hothang
04-09-2014, 07:29 PM
Theo ghi nhận tại chợ xe máy cũ lớn nhất HN, bình cứu hỏa rải đầy nhưng không ai biết dùng vì chưa được tập huấn PCCC và hệ thống máy bơm nước vô cùng kém?!
https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn1/t1.0-9/10150686_684844308240024_1950506457_n.jpg
Liên quan hàng loạt vụ cháy chợ trên cả nước, mới đây nhất là cháy kinh hoàng ở bãi gửi xe trên đường Cao Lỗ (phường 4, quận 8, TP HCM), đã thiêu rụi gần 300 xe máy và ô tô, ngày 6/4, PV đã dạo một vòng Thủ đô, khảo sát tình hình phòng cháy chữa cháy tại chợ xe máy cũ lớn nhất Hà Nội (ở phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) và những điều trông thấy thật đáng lo ngại...
Mùi xăng nồng nặc... vô tư hút thuốc
Theo ghi nhận ngay từ cổng chợ đã thấy xe máy xếp san sát nhau thành hàng dài như đóng đồ hộp. Nhân viên cùng chủ cửa hàng kinh doanh bận rộn đại tu, bảo dưỡng những chiếc xe máy cũ và mùi xăng bốc lên nồng nặc...
Trong chợ có khá nhiều quán nước, với vô số khách vừa uống trà vừa hút thuốc lá. Thậm chí, kẻ bán - người mua xe cũng phì phèo thuốc lá. Giả thuyết chỉ một mẩu thuốc lá tàn vô tình ném, bay tới chỗ có xăng thì... ôi thôi, không phải 300 xe máy như ở bãi xe trên đường Cao Lỗ, mà còn hơn thế nữa... sẽ "chết" oan nghiệt!
Lý do là tại đây, xe giá bèo, chỉ vài triệu - chục triệu có, nhưng xe trăm triệu/chiếc cũng rất nhiều. Mỗi ki ốt đều có các bình cứu hỏa mini, phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy. Tuy nhiên, ai học được chữ ngờ và có lẽ, khi bà hỏa hỏi thăm, tiền mất, nợ đầm đìa thì mới trắng mắt... Lúc đó, lại dậy sóng dư luận: sao không có biển cấm hút thuốc và quả bóng lại bị đá tinh tinh beng... (quan sát tại chợ không hề có một biển cấm hút thuốc lá nào được treo trong chợ!)
Bình cứu hỏa cũng không biết rút kiểu gì... để diệt lửa
Khi được đặt câu hỏi về công tác phòng chống cháy nổ ở chợ, anh Nguyễn Văn T. (45 tuổi, chủ sở hữu 3 gian hàng trong chợ, khoảng gần 1 tỉ) bức xúc nói: “Thỉnh thoảng ban quản lý chợ có viết một cái thông báo xuống, chả thấy hướng dẫn gì cả. Đợt trước, chợ cháy, đến cả cái bình cứu hỏa cũng không biết rút kiểu gì...”.
“Đáng lý, phải cho chúng tôi đi tập huấn về công tác phòng cháy chữa cháy, ít nhất một lần một năm. Nhưng ở đây thì không như vậy, sống chết mặc bay, ai có của thì giữ. Đấy là lý do các hộ kinh doanh ở đây, giống như tôi, chưa biết phải làm thế nào để chữa cháy khi hỏa hoạn ập đến”, anh T. phân trần.
Theo anh T., không phải chợ chưa xảy ra cháy, mà cháy nhiều lần rồi. Bò thì đã mất, nhưng đến lúc này các cơ quan chức năng đã lo làm chuồng đâu? Nói thẳng ra là 'có thân thì phải lo'. Nếu chẳng may xảy ra cháy nổ thì phải chịu, không ai chịu trách nhiệm cho mình cả. Tối về chúng tôi đóng cửa lại và chuyện gì đến thì đến, biết sao được”, anh T. chia sẻ.
Tương tự, anh Hoàng Ngọc Chung cho biết: “Từ bé tới giờ anh chẳng biết PCCC là gì, cũng không được tập huấn, nhìn thấy khói là sợ, chạy được bọn anh chạy, chứ lao vào lửa làm gì khi không biết chữa cháy. Cháy thì phải chịu chứ chả trông chờ vào ai, đền bù 2-3 triệu thì làm được gì. Những cái bình cứu hỏa đã bị hoen gỉ, để đấy lâu rồi có dùng được đâu, treo lên để làm
Bảo hiểm phòng chống cháy nổ là gì?
Theo anh Nguyễn Văn T., đến lúc này, các hộ kinh doanh chưa đóng bảo hiểm phòng chống cháy nổ. "Ở chợ này, chẳng ai biết cái gì cả, có ai biết đâu mà đóng bảo hiểm, đóng cho ai?", anh T. nói.
