Sở Cảnh sát PC&CC Thành phố Hà Nội trong 3 năm gần đây (2011, 2012, 2013), tính trung bình mỗi năm trên địa bàn Thủ đô xảy ra từ 2-3 vụ cháy chợ, TTTM, siêu thị (chiếm từ 1% đến 1,5% tổng số vụ cháy), thiệt hại về tài sản 4-5 tỷ đồng (chiếm từ 10% đến 15% tổng thiệt hại). Tính riêng vụ cháy Chợ Nhà Xanh, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội xảy ra hồi 6 giờ 37 phút ngày 16/12/2013 gây thiệt hại về tài sản 11 tỷ đồng (chiếm 25% tổng thiệt hại trong năm 2013).
Chợ, TTTM, siêu thị là nơi tập trung khối lượng lớn về hàng hóa, đa dạng về chủng loại sản phẩm; chất cháy tồn tại ở nhiều dạng rắn, lỏng, khí trong đó chủ yếu là các vật liệu dễ cháy như: quần áo, bông, vải, giấy, mút, đồ nhựa... Hàng hóa được bố trí, sắp xếp chồng chất, sát nhau, lấn chiếm các hành lang, lối đi nên khi xảy ra cháy dễ dẫn đến cháy lan nhanh và tỏa ra nhiều khói khí độc, gây khó khăn cho công tác tổ chức chữa cháy, thoát nạn. Bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt như: đun nấu, hút thuốc, thắp hương, thờ cúng, đốt vàng mã... không đúng nơi quy định vẫn còn tồn tại; việc tự ý câu mắc, đấu nối, sử dụng thêm các thiết bị điện ngoài thiết kế, đường dây dẫn điện cũ nát, các thiết bị tiêu thụ điện (bóng đèn chiếu sáng, quạt...) bố trí sát hàng hóa, các vật liệu dễ cháy dễ dẫn đến quá tải, chạm, chập gây cháy và nguy cơ cháy to, cháy lớn.
Theo số liệu điều tra khảo sát của Sở Cảnh sát PC&CC Thành phố Hà Nội, trên địa bàn Thủ đô hiện có 227 cơ sở thuộc loại hình chợ, siêu thị, TTTM (trong đó, có 112 cơ sở có quy mô từ 300 hộ buôn bán trở lên hoặc có tổng diện tích gian hàng từ 1.200m2 trở lên, 115 cơ sở có quy mô dưới 300 hộ kinh doanh hoặc tổng diện tích gian hàng dưới 1.200m2). Nhiều cơ sở được xây dựng từ nhũng năm 90 của thế kỷ trước, không được trang bị đầy đủ các hệ thống phương tiện PCCC theo quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định.
Số lượng các chợ, TTTM, siêu thị bố trí độc lập chiếm tỷ lệ thấp, phần lớn là các TTTM, siêu thị được bố trí kết hợp trong các tòa nhà, công trình cao tầng với các công năng khác như văn phòng, chung cư, một số TTTM được bố trí dưới tầng hầm (như Times City, Royal City) với diện tích và quy mô rất lớn.
