PDA

View Full Version : Giúp em về chữa cháy bằng FOAM



hoaan114
05-09-2013, 09:56 AM
em chưa thi công hệ thống Foam bao giờ, trước giờ chỉ toàn thi công Sprinkler, giờ cty mới nhận được công trình nhà máy sơn rộng 600m2, mà giờ em chưa rõ nguyên lý hoạt động của hệ thống Foam, và lắp đặt thi công ra sao cả, bác nào Pro xin chỉ cho đàn em xin ít kinh nghiệm với, càng chi tiết càng tốt - pccclocphu@gmail.com - 0902.868.114 Sơn
Cảm ơn các bác

hoangthang
05-18-2013, 10:06 PM
Bạn hỏi chung chung quá, nghe thế này thì hơi khó trả lời?

Nguyên lý hoạt động của hệ thống chữa cháy foam như thế này: hệ thống bố trí bình chứa bột foam ở trước đầu ra của họng nước. Khi có cháy, nước từ máy bơm cháy trên đường ống với áp lực nhất định, khi đi qua ống hút nối với bình chứa bột foam do áp suất chân không sẽ hút bột lên, trên đường đi bột và nước hòa với nhau, đến trước đầu ra của họng nước đi qua một ống trộn để làm tăng áp suất (hoặc cũng có thể không có ống trộn này mà dùng lưới tại đầu ra của họng phun) để tạo thành bọt. Bọt này phun vào đám cháy có tác dụng cách ly Oxy, làm lạnh vùng cháy dẫn đến dập tắt đám cháy.

Nguyên lý cơ bản là như vậy. Tùy vào thiết kế của từng hệ thống cụ thể sẽ có đôi chút khác biệt.

thanhhapccc
05-20-2013, 09:47 AM
bạn xem cái này để hình dung nhá
1- HTCCTD bằng bọt khởi động bằng SPR
99
2- HTCCTD bằng bọt khởi động bằng bctd
100
có gì ko hiểu thì pm thêm

thanhhapccc
05-20-2013, 09:49 AM
còn vệ cách tạo ra bọt và nguyên lý chữa cháy của bọt thì bạn đọc TC bọt chữa cháy nhé

Khanh114
05-22-2013, 09:19 PM
Mình cũng đang tìm hiểu về cái đó. Có ai biết cách tính để ra lượng foam cần dùng ko ta? ví dụ xưởng đó 500m2 thì mình cần bình foam bao nhiêu lít?
Bên mình có nhà xưởng với khu sản xuất là 500m2, nhà xưởng đã có hệ thống chữa cháy vách tường với bơm có Q=75m3/h, h=65mH2O. Như vậy nếu làm thêm hệ foam thì mình có dùng được hệ bơm hiện hữu không hay làm riêng hệ mới. Mình còn gà quá mong mọi người tư vấn giúp. Cảm ơn mọi người nhiều. ^^

Bạn xem tiêu chuẩn 7278:2003 nhé, có hướng dẫn rất cụ thể về cách lựa chọn, tính toán rồi. Chứ bạn đưa ra thông số mà nhờ mọi người tính hộ thì e là anh em hơi lười đấy :D

Còn theo kinh nghiệm của tớ thì hệ thống foam hoàn toàn có thể đấu nối với hệ thống chữa cháy hiện hữu vì nó không yêu cầu áp lực và lưu lượng quá lớn.

thanhhapccc
06-06-2013, 02:25 PM
bạn cần nghiên cứu xem bạn sẽ dùng loại lănng chữa cháy nào để phun bọt, và chât tạo bọt bạn dùng là loại nào , từ đó tìm ra lưu lượng thông qua áp lực của nó, ví dụ bọt bội số nở cao thì áp lực đầu ra khoảng 6 at, tra bảng lưu lượng-cột áp của lăng mà bạn sử dụng sẽ tính ra.

Khanh114
06-06-2013, 08:20 PM
hihi, cảm ơn bạn nhiều. Nhưng mình thấy tiêu chuẩn đó chỉ hướng dẫn mình cách chọn bọt foam thôi mà. Bạn cho mình hỏi nếu tính hệ foam mà dạng như hệ chữa cháy vách tường thì mình vẫn tính toán lượng nước là 2.5l cho 1 vòi chữa cháy à. Mình phân vân không biết tính sao. Tại bên mình khách hàng yêu cầu chữa cháy foam như dạng chữa cháy vách tường chứ không phải tự động.