Anh Nguyễn Xuân Trường, chủ một cửa hàng xe ở chợ Dịch Vọng, cũng cho biết: “Những hộ kinh doanh ở đây rất tha thiết được đóng bảo hiểm phòng chống cháy nổ. Đóng bảo hiểm nhiều hưởng bảo hiểm nhiều, nhưng ở đây có ai cho đóng đâu”.
Anh Chung lại tiếp lời: “Ai cho đóng mà đóng, họ dại gì cho đóng bảo hiểm đồ dễ cháy thế này. Chắc họ sợ, ông lão 70 sắp chết, nên tránh ra đấy mà”. Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Hùng (36 tuổi, cũng là chủ 1 gian hàng xe máy cũ) bộc bạch: “Tôi chỉ đóng thuế, đóng tiền quầy, đóng tiền bảo hiểm cho xe máy, chứ không được mua bảo hiểm cháy nổ”.
Ông nói gà và ông lại nói vịt!
Trao đổi với ông Nguyễn Quan Huy, nhân viên ban quản lý chợ xe máy cũ Dịch Vọng cho biết: “Môi trường cháy nổ ở chợ rất cao nên chúng tôi rải bình cứu hỏa khắp nơi. Ở đây, mỗi năm ban quản lý chúng tôi được đi tập huấn, diễn tập 1- 2 lần về phòng cháy chữa cháy”.
Theo ông Huy, ngay cả các hộ dân kinh doanh cũng thường xuyên được hướng dẫn sử dụng bình cứu hỏa tại chỗ. Tuy nhiên, việc đóng bảo hiểm là trên tinh thần tự nguyện, ai thích đóng thì đóng, nhưng ở chợ này không có ai tham gia đóng bảo hiểm cả.
Phản pháo lại ý kiến trên, anh Phương Tuấn Đạt (chủ 2 gian hàng trị giá khoảng 400 triệu) cho rằng: “Nói chung, các thiết bị PCCC ở đây đều đầy đủ. Ban quản lý chợ phải kết hợp với lực lượng PCCC tập huấn chứ cho chúng tôi, chứ rải bình mà chúng tôi không biết sử dụng cũng chả để làm gì".
“Chúng tôi có bao giờ được tập huấn cháy nổ đâu. Tôi kinh doanh ở đây gần 20 năm rồi, nhưng chưa lần nào biết đến tập huấn. Chưa kể, hệ thống máy bơm nước trong chợ rất kém, có hôm thử nổ máy bơm nước mãi mà có được đâu”, anh Nguyễn Văn T. cho biết thêm.
https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn1/t1.0-9/10150686_684844308240024_1950506457_n.jpg
Liên quan hàng loạt vụ cháy chợ trên cả nước, mới đây nhất là cháy kinh hoàng ở bãi gửi xe trên đường Cao Lỗ (phường 4, quận 8, TP HCM), đã thiêu rụi gần 300 xe máy và ô tô, ngày 6/4, PV đã dạo một vòng Thủ đô, khảo sát tình hình phòng cháy chữa cháy tại chợ xe máy cũ lớn nhất Hà Nội (ở phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) và những điều trông thấy thật đáng lo ngại...
Mùi xăng nồng nặc... vô tư hút thuốc
Theo ghi nhận ngay từ cổng chợ đã thấy xe máy xếp san sát nhau thành hàng dài như đóng đồ hộp. Nhân viên cùng chủ cửa hàng kinh doanh bận rộn đại tu, bảo dưỡng những chiếc xe máy cũ và mùi xăng bốc lên nồng nặc...
Trong chợ có khá nhiều quán nước, với vô số khách vừa uống trà vừa hút thuốc lá. Thậm chí, kẻ bán - người mua xe cũng phì phèo thuốc lá. Giả thuyết chỉ một mẩu thuốc lá tàn vô tình ném, bay tới chỗ có xăng thì... ôi thôi, không phải 300 xe máy như ở bãi xe trên đường Cao Lỗ, mà còn hơn thế nữa... sẽ "chết" oan nghiệt!
Lý do là tại đây, xe giá bèo, chỉ vài triệu - chục triệu có, nhưng xe trăm triệu/chiếc cũng rất nhiều. Mỗi ki ốt đều có các bình cứu hỏa mini, phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy. Tuy nhiên, ai học được chữ ngờ và có lẽ, khi bà hỏa hỏi thăm, tiền mất, nợ đầm đìa thì mới trắng mắt... Lúc đó, lại dậy sóng dư luận: sao không có biển cấm hút thuốc và quả bóng lại bị đá tinh tinh beng... (quan sát tại chợ không hề có một biển cấm hút thuốc lá nào được treo trong chợ!)