An toàn PCCC đối với chợ, siêu thị, TTTM được quy định trong nhiều quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam như QCVN 06:2010/BXD, TCVN 6160:1996, TCVN 2622:1995... Tuy nhiên, các quy chuẩn và tiêu chuẩn của Việt Nam chưa quy định việc bố trí các TTTM, siêu thị dưới tầng hầm và phải vận dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn của nuớc ngoài. Theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành thì chợ, TTTM, siêu thị được xây dựng độc lập hay nằm trong một phần của các công trình có công năng hỗn hợp đều phải đảm bảo giới hạn chịu lửa tối thiểu và diện tích giới hạn tối đa cho một khoang cháy. Tuy nhiên, trên thực tế đối với TTTM hiện nay phần lớn đều vượt quá diện tích một khoang cháy (diện tích một khoang cháy tối đa là 4.400m2) và đều phải sử dụng các giải pháp kỹ thuật để ngăn chia các khoang cháy là hệ thống các màn ngăn Drencher hay cửa sập ngăn cháy. Trong trường hợp xảy ra cháy, nổ, nếu một trong các hệ thống kỹ thuật này gặp trục trặc, không hoạt động hoặc hoạt động không theo cài đặt, lập trình sẽ dẫn đến nguy cơ cháy lan, khói lan tràn trên không gian rộng lớn. Đối với các chợ, các siêu thị độc lập trên địa bàn hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều công trình khung thép, mái tôn không đảm bảo giới hạn chịu lửa và diện tích khoang cháy theo quy định dễ dẫn đến nguy cơ sụp đổ công trình gây khó khăn rất lớn cho công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
Theo TCVN 6160:1996 quy đinh thì chiều rộng các lối đi chính trong khu vực kinh doanh đối với chợ, siêu thị, TTTM ở thành phố, thị xã tối thiểu từ 2,8m đến 4,2m (ở huyện, thị trấn tối thiểu từ 2,0m đến 3,4m). Các lối đi khác giữa các quầy hàng, gian hàng hóa có chiều rộng tối thiểu từ 1,2m đến 1,8m. Tuy nhiên, thực tế khi các công trình đuợc đưa vào sừ dụng tình trạng bố trí hàng hóa lấn chiếm các lối đi, lối thoát loạn vẫn diễn ra khá phổ biến.
Theo TCVN 2622:1995, QCVN 06:2010/BXD quy định thì đường giao thông xung quanh chợ, siêu thị, TTTM phải đảm bảo có chiều rộng tối thiểu 3,5m đồng thời phải có các bãi đỗ xe, quay đầu xe đủ rộng để các xe có thể trách nhau, quay đầu, thuận tiện trong quá trình tổ chức chữa cháy. Nhưng trên thực tế, nhiều cơ sở không có đường giao thông xung quanh, chỉ tiếp cận được từ một phía đến hai phía đối với công trình, lòng đường, vỉa hè bố trí chiếm dụng để trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô nên khi xảy ra sự cố cháy, nổ xe chữa cháy rất khó để tiếp cận.
Theo quy định (TCVN 3890:2009) đối với chợ, siêu thị, TTTM phải được trang bị hệ thống báo cháy tự động, họng nuớc chữa cháy trong và ngoài nhà, trang bị bình chữa cháy, phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn. Đối với các chợ, siêu thị có tổng diện tích mặt bằng kinh doanh các tầng từ 1.200m2 trở lên phải được trang bị cả hệ thống chữa cháy tự động. Tuy nhiên, số cơ sở được trang bị các hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy tự động còn chiếm tỷ lệ rất thấp. Do đó. khi xảy ra sự côa cháy, nổ phát hiện muộn dễ dẫn đến cháy to, cháy lớn.
Tại mỗi cơ sở phải có bể nước dự trữ chữa cháy đảm bảo cấp nước liên tục trong 3 giờ đối với hệ thống họng nước vách tường và tối thiểu 1 giờ đối với hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler. Nhưng thực tế hiện nay có rất ít cơ sở có bể nước dự trữ đủ lượng nước chữa cháy theo quy định (TCVN 2622:1995 và TCVN 7336:2003).
Kết quả tổng kiểm tra cho thấy, 100% cơ sở có thành lập đội PCCC cơ sở, phần lớn lực lượng PCCC cơ sở là do lực lượng bảo vệ chuyên trách của cơ sở hoặc lực lượng thuê của các công ty dịch vụ bảo vệ kiêm nhiệm. Số lượng này không nhiều lại phân công theo các ca trực nên rất mỏng, việc duy trì công tác học tập, tập luyện không thường xuyên, việc nắm bắt, sử dụng các trang thiết bị PCCC của cơ sở còn yếu nên khi xảy ra cháy còn lúng túng không đáp ứng được với yêu cầu chữa cháy ban đầu.