Do lượng nước cung cấp qua hệ thống này còn phải hòa trộn với chất tạo bọt nên lưu lượng 2,5 l/s là không đủ đâu, với các công trình dân dụng/công nghiệp bình thường thì thường lấy 3.5 l/s (cái này là theo kinh nghiệm của tớ thôi, chứ tính cụ thể theo tiêu chuẩn thì bạn phải tra bảng như đồng chí thanhha ở trên hướng dẫn ở trên. Đối với hệ thống chữa cháy loại này thì chỉ đối với loại công trình có yêu cầu đặc biệt (như bồn, kho xăng dầu) thì mới yeu cầu tự động thôi, chứ đối với các công trình dân dụng/công nghiệp bình thường thì ta thiết kế dạng hệ thống vách tường là được.

Meo Rom
08-12-2013, 05:19 PM
Do lượng nước cung cấp qua hệ thống này còn phải hòa trộn với chất tạo bọt nên lưu lượng 2,5 l/s là không đủ đâu, với các công trình dân dụng/công nghiệp bình thường thì thường lấy 3.5 l/s (cái này là theo kinh nghiệm của tớ thôi, chứ tính cụ thể theo tiêu chuẩn thì bạn phải tra bảng như đồng chí thanhha ở trên hướng dẫn ở trên. Đối với hệ thống chữa cháy loại này thì chỉ đối với loại công trình có yêu cầu đặc biệt (như bồn, kho xăng dầu) thì mới yeu cầu tự động thôi, chứ đối với các công trình dân dụng/công nghiệp bình thường thì ta thiết kế dạng hệ thống vách tường là được.

Cái hệ thống foam này mình phải điều khiển bằng 1 cái deluge valve. Ví dụ như khi có cháy xảy ra, đầu báo cháy báo về tủ làm mở cái valve điện từ, áp lực nước trong ống giảm làm mở cái delgue valve ra và nước sẽ chảy vào bồn foam và phun foam ra để chữa cháy. Nhưng đầu phun foam là đầu hở (ko giống như chữa cháy sprinkler bằng nước) như vậy foam sẽ phun ra hết tất cả các đầu. Hơi vô lý, nếu chỉ cháy 1 khu vực mà xả hết nguyên toàn khu thì không hợp lý, nhưng nếu gắn mỗi nhánh 1 cái deluge valve thì tốn kinh phí quá. Cả nhà có cách gì không mách em với. Như đầu sprinkler bằng nước thì khi cháy khu nào thì khu đó bị vỡ đầu phun và phun nước ra chữa cháy. Ai làm về hệ thống chữa cháy foam thì bày cho em ít kinh nghiệm với.
Đây là link xem cách hoạt động của deluge valve. Cả nhà xem nhé.
http://www.youtube.com/watch?v=KLmConh-clk

vanngeonhuxua
08-12-2013, 06:42 PM
** Ngoại trừcơsởchếbiến gỗ, sản xuất sơn và các nơi khác dễp hát sinh cháy, là các cơ sở sẽ
được phân loại vào nhóm III có nguy cơ cháy trung bình (phụ lục A.2.1 7336 ). theo 11.2 tcvn 7336 thì thời gian chữa cháy là 10p nhưng diện tích chữa cháy lấy theo bảng nào? Tính theo pp thể tích thì chỉ khi V< 3000m3, nếu theo diện tích mà lấy theo bảng 2 thì S=360m2 thì có đúng không?
Mọi người giải đáp dùm.

Meo Rom
08-13-2013, 02:27 PM
** Ngoại trừcơsởchếbiến gỗ, sản xuất sơn và các nơi khác dễp hát sinh cháy, là các cơ sở sẽ
được phân loại vào nhóm III có nguy cơ cháy trung bình (phụ lục A.2.1 7336 ). theo 11.2 tcvn 7336 thì thời gian chữa cháy là 10p nhưng diện tích chữa cháy lấy theo bảng nào? Tính theo pp thể tích thì chỉ khi V< 3000m3, nếu theo diện tích mà lấy theo bảng 2 thì S=360m2 thì có đúng không?
Mọi người giải đáp dùm.

Sao lại thời gian chữa cháy 10phut. Nếu nguy cơ cháy thấp là 30 phút, mà nguy cơ cháy cao là 60 phút theo tiêu chuẩn 7663 bảng 2. Còn diện tích để tính toán là cũng theo bảng 2 luôn, nếu nguy cơ cháy trung bình nhóm III là diện tích tính toán là 360m2, cường độ phun là 0.3. Vậy lưu lượng cần là 0.3x360 = 108 l/s. Mình thường tính như vậy, ai có kinh nghiệm chia sẽ thêm nhé.