Bình cứu hỏa cũng không biết rút kiểu gì... để diệt lửa
Khi được đặt câu hỏi về công tác phòng chống cháy nổ ở chợ, anh Nguyễn Văn T. (45 tuổi, chủ sở hữu 3 gian hàng trong chợ, khoảng gần 1 tỉ) bức xúc nói: “Thỉnh thoảng ban quản lý chợ có viết một cái thông báo xuống, chả thấy hướng dẫn gì cả. Đợt trước, chợ cháy, đến cả cái bình cứu hỏa cũng không biết rút kiểu gì...”.
“Đáng lý, phải cho chúng tôi đi tập huấn về công tác phòng cháy chữa cháy, ít nhất một lần một năm. Nhưng ở đây thì không như vậy, sống chết mặc bay, ai có của thì giữ. Đấy là lý do các hộ kinh doanh ở đây, giống như tôi, chưa biết phải làm thế nào để chữa cháy khi hỏa hoạn ập đến”, anh T. phân trần.
Theo anh T., không phải chợ chưa xảy ra cháy, mà cháy nhiều lần rồi. Bò thì đã mất, nhưng đến lúc này các cơ quan chức năng đã lo làm chuồng đâu? Nói thẳng ra là 'có thân thì phải lo'. Nếu chẳng may xảy ra cháy nổ thì phải chịu, không ai chịu trách nhiệm cho mình cả. Tối về chúng tôi đóng cửa lại và chuyện gì đến thì đến, biết sao được”, anh T. chia sẻ.
Tương tự, anh Hoàng Ngọc Chung cho biết: “Từ bé tới giờ anh chẳng biết PCCC là gì, cũng không được tập huấn, nhìn thấy khói là sợ, chạy được bọn anh chạy, chứ lao vào lửa làm gì khi không biết chữa cháy. Cháy thì phải chịu chứ chả trông chờ vào ai, đền bù 2-3 triệu thì làm được gì. Những cái bình cứu hỏa đã bị hoen gỉ, để đấy lâu rồi có dùng được đâu, treo lên để làm
Bảo hiểm phòng chống cháy nổ là gì?
Theo anh Nguyễn Văn T., đến lúc này, các hộ kinh doanh chưa đóng bảo hiểm phòng chống cháy nổ. "Ở chợ này, chẳng ai biết cái gì cả, có ai biết đâu mà đóng bảo hiểm, đóng cho ai?", anh T. nói.
Anh Nguyễn Xuân Trường, chủ một cửa hàng xe ở chợ Dịch Vọng, cũng cho biết: “Những hộ kinh doanh ở đây rất tha thiết được đóng bảo hiểm phòng chống cháy nổ. Đóng bảo hiểm nhiều hưởng bảo hiểm nhiều, nhưng ở đây có ai cho đóng đâu”.
Anh Chung lại tiếp lời: “Ai cho đóng mà đóng, họ dại gì cho đóng bảo hiểm đồ dễ cháy thế này. Chắc họ sợ, ông lão 70 sắp chết, nên tránh ra đấy mà”. Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Hùng (36 tuổi, cũng là chủ 1 gian hàng xe máy cũ) bộc bạch: “Tôi chỉ đóng thuế, đóng tiền quầy, đóng tiền bảo hiểm cho xe máy, chứ không được mua bảo hiểm cháy nổ”.
Ông nói gà và ông lại nói vịt!
Trao đổi với ông Nguyễn Quan Huy, nhân viên ban quản lý chợ xe máy cũ Dịch Vọng cho biết: “Môi trường cháy nổ ở chợ rất cao nên chúng tôi rải bình cứu hỏa khắp nơi. Ở đây, mỗi năm ban quản lý chúng tôi được đi tập huấn, diễn tập 1- 2 lần về phòng cháy chữa cháy”.
Theo ông Huy, ngay cả các hộ dân kinh doanh cũng thường xuyên được hướng dẫn sử dụng bình cứu hỏa tại chỗ. Tuy nhiên, việc đóng bảo hiểm là trên tinh thần tự nguyện, ai thích đóng thì đóng, nhưng ở chợ này không có ai tham gia đóng bảo hiểm cả.
Phản pháo lại ý kiến trên, anh Phương Tuấn Đạt (chủ 2 gian hàng trị giá khoảng 400 triệu) cho rằng: “Nói chung, các thiết bị PCCC ở đây đều đầy đủ. Ban quản lý chợ phải kết hợp với lực lượng PCCC tập huấn chứ cho chúng tôi, chứ rải bình mà chúng tôi không biết sử dụng cũng chả để làm gì".
“Chúng tôi có bao giờ được tập huấn cháy nổ đâu. Tôi kinh doanh ở đây gần 20 năm rồi, nhưng chưa lần nào biết đến tập huấn. Chưa kể, hệ thống máy bơm nước trong chợ rất kém, có hôm thử nổ máy bơm nước mãi mà có được đâu”, anh Nguyễn Văn T. cho biết thêm.