Từ thực trạng về nhũng khó khăn, bất cập trong công tác PCCC và đặc điểm tính chất nguy hiểm cháy, nổ của chợ, TTTM, siêu thị; căn cứ vào điều lệnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát PCCC và thực tiễn tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Cảnh sát PCCC Thành phố Hà Nội đối với các vụ cháy chợ, TTTM, siêu thị trong những năm qua, để chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ có hiệu quả, đấu tranh ngăn chặn nguy cơ cháy to, cháy lớn đối với chợ, TTTM, siêu thị đòi hỏi lực lượng PCCC phải vận dụng thật tốt kỹ chiến thuật chữa cháy, cúu nạn, cúu hộ, đồng thời phải khắc phục những khó khăn bất cập khi tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cúu hộ tại các cơ sở này.
Để khắc phục những khó khăn, bất cập trong công tác tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cẩn phải lưu ý làm tốt một số vấn đề sau:
Về xử lý thông tin: Khi xác nhận thông tin cháy chợ, TTTM, siêu thị phải căn cứ vào đơn vị gần nhất (có thể là đơn vị quản lý địa bàn trực tiếp hoặc đơn vị lân cận) để điều động trước, sau đó mới điều động các đơn vị tăng cường nhằm giảm thiểu thời gian cháy tự do của đám cháy; lực lượng, phương tiện phải huy động tối đa để khắc phục tình trạng thiếu nước đề phòng cháy to, cháy lớn (chiến thuật ruồi bâu). Rà soát ngay nguồn nước trong và ngoài khu vực cháy thông báo cho chỉ huy chữa cháy biết để quyết định các biện pháp cấp nước phục vụ chữa cháy. Thường xuyên giữ liên lạc để nắm bắt tình hình diễn biến của đám cháy, các yêu cầu của chỉ huy chữa cháy về tăng cường lực lượng, phương tiện chữa cháy, Công an phường, quận, huyện, điện lực, kinh doanh nước sạch... để huy dộng phối hợp.
Khắc phục tình trạng thiếu nước chữa cháy. Huy động cấp nước chữa cháy của công ty kinh doanh nước sạch bằng cách tăng lưu lượng và áp lực. Huy động xe của Công ty Môi trường đô thị Thành phố và Công ty Môi trường quận, huyện tiếp nước. Sử dụng các bể chứa nước, trụ cấp nuớc của các đơn vị xung quanh cũng như ao, hồ, kênh mương tự nhiên gần khu vực cháy. Nếu nguồn nước gần, dồi dào thì phải bố trí xe chữa cháy hút nước chữa cháy và cấp nước cho các xe khác. Nếu nguồn nước xa nên bố trí xe, máy bơm chữa cháy hút nuớc để cấp cho các xe tiếp nước con thoi hoặc dùng xe chữa cháy và xe trạm bơm cấp nước theo đường truyền để đảm bảo chữa cháy lâu dài có hiệu quả. Xuất phát từ thực tế của công trình chợ, TTTM, siêu thị bị cháy mà triển khai kỹ chiến thuật chữa cháy cho phù hợp nhưng nhiều lúc phải áp dụng tổng hợp biện pháp, hình thức kỹ chiến thuật chữa cháy, cứu nạn, cúu hộ như: Chữa cháy trong điều kiện thiếu nước; Chữa cháy trong điều kiện nhiều khói; Chữa cháy trong nhà cao tầng; Chữa cháy dưới tầng hầm; Chữa cháy trong điều kiện thiếu ánh sáng.