Meo Rom
08-13-2013, 02:40 PM
bạn xem cái này để hình dung nhá
1- HTCCTD bằng bọt khởi động bằng SPR
99
2- HTCCTD bằng bọt khởi động bằng bctd
100
có gì ko hiểu thì pm thêm

bạn Thanhhapccc cho mình hỏi, trong cái hình có ghi chú số 3 là van chọn khu vực, bạn cho mình hỏi van đó là deluge van phải không? Hay là van gì? tại mình cũng có thắc mắc, cái deluge valve lắp trên mỗi ống nhánh cho từng khu hay lắp chung trên ống chính. Nếu lắp chung thì khi có cháy cái deluge mở thì mọi đầu phun đều phun (vì đầu phun cho hệ foam là đầu hở). CÒn nếu lắp mỗi khu vực 1 cái thì tốn kém quá.

vanngeonhuxua
08-13-2013, 05:46 PM
Sao lại thời gian chữa cháy 10phut. Nếu nguy cơ cháy thấp là 30 phút, mà nguy cơ cháy cao là 60 phút theo tiêu chuẩn 7663 bảng 2. Còn diện tích để tính toán là cũng theo bảng 2 luôn, nếu nguy cơ cháy trung bình nhóm III là diện tích tính toán là 360m2, cường độ phun là 0.3. Vậy lưu lượng cần là 0.3x360 = 108 l/s. Mình thường tính như vậy, ai có kinh nghiệm chia sẽ thêm nhé.
Thì đấy mình ko rõ nên mới hỏi, bạn đọc điều 11.2 tcvn 7336 xem?

vanngeonhuxua
08-13-2013, 05:49 PM
bạn Thanhhapccc cho mình hỏi, trong cái hình có ghi chú số 3 là van chọn khu vực, bạn cho mình hỏi van đó là deluge van phải không? Hay là van gì? tại mình cũng có thắc mắc, cái deluge valve lắp trên mỗi ống nhánh cho từng khu hay lắp chung trên ống chính. Nếu lắp chung thì khi có cháy cái deluge mở thì mọi đầu phun đều phun (vì đầu phun cho hệ foam là đầu hở). CÒn nếu lắp mỗi khu vực 1 cái thì tốn kém quá.
bên mình thiết kế 1 khu vực là 1 deluge valve theo JIS thì 1 khu vực có diện tích 50<=S<=100 m2, tối mai mình up 1 bản mọi người góp ý nhé.

thanhhapccc
08-14-2013, 04:42 PM
Thì đấy mình ko rõ nên mới hỏi, bạn đọc điều 11.2 tcvn 7336 xem?


Sao lại thời gian chữa cháy 10phut. Nếu nguy cơ cháy thấp là 30 phút, mà nguy cơ cháy cao là 60 phút theo tiêu chuẩn 7663 bảng 2. Còn diện tích để tính toán là cũng theo bảng 2 luôn, nếu nguy cơ cháy trung bình nhóm III là diện tích tính toán là 360m2, cường độ phun là 0.3. Vậy lưu lượng cần là 0.3x360 = 108 l/s. Mình thường tính như vậy, ai có kinh nghiệm chia sẽ thêm nhé.


** Ngoại trừcơsởchếbiến gỗ, sản xuất sơn và các nơi khác dễp hát sinh cháy, là các cơ sở sẽ
được phân loại vào nhóm III có nguy cơ cháy trung bình (phụ lục A.2.1 7336 ). theo 11.2 tcvn 7336 thì thời gian chữa cháy là 10p nhưng diện tích chữa cháy lấy theo bảng nào? Tính theo pp thể tích thì chỉ khi V< 3000m3, nếu theo diện tích mà lấy theo bảng 2 thì S=360m2 thì có đúng không?
Mọi người giải đáp dùm.


bên mình thiết kế 1 khu vực là 1 deluge valve theo JIS thì 1 khu vực có diện tích 50<=S<=100 m2, tối mai mình up 1 bản mọi người góp ý nhé.

các bạn chú ý như sau:
+ 11.2 -TCVN 7336 quy định thời gian chữa cháy cho htcc bằng bọt. các thông số còn lại của htcc bằng nước và bọt quy định tại bảng 2.
+ diện tích 1 khu vực bảo vệ điều khiển bởi 1van lựa chọn khu vực không lớn hơn diện tích trong bảng 2 (cột 5)
+ Van lựa chọn khu vực là van khởi động bằng tín hiệu điện từ tủ trung tâm, như vậy hệ thống chia ra bao nhiêu khu vực thì cần bấy nhiêu van

thanhhapccc
08-14-2013, 04:50 PM
Thì đấy mình ko rõ nên mới hỏi, bạn đọc điều 11.2 tcvn 7336 xem?


