PDA

View Full Version : Tâm sự của 1 người lính chữa cháy, sau vụ cháy:



hothang
01-30-2014, 10:37 AM
Khoảng 12h15 hôm nay (11-3), đã xảy ra vụ cháy lớn tại cửa hàng kinh doanh chăn-ga-gối-đệm, số 112-114 đường Âu Cơ (Q.Tây Hồ).

Mệt lả người sau khi đi 1 vụ cháy
Gần 1000 người xem mà ko ai vào giúp đến 1 tí hay mang xô chậu ra dập cháy cùng chỉ biết đứng nhìn rồi chê bai phòng cháy thế này thế nọ khi xe hết nước
Nản .
Con người bây giờ (ko phải đa số nhất là 1 số anh hùng bàn phím và những kẻ thích đứng quay clip rồi tung lên mạng) bây giờ chán quá. Cháy nóng đến nứt cả tường , chảy cả sắt họ cũng kệ cứ đứng và bình luận .....Đứng nhìn và xem ...chỉ có vậy cho đến khi đám cháy đc dập tắt.

Này các bạn trẻ anh hùng bàn phím ảo ơi! Này các bạn chỉ biết quay phim rồi tung lên mạng ơi.
Trước khi chê bai lính tụi tôi hãy xem lại các bạn đi nhé .
Các bạn đã giúp gì đc chúng tôi chưa hay chỉ đứng chắp tay nhìn?
Các bạn đã cho được tụi tôi hụm nước khi tụi tôi đang chiến đấu với lửa nóng đến hàng nghìn độ chưa?
Các bạn đã giúp gì đc cho những ng sống quanh các bạn chưa?
Các bạn đã bao giờ đi làm không công hay thức cả đêm ứng trực như chúng tôi chưa?
Các bạn đã bao giờ xông vào biển lửa cứu người chưa?
Các bạn đã bao giờ đi vớt xác ai đó, hay canh nó cả đêm chưa?
(CAND VN nói Chung , PC&CC nói riêng)
Hay các bạn chỉ biết đứng nhìn và chê bai chúng tôi
Lính Phòng cháy chúng tôi luôn luôn tự hào vì nghề nghiệp của tụi tôi.
Các bạn đừng bào giờ đụng chạm đến nó trừ khi các bạn làm được hơn tụi tôi nhé.
Lính cứu hỏa dù chiến đấu đến toát mồ hôi đầm đìa quần áo , người nóng như lửa, họng khô ran mà vẫn chẳng thấy ai giúp hay cho 1 hụm nước....

12h20 đi , 17h20 mới bắt đầu về

Nhìn anh em ngồi trên nóc xe cháy vừa bắn lăng vừa tranh thủ ăn bánh mỳ và uống nước cầm hơi ,mấy người ngồi ngay vệ đường ăn bánh mì và uống nước để lấy sức chiến đấu tiếp với lửa.

Đi về 3 anh em ngồi ở thùng xe chật nick và bé tí . Có cô đi đường làm ngay câu " Khổ cho các chú quá " mà mát cả lòng
Đây là tâm sự của 1 cậu lính trẻ. Cũng không đồng ý với ý kiến cậu lính khi nói nhân dân vào giúp chữa cháy vì nhiều người muốn vào cũng k được khi dân phòng và CAP không cho vào và có thể sẽ nguy hiểm đến nhân dân. Nhưng còn lại là đồng ý. Bản thân em cũng từng đi chữa cháy, giờ thì chuyển sang bộ phận khác rồi. Em xin được nói đôi lời. Một số cụ trên này chỉ biết chê và chửi ngoài ra chẳng hiểu thế nào là chữa cháy cả. Đi chữa cháy đâu chỉ có nghĩa là phun nước vào đám cháy dập lửa. Khi một đám cháy phát triển quá to rồi, ngoài tầm kiểm soát, thì mục đích của người lính cứu hỏa là không để nó cháy lan sang nhà khác. Do vậy phải phun nước sang nhà bên cạnh làm tăng khả năng chịu nhiệt của cấu kiện xây dựng không khiến nó đổ sập và ngăn cháy lan. Trong clip mà trong topic kia các cụ có thể thấy lính cứu hỏa phun nước sang 2 bên chứ không phải phun trực tiếp vào ngọn lửa khi đám cháy phát triển quá lớn. Đám cháy phát triển lớn, nhiệt độ của ngọn lửa còn khiến cho nước từ vòi cứu hỏa hóa hơi khi chưa kịp tiếp xúc.

