hothang
06-12-2013, 02:19 AM
Trong những năm gần đây, ngoài những vụ cháy, nổ gas gây thiệt hại lớn về người và tài sản, Việt Nam đã chứng kiến những vụ tai nạn thảm khốc do cháy nổ khí Mêtan. Điển hình là vụ nổ khí Mêtan tại Công ty than Mạo Khê (năm 1999) khiến 19 công nhân thiệt mạng.
Chỉ 3 năm sau đó, năm 2002 tại mỏ than Suối Lại và Xí nghiệp than 909 xảy ra 2 vụ nổ khí liên tiếp làm chết 11 công nhân. Nghiêm trọng nhất là vụ nổ tại Công ty than Khe Chàm (năm 2008) đã gây thiệt hại về vật chất lên tới hơn 2 tỉ đồng, làm 9 người chết và 24 người bị thương…
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2009, xảy ra nổ khí Mêtan tại đường dẫn tầng trệt khách sạn Caraven, phường Bến Nghé, Quận 1. Nguyên nhân do công tác vệ sinh kém để rác thải tồn đọng nhiều sinh ra khí metan gặp tia lửa điện gây nổ.
http://www.pccc.hochiminhcity.gov.vn/image/image_gallery?uuid=5380326f-7c41-4e99-bf10-911fe5a543f4&groupId=10217&t=1370569593247
Vụ nổ kinh hoàng khí Metan tại quán nhậu TP Đà Lạt ngày 31/5
Gần đây nhất, khoảng 22h30 ngày 31/5/2013, tại quán nhậu Hòa Bình, số 18, đường Hoàng Văn Thụ, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đã xảy ra một vụ nổ dữ dội khiến nhiều nhà dân bị rung chuyển. Ở cạnh quán nhậu này có một hầm phốt lớn, dùng chung cho một số hộ quanh khu vực cây xăng Nam Thiên. Do hầm phốt này dùng lâu và bị tác động quá trình cải tạo, sửa chữa nhà nên đã rò rỉ, tích tụ khí Mêtan gặp nguồn nhiệt gây nổ. Vụ nổ đã làm 3 người bị thương, ngoài căn nhà quán bị sập, sức ép vụ nổ còn làm bể hàng loạt cửa kính của những nhà gần đó.
Tại sao khí Mêtan lại nguy hiểm như vậy?
Khí Mêtan (CH4) là một loại khí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, không tan trong nước. Mêtan tự nhiên thường có ở các mỏ dầu, mỏ khí, mỏ than, bùn ao, hầm Bioga. Tại mỏ than, Mêtan tích tụ ở trên nóc lò hoặc những khoảng chống không được thông gió được tạo ra song song với quá trình khai thác khoáng sản.
Hàm lượng Mêtan khi đạt tới giới hạn nổ có oxy và tia lửa sẽ gây ra nổ khí Mêtan. Nhiệt độ tại tâm nổ có thể đạt 1850 độ C và sinh ra một loại khí CO cực độc loại khí này chỉ cần hít một lượng nhỏ có thể gây tử vong cho người.
Sức nổ của nó gây sóng cuốn bay những gì quanh nó và có thể nổ lặp liên tục nếu như liên tục có khí Mêtan và nó có thể châm ngòi cho nổ bụi than nếu trong hầm lò có hàm lượng bụi lớn, các vì chống thép sẽ bị chảy do nhiệt độ cao gây đổ xập lò và khi CO theo gió đi mang đi khắp đường lò gây chết và thương vong trong một diện rộng hậu quả của nó thật khôn lường.
Mêtan là chất khí nguy hiểm cháy, nổ cao. Mêtan cháy với nhiệt độ cao khi tác dụng với oxy dưới tác động của nguồn nhiệt:
CH4 (k) + 2O2 (k) ® CO2 (k) + 2H2O (Cháy khí Mêtan)
Tỷ lệ gây nổ mạnh nhất: 1VCH4:2VO2
Ở các đô thị như Thành phố Hồ Chí Minh, khí Mêtan thường phát sinh tại các khu vực như hầm cầu (Hầm Bioga) các công trình hay nhà dân dụng, trong các tầng hầm, công trình ngầm, đường ống thu rác thải, phòng thu rác của các công trình, đường ống cống rãnh…
Các khu vực hầm cầu là những nơi phát sinh khí Mêtan rất lớn, nếu không được bơm hút thường xuyên, khí metan tích tụ nhiều khi đạt nồng độ nguy hiểm nổ, thoát ra ngoài, gặp nguồn nhiệt sẽ gây nổ. Bên cạnh đó, hầm cầu thường xuyên nằm dưới các công trình, nhà ở. Do sức ép nổ lớn có thể gây sập đổ công trình gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Để hạn chế tới mức thấp nhất các vụ cháy, nổ và thiệt hại do khí Mêtan gây ra chúng ta phải có những biện pháp làm giảm hàm lượng Mêtan xuống dưới giới hạn nồng độ nguy hiểm cháy, nổ cho phép
Không cho nó tiếp xúc với nguồn lửa
Không cho tiếp xúc với oxy.
Cụ thể:
Bố trí, xây dựng nơi chứa và nơi hình thành khí Mêtan phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, không bố trí ở những nơi tập trung đông người.
Thường xuyên kiểm tra các khu vực có thể phát sinh khí Mêtan như các khu vực tầng hầm, phòng thu rác, đường ống, cống rãnh, các khu vực kín gió, hầm bioga, các hầm mỏ than, dầu, khí.
Các khu vực hầm cầu phải được vệ sinh, bơm hút thường xuyên để hạn chế khí Metan tích tụ nhiều tạo môi trường nguy hiểm cháy, nổ.
Tổ chức thông gió cho các khu vực phát sinh khí Mêtan.
Các khu vực phát sinh khí Metan đều phải sử dụng các thiết bị điện phòng nổ phù hợp.
Không sử dụng bất kỳ nguồn lửa, nguồn nhiệt nào trong các khu vực phát sinh khí Mêtan.
Ban hành và niêm yết nội quy, quy định an toàn PCCC riêng cho các khu vực phát sinh khí Mêtan.
Thường xuyên tổ chức huấn luyện, đào tạo nâng cao ý thức phòng ngừa nguy cơ cháy nổ khí Mêtan cho cán bộ công nhân trực tiếp tiếp xúc với khu vực phát sinh khí Mêtan.
Theo Sở CS PC&CC TP.HCM
Chỉ 3 năm sau đó, năm 2002 tại mỏ than Suối Lại và Xí nghiệp than 909 xảy ra 2 vụ nổ khí liên tiếp làm chết 11 công nhân. Nghiêm trọng nhất là vụ nổ tại Công ty than Khe Chàm (năm 2008) đã gây thiệt hại về vật chất lên tới hơn 2 tỉ đồng, làm 9 người chết và 24 người bị thương…
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2009, xảy ra nổ khí Mêtan tại đường dẫn tầng trệt khách sạn Caraven, phường Bến Nghé, Quận 1. Nguyên nhân do công tác vệ sinh kém để rác thải tồn đọng nhiều sinh ra khí metan gặp tia lửa điện gây nổ.
http://www.pccc.hochiminhcity.gov.vn/image/image_gallery?uuid=5380326f-7c41-4e99-bf10-911fe5a543f4&groupId=10217&t=1370569593247
Vụ nổ kinh hoàng khí Metan tại quán nhậu TP Đà Lạt ngày 31/5
Gần đây nhất, khoảng 22h30 ngày 31/5/2013, tại quán nhậu Hòa Bình, số 18, đường Hoàng Văn Thụ, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đã xảy ra một vụ nổ dữ dội khiến nhiều nhà dân bị rung chuyển. Ở cạnh quán nhậu này có một hầm phốt lớn, dùng chung cho một số hộ quanh khu vực cây xăng Nam Thiên. Do hầm phốt này dùng lâu và bị tác động quá trình cải tạo, sửa chữa nhà nên đã rò rỉ, tích tụ khí Mêtan gặp nguồn nhiệt gây nổ. Vụ nổ đã làm 3 người bị thương, ngoài căn nhà quán bị sập, sức ép vụ nổ còn làm bể hàng loạt cửa kính của những nhà gần đó.
Tại sao khí Mêtan lại nguy hiểm như vậy?