Sao lại thời gian chữa cháy 10phut. Nếu nguy cơ cháy thấp là 30 phút, mà nguy cơ cháy cao là 60 phút theo tiêu chuẩn 7663 bảng 2. Còn diện tích để tính toán là cũng theo bảng 2 luôn, nếu nguy cơ cháy trung bình nhóm III là diện tích tính toán là 360m2, cường độ phun là 0.3. Vậy lưu lượng cần là 0.3x360 = 108 l/s. Mình thường tính như vậy, ai có kinh nghiệm chia sẽ thêm nhé.


** Ngoại trừcơsởchếbiến gỗ, sản xuất sơn và các nơi khác dễp hát sinh cháy, là các cơ sở sẽ
được phân loại vào nhóm III có nguy cơ cháy trung bình (phụ lục A.2.1 7336 ). theo 11.2 tcvn 7336 thì thời gian chữa cháy là 10p nhưng diện tích chữa cháy lấy theo bảng nào? Tính theo pp thể tích thì chỉ khi V< 3000m3, nếu theo diện tích mà lấy theo bảng 2 thì S=360m2 thì có đúng không?
Mọi người giải đáp dùm.


bên mình thiết kế 1 khu vực là 1 deluge valve theo JIS thì 1 khu vực có diện tích 50<=S<=100 m2, tối mai mình up 1 bản mọi người góp ý nhé.


bạn Thanhhapccc cho mình hỏi, trong cái hình có ghi chú số 3 là van chọn khu vực, bạn cho mình hỏi van đó là deluge van phải không? Hay là van gì? tại mình cũng có thắc mắc, cái deluge valve lắp trên mỗi ống nhánh cho từng khu hay lắp chung trên ống chính. Nếu lắp chung thì khi có cháy cái deluge mở thì mọi đầu phun đều phun (vì đầu phun cho hệ foam là đầu hở). CÒn nếu lắp mỗi khu vực 1 cái thì tốn kém quá.
van lựa chọn khu vực là van điện. kích hoạt từ tủ trung tâm. deluge vale là van tràn chỉ sử dụng trên nhánh của SPR dùng để kích hoạt khu vực bố trí đầu phun bọt. đối với hệ thống cc bằng bọt kích hoạt bằng đầu báo cháy thì không sử dụng vale tràn.

vanngeonhuxua
08-14-2013, 06:03 PM
các bạn chú ý như sau:
+ 11.2 -TCVN 7336 quy định thời gian chữa cháy cho htcc bằng bọt. các thông số còn lại của htcc bằng nước và bọt quy định tại bảng 2.
+ diện tích 1 khu vực bảo vệ điều khiển bởi 1van lựa chọn khu vực không lớn hơn diện tích trong bảng 2 (cột 5)
+ Van lựa chọn khu vực là van khởi động bằng tín hiệu điện từ tủ trung tâm, như vậy hệ thống chia ra bao nhiêu khu vực thì cần bấy nhiêu van
Nếu vậy thì chắc bơm lớn lắm đây, bạn có bản nào up lên bảm cho anh em tham khảo.

vanngeonhuxua
08-14-2013, 06:06 PM
thiết kế theo kểu diện tích, họ nhiều tiền nên dùng nhiều deluge valve! Thổn thất trong đường tính theo Hazen-wiliam, tổn thất tại alarm valve và thiết bị trộn tùy theo lưu lượng tra bảng ứng với thiết bị của từng hảng. Bên mình thì chỉ thiết kế theo thiết bị do chính công ty sản xuất thôi, nhà máy sản xuất ở VN nhưng không cấp cho thị trường VN nên mình muốn tìm hiểu thêm về các thiết bị của các hảng dùng phổ biến ở VN, ai có tài liệu chia sẽ mình với.
http://www.mediafire.com/download/t37n32ve57ic075/mat_bang.pdf
http://www.mediafire.com/download/hi2xt3tsc232d57/so_nguyen_ly.pdf
http://www.mediafire.com/download/7uhe7j03ckxe9ga/so_do_khong_gian.pdf
VD xem catalouge dưới đây, với q=35l/phut thì áp lực phun tối thiểu là 30m.
http://www.mediafire.com/download/v586dur1pfjuaia/foam_35_%2C_85_lit.jpg