Do vậy, người chỉ huy chữa cháy phải nắm vững và tùy cơ ứng biến, áp dụng cho phù hợp với từng vụ nhưng ta có thể tổng hợp các nhiệm vụ, chiến thuật chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đối với chợ, TTTM, siêu thị khi đến hiện trường như sau:
Đối với các đám cháy lực lượng Cảnh sát PCCC phối hợp với lực lượng chữa cháy cơ sở có thể chữa cháy thành công ngay từ giai đoạn ban đầu: Chỉ huy chữa cháy phải nắm tình hình vụ cháy và các vấn đề liên quan từ người chỉ huy chữa cháy của cơ sở (khu vực cháy, cắt điện khu vực cháy, chất cháy, nguồn nước, lực lượng và phương tiện đã triển khai cho công tác chữa cháy, hướng dẫn tổ chức thoát nạn và cứu người bị nạn...). Tổ chức trinh sát nhanh và thông qua quan sát thực tế để đưa ra các quyết định phù hợp. Tổ chức hướng dẫn sơ tán người và cứu người bị nạn trong đám cháy (nếu có). Trong trường hợp đường thoát nạn bị ngăn chặn do cháy, khói khí độc thì phân công lực lượng, phương tiện giải quyết mở lối thoát nạn, cứu người bị nạn. Huy động và phân công lực lượng cơ sở, dân phòng... cứu tài sản, chống cháy lan, bảo vệ khu vực cháy.
Tổ chức cắt điện khu vực cháy (nếu chưa cắt). Phân công lực lượng PCCC cơ sở và lực lượng hiện có để tổ chức các mũi bao vây dập tắt đám cháy. Người chỉ huy khi phân công nhiệm vụ phải làm rõ nhiệm vụ của các tổ, tiểu đội và lực lượng tại chỗ (nguồn nước ở đâu, đội hình chữa cháy nào, nhiệm vụ và hướng chữa cháy, trang bị bảo hộ...). Chỉ huy chữa cháy lúc này là người có chức vụ cao nhất của lực lượng Cảnh sát PCCC có mặt tại hiện trường, người chỉ huy căn cứ vào tình hình thực tế để chỉ định người làm tham mưu giúp việc và chiến sỹ thông tin.
Đối với các vụ cháy lớn phải huy động lực lượng để chi viện: Khi đến đám cháy, qua thực tế tại hiện trường xét thấy phải yêu cầu chi viện thì người chỉ huy chữa cháy phải thông báo ngay cho Trung tâm Thông tin Chỉ huy chữa cháy 114 về yêu cầu chi viện, đồng thời triển khai phân công lực lượng hướng dẫn thoát nạn, chữa cháy và các công tác khác. Thường xuyên nắm bắt tình hình diễn biến của vụ cháy để báo cáo cấp trên và phân công nhiệm vụ cho các đơn vị khi đến chi viện. Người chỉ huy phải nêu rõ yêu cầu chi viện về lực lượng phương tiện phục vụ công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, công tác bảo vệ, phân luồng giao thông, cung cấp nước chữa cháy, phương tiện phá dỡ... để Trung tâm Thông tin Chỉ huy 114 triển khai huy động. Thành lập Ban Chỉ huy chữa cháy, Ban Tham mưu chữa cháy ngay tại hiện trường (theo quy định của Điều lệnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát PCCC và quyết định của Giám đốc Sở Cảnh sát PC&CC Thành phố Hà Nội). Ban Chỉ huy chữa cháy có nhiệm vụ:
Tiếp tục tổ chức nắm thông tin qua các mũi báo cáo, qua công tác trinh sát về các yêu cầu: Trong sơ tán người và cứu người bị nạn (sơ tán người qua hệ thống thang bộ, các đường thoát nạn khác như thế nào). Khả năng cháy lan trong công trình, ra công trình liền kề xung quanh, các chất nguy hiểm cháy, nổ khác có trong công trình, có cần phải phá dỡ cấu kiện xây dựng? Khả năng lan tràn của khói, nhiệt trong công trình, hệ thống thông gió thoát khói kỹ thuật của công trình có hoạt động không (điều khiển tự động hay điều khiển bằng tay), có phải mở lỗ thoát khói không, có phải áp dụng các quyết định để ngăn chặn sự lan truyền của khói, khí nóng không? Khả năng cung cấp nước chữa cháy tại chỗ, cấp nước của các đơn vị chi viện để đáp ứng công tác chữa cháy lâu dài. Khả năng tiếp cận công trình để tổ chức chữa cháy và dự kiến bố trí lực lượng, phương tiện đến chi viện theo các hướng và các khu vực tấn công.