Tại sao lại chỉ sử dụng 2 cái vòi bé tẹo mà không sử dụng lăng giá trên nóc xe ngay từ đầu. Vì quy định khi đi chữa cháy đầu tiên cũng là 2 xe, đến nơi tùy vào đám cháy thì bộ đàm xin chi viện. Sử dụng lăng giá có ưu điểm nước khỏe nhưng có nhược điểm là sẽ nhanh hết nước trong xe. Mỗi xe chữa cháy chứa khoảng 3000 l nước. Lưu lượng nước ra đầu lăng là 3,5 l/s (đối với lăng B), thường sẽ triển khai 2 lăng B như thế là 7 l/s. Vậy thời gian chữa cháy trung bình của 1 xe sẽ là 3000 : 7 = 428 giây tương đương khoảng 7 phút (chưa tính đến tổn thất nước trên đường vòi chữa cháy). Còn đối với lăng giá chữa cháy thì lưu lượng là 12 l/s. Vậy mất 3000:12 = 250 giây tương đương khoảng 4 phút là xe hết nước. Thử hỏi cụ trong lúc cháy to, người dân sốt ruột, thì 7 và 4 phút sẽ là lâu hay nhanh? Vậy phải tính toán sao cho chữa cháy đợi xe chi viện đến mà không bị hết nước khi đám cháy quá to.

Đừng bao giờ nói với em xe chữa cháy ở Hà Nội hết nước vì điều đó KHÔNG BAO GIỜ có từ thời e đi làm và đó là điều sỉ nhục với lính cứu hỏa. Ngày nào lính chữa cháy cũng phải đi kiểm tra nước trong xe và lau chùi phương tiện. Không có chuyện làm qua loa đại khái việc kiểm tra phương tiện chiến đấu. Đừng có thấy xe chữa cháy chữa 1 tí rồi hết nước mà phán xe không có nước, hãy xem lại điều ở trên em viết.

Theo quy định thời gian nhận tin cháy và xuất xe không quá 3 phút và sự thật bọn em luôn làm đúng như vậy, nếu cụ không tin cụ có thể ngồi uống nước ở trước các đội cứu hỏa và tính thời gian từ lúc kẻng báo động tới lúc xuất xe là bao lâu. Cái chuyện bọn em đang ăn cơm phải bỏ bữa hoặc đi chữa cháy mà đầu với người đầy xà phòng là bình thường vì lính cứu hỏa bị rớt cháy (tức không lên kịp xe để đi) thì sẽ bị kiểm điểm và hạ thi đua và phạt bổ sung như phạt gác, dọn vệ sinh..... Xe chữa cháy đến muộn hoàn toàn chỉ do 3 lý do sau:

1. Do nhân dân thông báo tin cháy chậm
2. Tắc đường
3, Địa chỉ nơi bị cháy không rõ ràng, xe chữa cháy to và cồng kềnh, việc đi lại tìm kiếm địa chỉ không rõ ràng rất khó khăn
4. Khu vực xảy ra cháy cách xa trụ sở của đội cứu hỏa (theo quy định quốc tế thì cứ bán kính 5 km phải có 1 trạm cứu hỏa nhưng ở Hà Nội có những nơi hơn 20 km mới có được 1 trạm).

Đừng nói dân gọi chữa cháy là phải mất tiền. Oan cho bọn em lắm. Số điện thoại 114 là miễn phí và các cụ không phải trả 1 khoản nào cho chữa cháy cả.

Nói chung phải là người trong nghề hay có người quen làm lính cứu hỏa thì mới hiểu công việc của bọn em. 1 công việc mà mọi người chạy ra thì mình lại chạy vào, 1 công việc mà làm xong không ai sạch sẽ đẹp đẽ mà đều nhem nhuốc, ướt át, 1 công việc mà đôi khi phải chui xuống cống, phải mò xuống sông, kênh rãnh để vớt tang vật vụ án hoặc xác chết, có những mùa đông đứng giữa mưa chữa cháy mà run lập cập, có những mùa hè nắng 37, 38 độ phải chữa những đám cháy lên tới cả trăm độ, một công việc mà làm xong bị chảy máu cam, viêm mũi, đau họng, mẩn ngứa toàn thân là chuyện bình thường. Nhưng hạnh phúc của lính chữa cháy và cứu hộ bọn em đôi khi chỉ cần những lời cảm ơn của người dân, những chai nước, khăn mặt và bánh mì, thuốc lá...

Em viết những điều này ra chỉ mong các cụ khi chưa hiểu rõ công việc bọn em thế nào thì đừng nên chửi bới hay xúc phạm. Bởi vì ai cũng có cái tự trọng nghề nghiệp của mình. Bời bọn em đã làm hết sức chứ không phải ngồi chơi ăn lương. Không ai muốn tai họa xảy ra cả, nhưng cứ có cháy hay cứu hộ thì bọn e lại xông tới. Bố mẹ em từng nói em "Mày cứu người thì tốt nhưng còn mày và gia đình thì sao", khi đấy em chỉ cười thôi, thanh niên mà, đâu có suy nghĩ sâu xa như các cụ. Em luôn tự hào mình là lính chữa cháy cứu hộ.

Hình ảnh: lính chữa cháy không đến đẹ đám cháy vì đường tắc:


https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/t1/s403x403/1545226_651053741619081_525077109_n.jpg