Meo Rom
08-15-2013, 08:18 AM
các bạn chú ý như sau:
+ 11.2 -TCVN 7336 quy định thời gian chữa cháy cho htcc bằng bọt. các thông số còn lại của htcc bằng nước và bọt quy định tại bảng 2.
+ diện tích 1 khu vực bảo vệ điều khiển bởi 1van lựa chọn khu vực không lớn hơn diện tích trong bảng 2 (cột 5)
+ Van lựa chọn khu vực là van khởi động bằng tín hiệu điện từ tủ trung tâm, như vậy hệ thống chia ra bao nhiêu khu vực thì cần bấy nhiêu van

Thế thì mình tính ví dụ như thế này: Nguy cơ cháy thuộc nhóm III, lưu lượng phun là 0.15l/s.m2, S bảo vệ là 360, (bột foam 3%) vậy lưu lương bơm cần: 0.15*360=54l/s = 195m3/h, bể chứa dự trử trong 10 phút = (195/60)*10 = 32.5m3. Tính như vậy phải không? Vậy hồi giờ mình tính toàn dự trử trong 1h không à, nên bể nước lớn quá trời. hic hic
Còn chữa cháy vách tường trong nhà nếu dùng foam luôn thì hoạt động trong bao lâu? cũng dự trử nước trong 3h hay sao nhỉ?

vanngeonhuxua
08-15-2013, 07:59 PM
Thế thì mình tính ví dụ như thế này: Nguy cơ cháy thuộc nhóm III, lưu lượng phun là 0.15l/s.m2, S bảo vệ là 360, (bột foam 3%) vậy lưu lương bơm cần: 0.15*360=54l/s = 195m3/h, bể chứa dự trử trong 10 phút = (195/60)*10 = 32.5m3. Tính như vậy phải không? Vậy hồi giờ mình tính toàn dự trử trong 1h không à, nên bể nước lớn quá trời. hic hic
Còn chữa cháy vách tường trong nhà nếu dùng foam luôn thì hoạt động trong bao lâu? cũng dự trử nước trong 3h hay sao nhỉ?
Bên mình thì tính như vậy đó, cộng thêm thể tích bên trong đường ống nữa. Chú ý theo 6.3 TCVN 7336 thì dung tích của 1 cụm không được vượt quá 2000l.

thanhhapccc
08-16-2013, 09:07 AM
Thế thì mình tính ví dụ như thế này: Nguy cơ cháy thuộc nhóm III, lưu lượng phun là 0.15l/s.m2, S bảo vệ là 360, (bột foam 3%) vậy lưu lương bơm cần: 0.15*360=54l/s = 195m3/h, bể chứa dự trử trong 10 phút = (195/60)*10 = 32.5m3. Tính như vậy phải không? Vậy hồi giờ mình tính toàn dự trử trong 1h không à, nên bể nước lớn quá trời. hic hic
Còn chữa cháy vách tường trong nhà nếu dùng foam luôn thì hoạt động trong bao lâu? cũng dự trử nước trong 3h hay sao nhỉ?

Bạn cần xem xét hệ thống chữa cháy này có liên quan gì đến sprinkler không, nếu không thì chỉ tính lượng nước dự trữ là 97%*32,5 = ??? m3., ngoài ra dự trữ nước chữa cháy vách tường và ngoài nhà vãn tính như bình thường.

vanngeonhuxua
08-16-2013, 06:22 PM
Bạn cần xem xét hệ thống chữa cháy này có liên quan gì đến sprinkler không, nếu không thì chỉ tính lượng nước dự trữ là 97%*32,5 = ??? m3., ngoài ra dự trữ nước chữa cháy vách tường và ngoài nhà vãn tính như bình thường.
Bên mình thì cứ lấy 100% không cần tính 97% vì cũng không lớn hơn bao nhiêu, nhưng cần tính cần bao nhiêu hóa chất, với foam 3% = 32,5*3%= ... m3.
Không biết có phải tính thêm lượng nước và foam gấp đôi không? Mình không nhớ lắm hình như trong tiêu chuẩn có quy định với foam hệ số nở thấp thì phải?

thanhhapccc
08-16-2013, 07:55 PM
Bên mình thì cứ lấy 100% không cần tính 97% vì cũng không lớn hơn bao nhiêu, nhưng cần tính cần bao nhiêu hóa chất, với foam 3% = 32,5*3%= ... m3.
Không biết có phải tính thêm lượng nước và foam gấp đôi không? Mình không nhớ lắm hình như trong tiêu chuẩn có quy định với foam hệ số nở thấp thì phải?

dự trữ là 100% nên tất nhiên p gấp đôi cả 2 rồi :light:

vanngeonhuxua
08-16-2013, 08:03 PM
dự trữ là 100% nên tất nhiên p gấp đôi cả 2 rồi :light:
uh, điều 11.3 TCVN 7336 nói về điều này, vậy bể nước phải to hơn rồi.:0570:

khanhvaidia
09-28-2013, 03:13 PM
Chuyên nhập khẩu và cấp các chất tạo bọt chữa cháy/foam chữa cháy 1%, 3%, 6% sau:
Foam chữa cháy Ấn Độ

o Foam AFFF: Bọt chữa cháy foam AFFF 1%, foam AFFF 3%, foam AFFF 6% sử dụng tốt trong các đám cháy xăng dầu, hóa chất dễ cháy, khí gas và một số loại cao su/nhựa tổng hợp và các loại nhiên liệu có hydrocacbon. Chất tạo bọt chữa cháy AFFF những loại bọt có khả năng tạo một lớp phim trên bề mặt các chất dễ cháy, ngăn cản sự tiếp xúc với oxy nhờ đó ngăn cản được đám cháy. Thời hạn sử dụng: 6-8 năm.

• Foam AR-AFFF: Bọt chữa cháy foam AR- AFFF 1%, foam AR- AFFF 3%, foam AR- AFFF 6% là loại bọt thân thiện với môi trường, sử dụng tốt trong các đám cháy xăng dầu, dầu thô, nhiên liệu diesel, rượu, este, ete và một số loại cao su/nhựa tổng hợp và các loại nhiên liệu có hydrocacbon. Chất tạo bọt chữa cháy AR-AFFF là chất bọt mà sẽ tạo ra một màn nhầy trên mặt phẳng của loại nhiên liệu cháy không hòa tan, ngăn cản sự tiếp xúc với oxy nhờ đó ngăn cản được đám cháy. Thời hạn sử dụng: 6-8 năm.

CÔNG TY TNHH TM-DV PCCC 4/10
52 Huỳnh Mẫn Đạt, P19, Quận Bình Thạnh Tp.HCM
Email: calikhanh@gmail.com
Liên hệ: 0907417973

sonbanggroup
10-10-2013, 08:02 AM
Hiện nay có loại hàng của singapor tốt lắm. bên mình mới thi công công trình dùng loại bình này xong :)

khanhvaidia
02-27-2014, 04:25 PM
Chuyên nhập khẩu trực tiếp và cung cấp đầu phun foam, đầu sprinkler phun foam, lăng phun foam chữa cháy từ Hàn Quốc.
Giá cả cạnh tranh. Xuất xứ rõ ràng.

1. Đầu phun foam Hàn Quốc model: SL-FH-15, SL-FHA-15; SL-FHA-20.
http://a.imageshack.us/img703/8102/rzzg.jpg

2. Lăng phun foam có hệ số nở cao. Model: SL-31-4; SL-31-5.
http://a.imageshack.us/img198/7306/br3x.jpg

3. Lăng Phun Foam dạng hình ống - Hàn Quốc.
http://a.imageshack.us/img543/4463/ea81.jpg

Lien he: 0907417973
CTY TNHH TM-DV PCCC 4/10
52 Huynh Man Dat, P.19, Q.Binh Thanh, Tp.HCM

vanngeonhuxua
03-31-2014, 11:17 PM
Hiện nay có loại hàng của singapor tốt lắm. bên mình mới thi công công trình dùng loại bình này xong :)

Bác Tr làm nhiều thứ quá hen? Giờ mới nhận ra người quen!

cuongab
06-27-2014, 10:51 AM
bác nghèo khỏe ko ? dạo này lảm gì ? có công trình nào giới thiệu mình làm với, đang hết việc => đang thất nghiệp.

vanngeonhuxua
06-27-2014, 09:48 PM
bác nghèo khỏe ko ? dạo này lảm gì ? có công trình nào giới thiệu mình làm với, đang hết việc => đang thất nghiệp.
Cũng như bác thôi có công trình đâu, đói quá sang bên Ree làm công ăn lương rồi.