Phân công nhiệm vụ cho các đơn vị khi đến chi viện và các đồng chí trong Ban Chỉ huy chữa cháy, Ban Tham mưu chũa cháy (căn cứ từ các nguồn thông tin đã có) vào các nhiệm vụ sau: Phân công lực lượng, phương tiện hỗ trợ công tác tổ chức thoát nạn, cứu người bị nạn. Phân công lực lượng, phương tiện tổ chức công tác thoát khói, thoát nhiệt qua hệ thống thông gió thoát khói của công trình hoặc phá dỡ bộ phận công trình để thoát khói và chống cháy lan. Phân công lực lượng, phương tiện tổ chức tiếp, truyền nước phục vụ chữa cháy lâu dài. Phân công lực lượng, phương tiện hình thành các mũi, các khu vực chữa cháy để bao vây tấn công, từng bước dập tắt đám cháy. Phân công các đồng chí trong Ban Chỉ huy chữa cháy trực tiếp phụ trách các khu vực chữa cháy để chỉ đạo và cập nhật tình hình, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ huy chữa cháy để có các quyết định tiếp theo. Phân công lực lượng phương tiện làm tốt công tác hậu cần phục vụ chiến đấu (như: xăng dầu, phương tiện, chất chữa cháy sơ cấp cứu ban đầu, đồ ăn, nước uống phục vụ chữa cháy lâu dài).
Các đồng chí trong Ban Chỉ huy chữa cháy, cán bộ, chiến sỹ các đơn vị được phân công nhiệm vụ phải áp dụng thật tốt các kỹ, chiến thuật chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, các yêu cầu kỹ thuật để nâng cao hiệu quả các trang thiết bị , phương tiện được huy động. Để đảm bảo an toàn tối đa cho lực lượng và phương tiện tham gia, động viên cán bộ, chiến sỹ vượt qua những khó khăn, bất cập, phát huy sang kiến, toàn tâm, toàn lực để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được phân công với mục tiêu nhanh chóng dập tắt đám cháy
Ban Chỉ huy chữa cháy phải thường xuyên cập nhật nắm tình hình để ra các quyết định phù hợp trong suốt quá trình tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đảm bảo an toàn cho cán bộ, chiến sỹ và các trang thiết bị. Mệnh lệnh của người chỉ huy phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, cụ thể. Nếu chữa cháy kéo dài phải chuẩn bị lực lượng, phương tiện dự bị, thay thế đảm bảo cho công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ được duy trì liên tục cho đến khi đám cháy được dập tắt hoàn toàn.
Phương pháp và chiến thuật chữa cháy chợ, TTTM, siêu thị cũng như các đối tượng cháy, nổ khác đã được các nhà khoa học, các chuyên gia PCCC thế giới và Việt Nam nghiên cứu tổng kết, xây dựng thành giáo trình đào tạo và quy định thành Điều lệnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát PCCC từ nhiều năm. Để đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn PCCC phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước trong giai đoạn cách mạng hiện nay đòi hỏi lực lượng Cảnh sát PCCC vừa phải tiếp tục kế thừa có hiệu quả những kinh nghiệm, bài học quý báu của những người đi trước, đồng thời phải tiến hành nghiên cứu tổng kết để xây dựng những kinh nghiệm, bài học bổ sung vào phương pháp kỹ chiến thuật chữa cháy phù hợp với yêu cầu PCCC, cứu nạn, cứu hộ trong điều kiện hiện nay và tương lai.
Đại tá Nguyễn Văn Sơn
Phó Giám đốc Sở Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội