PDA

View Full Version : Chuyện người lính chữa cháy trên sông



Jindo
04-27-2012, 09:04 AM
Là đơn vị trực tiếp chiến đấu với "giặc lửa" nhưng có tính đặc thù riêng, những cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Trên Sông thuộc Sở Cảnh sát PC&CC TP.HCM luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ bất kể thời gian, hay hoàn cảnh nào.

Những năm gần đây, KT-XH thành phố có nhiều khởi sắc, các khu, cụm công nghiệp và khu dân cư mới được hình thành… Tuy nhiên, ý thức của một bộ phận người dân, doanh nghiệp trong phòng cháy, chữa cháy (PCCC), nhất là ở những nơi tập trung đông dân cư còn hạn chế nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây cháy, nổ. Các phương tiện thuỷ nội địa vận chuyển xăng dầu và các chất hàng dễ cháy nổ hoạt động ngày càng nhiều: "Để ngăn ngừa và làm giảm tối đa những nguy cơ phát sinh cháy, nổ và thiệt hại mà các vụ cháy gây ra, bên cạnh việc tập trung triển khai lực lượng thực hiện công tác kiểm tra an toàn PCCC, xây dựng đề án PCCC dài hạn…, đơn vị thường xuyên tổ chức huấn luyện nghiệp vụ, diễn tập triển khai phương án chữa cháy, đồng thời tập trung làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao trình độ năng lực, phẩm chất cho cán bộ, chiến sĩ toàn phòng.

Với phương châm "nhanh gọn, khẩn trương, mang tính chiến đấu cao", những người lính cứu hỏa chúng tôi luôn có mặt trên tuyến đầu của cuộc đấu tranh PCCC và đặt yêu cầu trực sẵn sàng chiến đấu là nhiệm vụ hàng đầu, có lệnh là lên đường. Hằng ngày, công việc trực chiến đấu của lực lượng được duy trì nghiêm, bảo đảm 100% quân số theo đầu tàu, canô... Hiện cả Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Trên Sông có hơn 140 cán bộ, chiến sĩ (2/3 là lính nghĩa vụ), được trang bị 1 tàu chữa cháy, 7 canô chữa cháy, 1 xe chở lực lượng, 1 xe chỉ huy và nhiều phương tiện kỹ thuật khác. Mặc dù đơn vị có nhiều lính trẻ ở thành phố nhưng những ca trực luôn bảo đảm đủ quân số và trong tư thế sẵn sàng. "Trong bất cứ tình huống nào, từ khi phát lệnh báo động cho tới khi tàu, canô lên đường chữa cháy bảo đảm thời gian không quá 1 phút. Để đáp ứng yêu cầu này, cả tập thể Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Trên Sông luôn phải nỗ lực không ngừng. Công tác chữa cháy đòi hỏi sự nhịp nhàng, đoàn kết của mọi người trong đội. Mỗi cán bộ là một mắt xích để "cỗ máy" chữa cháy vận hành kịp thời, có hiệu quả khi đối đầu với "giặc lửa". Do đó, với những chiến sĩ nghĩa vụ, những người trực tiếp đối mặt với "giặc lửa", chúng tôi tổ chức huấn luyện nghiệp vụ thường xuyên, trang bị kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ vững vàng, thao tác thuần thục với tất cả các thiết bị chữa cháy".

Xác định việc có mặt và chữa cháy kịp thời là yếu tố quan trọng để giảm thiểu thiệt hại do cháy, nổ gây ra, cũng như tăng niềm tin của quần chúng nhân dân vào lực lượng, lãnh đạo Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ Trên Sông luôn chỉ đạo, động viên cán bộ, chiến sĩ khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ với chất lượng và hiệu quả cao nhất

Tâm huyết với nghề và bản lĩnh kiên cường trong công tác chiến đấu, những người lính chữa cháy chúng tôi đang từng ngày, từng giờ âm thầm đương đầu với "giặc lửa". Hiểm nguy luôn rình rập nhưng những cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ Trên Sông không quản ngại vất vả, sẵn sàng chiến đấu vì bình yên cuộc sống của nhân dân.

Những anh hùng trong cuộc chiến với...lửa

Yếu tố nào thúc đẩy những người lính cứu hoả chúng tôi xông vào vùng lửa cháy trong khi mọi người cố gắng thoát ra? "Phục vụ, hy sinh, cứu người". Đó là câu trả lời mà mỗi người lính cứu hỏa đã nhập tâm từ khi bước chân vào nghề.

Có nhiều chiến sỹ chữa cháy trẻ đã hy sinh trong đám lửa hung bạo mà đáng lẽ anh đã có thể thoát ra ngoài an toàn. Sự kêu gào, cầu cứu của người dân đã làm cho những người lính cứu hỏa chúng tôi xông vô những ngọn lửa rừng rực cháy. Giữa đống tro tàn đổ nát, chúng tôi những người lính trẻ đã ngời sáng như một anh hùng trong cuộc giành giật với giặc lửa. Sức mạnh của “bà hỏa” thật là ghê gớm, những thiệt hại do hỏa hoạn gây nên khó mà tính toán hết được. Đám cháy xảy ra. Lửa. Khói. Sự hoảng loạn. Nỗi kinh hoàng của người trong cuộc và tất cả những ai chứng kiến. Trong cơn hiểm nguy ấy, trong lúc mọi người chạy ra thì những người lính cứu hỏa chúng tôi lại lao vào, dũng cảm đối mặt với hiểm nguy, chạy đua với thời gian để cứu người, cứu tài sản.

Khi có tin báo cháy các đội chữa cháy thuộc Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Trên Sông lập tức lên đường, tàu, canô hú còi liên tục và lao đi thật nhanh để tiếp cận hiện trường một cách nhanh nhất. Các chiến sĩ trên tàu, canô lúc này mới kịp sửa soạn trang phục, người thì khoác chiếc áo bảo vệ, người thì chỉnh lại mũ bảo vệ… để sẵn sàng đối mặt với lửa!

“Bão lũ còn có thể dự báo chứ hỏa hoạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên người lính cứu hỏa lúc nào cũng phải sẵn sàng lên đường, thường trực chiến đấu. 24h là lịch của một ngày làm việc. Một phút là thời gian tối đa để các chiến sĩ triển khai từ lúc nhận tin báo cháy tới khi xe chạy. Vì thế, anh em chiến sĩ đang làm bất cứ việc gì, nghe tiếng chuông là phải chạy liền”,

Các sắc lính khác còn có chuyện “lên ca (trực) xuống ca”, còn lính cứu hỏa gần như phải “lên ca” thường xuyên, do phải trực đủ đầu xe và khép kín 24/24 giờ. Có khi hết ca trực về gần đến nhà thì lại bị điều động quay trở lại. Một phòng CS PCCC có bao nhiêu tàu, canô, xe… thì hàng ngày phải bố trí tương ứng đủ cơ số chiến sĩ trực trên đầu tàu, canô, xe để lúc nào cũng có thể… hoạt động hết công suất!

“Khi một đám cháy xảy ra người dân thường hoảng loạn, bỏ chạy ra ngoài, để mặc lửa hoành hành. Thế nhưng nhiệm vụ của người lính chữa cháy là phải cứu cái còn trong cái mất. Nhanh chóng dập tắt đám cháy để hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản” những người lính cứu hoả chúng tôi không những phải dũng cảm, mưu trí người lính chữa cháy còn phải sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp, nhanh trí trong việc xử lý các tình huống chữa cháy. Cháy nhà cao tầng hay cháy công xưởng, tàu chở xăng dầu, phà chở khách…. Mỗi loại lại có những khó khăn riêng, không có vụ nào giống vụ nào. Chính vì vậy phải có “mưu kế” đánh lửa phù hợp. Khi ngồi trên tàu, canô, xe.. xuống hiện trường, người lính cứu hỏa phải nắm được 90% về kiểu “giặc lửa” mình sắp đối mặt, để áp dụng “thế trận” chữa cháy tối ưu nhất.

“Tất cả chúng tôi luôn tâm niệm: tài sản của người khác cũng như tài sản của mình, người thân của người khác cũng như người thân của mình. Chính vì vậy khi phát hiện có người mắc kẹt trong đám cháy thì bằng mọi biện pháp phải xông vào cứu chữa”, chứng kiến cảnh những người thân ôm nhau khóc nức nở vì thoát nạn, những người lính cứu hoả chúng tôi bảo không riêng ai, nhiều người có mặt ở đó cảm động rơi nước mắt.

“Chỉ là hạt cát thôi”

Những người lính cứu hỏa mà tôi gặp đã khiêm tốn nói về mình như thế. “Nghề của chúng tôi có gì đâu mà kể, cứu người cứu tài sản của người bị nạn là nhiệm vụ, là trách nhiệm rồi!”, những người lính cứu hoả chúng tôi trước đám cháy hung tàn, trước sức nóng khủng khiếp, khói độc mà chỉ vài phút có thể tử vong, nhưng người lính cứu hỏa chúng tôi có khi nào mảy may run sợ. “Cái cảm giác nguy hiểm chỉ diễn ra một tích tắc nào đó thôi, còn thấy đám cháy, thấy người bị nạn còn mắc kẹt là mình phải lao vào cứu chữa. Đó là nhiệm vụ, là bản lĩnh nghề nghiệp nếu có hy sinh thì cũng chấp nhận thôi”, Tất cả lính cứu hỏa đều thừa nhận công việc chúng tôi đang làm rất nguy hiểm. Với chúng tôi, chữa cháy trong những công trình sắp sập, trong tầng hầm, có chất nổ hoặc mạng lưới dây điện không an toàn, các tàu chở hàng ngàn tấn xăng dầu… là đồng nghĩa đối mặt với cái chết. “Nhiều khi chúng tôi chữa cháy ròng rã nhiều giờ liền có khi mấy ngày liền, nóng muốn chảy cả người! Nếu không có sức khỏe tốt, chưa cần nhà sập, tường đổ, có khi anh em chúng tôi đã “quỵ” rồi”. Trong khi đó, điều kiện bảo hộ an toàn cho cảnh sát PCCC còn nhiều hạn chế, thu nhập cũng chưa thực sự đảm bảo điều kiện sống cho người lính.

Mặc dù vậy, vượt lên tất cả những người lính PCCC vẫn đang từng ngày, từng giờ giữ gìn sự bình yên, giảm thiểu thiệt hại do “giặc lửa” gây ra. “Trong quá trình chữa cháy, anh em luôn xác định dù có nguy hiểm, dù biết có thể hy sinh vẫn phải bám trụ. Dập tắt được đám cháy, cứu được người bị nạn là hạnh phúc lớn nhất, là nguồn động viên cao nhất. Chỉ cần giúp được người khác chút gì, chỉ cần chứng kiến giọt nước mắt đoàn tụ của những người thoát lưỡi hái giặc lửa là mình thấy vui, thấy hạnh phúc rồi!”.


Ngọc Ánh