Khí Mêtan (CH4) là một loại khí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, không tan trong nước. Mêtan tự nhiên thường có ở các mỏ dầu, mỏ khí, mỏ than, bùn ao, hầm Bioga. Tại mỏ than, Mêtan tích tụ ở trên nóc lò hoặc những khoảng chống không được thông gió được tạo ra song song với quá trình khai thác khoáng sản.
Hàm lượng Mêtan khi đạt tới giới hạn nổ có oxy và tia lửa sẽ gây ra nổ khí Mêtan. Nhiệt độ tại tâm nổ có thể đạt 1850 độ C và sinh ra một loại khí CO cực độc loại khí này chỉ cần hít một lượng nhỏ có thể gây tử vong cho người.
Sức nổ của nó gây sóng cuốn bay những gì quanh nó và có thể nổ lặp liên tục nếu như liên tục có khí Mêtan và nó có thể châm ngòi cho nổ bụi than nếu trong hầm lò có hàm lượng bụi lớn, các vì chống thép sẽ bị chảy do nhiệt độ cao gây đổ xập lò và khi CO theo gió đi mang đi khắp đường lò gây chết và thương vong trong một diện rộng hậu quả của nó thật khôn lường.
Mêtan là chất khí nguy hiểm cháy, nổ cao. Mêtan cháy với nhiệt độ cao khi tác dụng với oxy dưới tác động của nguồn nhiệt:
CH4 (k) + 2O2 (k) ® CO2 (k) + 2H2O (Cháy khí Mêtan)
Tỷ lệ gây nổ mạnh nhất: 1VCH4:2VO2
Ở các đô thị như Thành phố Hồ Chí Minh, khí Mêtan thường phát sinh tại các khu vực như hầm cầu (Hầm Bioga) các công trình hay nhà dân dụng, trong các tầng hầm, công trình ngầm, đường ống thu rác thải, phòng thu rác của các công trình, đường ống cống rãnh…
Các khu vực hầm cầu là những nơi phát sinh khí Mêtan rất lớn, nếu không được bơm hút thường xuyên, khí metan tích tụ nhiều khi đạt nồng độ nguy hiểm nổ, thoát ra ngoài, gặp nguồn nhiệt sẽ gây nổ. Bên cạnh đó, hầm cầu thường xuyên nằm dưới các công trình, nhà ở. Do sức ép nổ lớn có thể gây sập đổ công trình gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Để hạn chế tới mức thấp nhất các vụ cháy, nổ và thiệt hại do khí Mêtan gây ra chúng ta phải có những biện pháp làm giảm hàm lượng Mêtan xuống dưới giới hạn nồng độ nguy hiểm cháy, nổ cho phép
Không cho nó tiếp xúc với nguồn lửa
Không cho tiếp xúc với oxy.
Cụ thể:
Bố trí, xây dựng nơi chứa và nơi hình thành khí Mêtan phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, không bố trí ở những nơi tập trung đông người.
Thường xuyên kiểm tra các khu vực có thể phát sinh khí Mêtan như các khu vực tầng hầm, phòng thu rác, đường ống, cống rãnh, các khu vực kín gió, hầm bioga, các hầm mỏ than, dầu, khí.
Các khu vực hầm cầu phải được vệ sinh, bơm hút thường xuyên để hạn chế khí Metan tích tụ nhiều tạo môi trường nguy hiểm cháy, nổ.
Tổ chức thông gió cho các khu vực phát sinh khí Mêtan.
Các khu vực phát sinh khí Metan đều phải sử dụng các thiết bị điện phòng nổ phù hợp.
Không sử dụng bất kỳ nguồn lửa, nguồn nhiệt nào trong các khu vực phát sinh khí Mêtan.
Ban hành và niêm yết nội quy, quy định an toàn PCCC riêng cho các khu vực phát sinh khí Mêtan.
Thường xuyên tổ chức huấn luyện, đào tạo nâng cao ý thức phòng ngừa nguy cơ cháy nổ khí Mêtan cho cán bộ công nhân trực tiếp tiếp xúc với khu vực phát sinh khí Mêtan.
Theo Sở CS PC&CC TP.HCM